Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện trấn yên tỉnh yên bái theo hướng tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 109 - 128)

TT Các biện pháp

Đánh giá của CBQL Đánh giá của GV

Rất khả thi Khả thi Không khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1

Nhận diện chính xác các nội dung đổi mới PPDH, phát hiện các rào cản khi triển khai thực hiện đổi mới PPDH và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cho việc thực hiện đổi mới PPDH

28 80 7 20 0 0 232 81 55 19 0 0

2

Chú trọng chỉ đạo quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học, quản lý hoạt động chuyên môn, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

29 82.9 6 17.1 0 0 241 84 46 16 0 0

3 Tăng cƣờng quản lý hoạt động học tập của học sinh 31 88.6 4 11.4 0 0 247 86 40 14 0 0

4 Đẩy mạnh, cụ thể hóa đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và

thi đua, khen thƣởng 29 82.9 6 17.1 0 0 241 84 46 16 0 0 5 Chấn chỉnh hoạt động của tổ chủ nhiệm cùng với các tổ chức

đoàn thể, lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng 30 85.7 5 14.3 0 0 212 74 75 26 0 0 6 Đảm bảo các điều kiện và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo

dục để hỗ trợ quá trình thực hiện đổi mới PPDH 25 71.4 10 29.6 0 0 195 68 92 32 0 0 7 Phát huy vai trò của hiệu trƣởng trong quản lý đổi mới PPDH

Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả về sự cần thiết và tính sử thi (mức độ rất cần thiết và rất khả thi)

Chúng tôi tổng hợp số liệu này trên cơ sở đánh giá của 35 đồng chí là CBQL và 287 GV đã tham gia ở mức độ rất cần thiết để so sánh bằng biểu đồ hình cột. TT Các biện pháp Sự cần thiết (CBQL và GV) Tính khả thi (CBQL và GV) SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1

Nhận diện chính xác các nội dung đổi mới PPDH, phát hiện các rào cản khi triển khai thực hiện đổi mới PPDH và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cho việc thực hiện đổi mới PPDH

262 81.4 260 80.7

2

Chú trọng chỉ đạo quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học, quản lý hoạt động chuyên môn, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

302 93.8 270 83.9

3 Tăng cƣờng quản lý hoạt động học

tập của học sinh 289 89.8 278 86.3

4

Đẩy mạnh, cụ thể hóa đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và thi đua, khen thƣởng

262 81.4 270 83.9

5

Chấn chỉnh hoạt động của tổ chủ nhiệm cùng với các tổ chức đoàn thể, lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng

258 80.1 242 75.2

6

Đảm bảo các điều kiện và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để hỗ trợ quá trình thực hiện đổi mới PPDH

267 82.9 220 68.3

7

Phát huy vai trò của hiệu trƣởng trong quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi.

Hình 3.1: Biểu đồ so sánh (Tỉ lệ %)

Qua kết quả khảo sát thu đƣợc từ hai Bảng 3.1, Bảng 3.2, Bảng 3.3 và Bảng 3.4, chúng tôi nhận thấy đa số CBQL và GV các trƣờng THCS huyện Trấn Yên đều nhìn nhận và đánh giá rất cao mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi.

Điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong sự so sánh, đối chiếu kết quả đánh giá giữa CBQL và GV. Cả CBQL (35) và GV (287) đều cho rằng rất cần thiết ở tất cả các biện pháp; không có CBQL và GV nào cho rằng không cần thiết. Độ chênh lệch giữa mức độ rất cần thiết và cần thiết chênh lệch không quá 10%. Tuy nhiên, ta vẫn nhận thấy có sự chênh lệch nhỏ giữa các biện pháp.

Đánh giá của về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất, tỉ lệ chênh mức độ rất cần thiết và cần thiết giữa 2 đối tƣợng đƣợc khảo nghiệm là phƣơng pháp số 6 (10%) với 74% cho CBQL và 84% cho Gv, phƣơng pháp 5 (9%) với 88% cho CBQL và 79% cho GV. Điều này đƣợc giải thích nhƣ sau: Điều kiện kinh tế và phát triển kinh tế tại địa phƣơng không cao, đời sống vật chất của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số núi cao; đa số con em đi học còn đƣợc trợ cấp của nhà nƣớc (trừ học sinh trƣờng THCS

Thị trấn và vùng ven) nên phƣơng pháp số 6 là đảm bảo các điều kiện và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để hỗ trợ quá trình thực hiện đổi mới PPDH không đƣợc đánh giá cao. Nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan của môi trƣờng kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Riêng đối với phƣơng pháp số 6 - Chấn chỉnh hoạt động của tổ chủ nhiệm cùng với các tổ chức đoàn thể, lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng thì những năm qua vẫn triển khai, vẫn phát huy đƣợc hiệu quả. Tuy nhiên, giáo viên là những ngƣời trực tiếp đứng lớp nên họ nhận thấy hiệu quả của phƣơng pháp này là chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong sự phối hợp để đổi mới PPDH.

Còn lại cơ bản các phƣơng pháp 1,2,3,4,7 có tỉ lệ chênh lệch giữa 2 mức độ này là không đáng kể. Xê dịch nhỏ từ 2% đến 5%. Riêng ở phƣơng pháp 2, đánh giá của CBQL cho rằng 100% là rất cần thiết, trong khi GV đánh giá 93%. Mức độ rất cần thiết của phƣơng pháp 7 cũng đạt gần 100% (CBQL 94% và GV 98%).

Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp đề xuất, đa số CBQL và GV cũng đồng tình nhƣ mức độ cần thiết và rất cần thiết của các phƣơng pháp do luận án đề xuất. Tỉ lệ chênh lệch không đáng kể. Điều này cho thấy sự thiết thực của các phƣơng pháp góp phần vào quản lý đổi mới PPDH theo hƣớng tiếp cận quản lý sự thay đổi tại giáo dục tại địa phƣơng.

Các biện pháp đề xuất đều đạt trên 65% đánh giá là rất khả thi, không có phƣơng pháp nào đạt 100%. Tỉ lệ cho rằng rất khả thi ở cả CBQL và GV đều giao động từ 68% đến 91%. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi những điều kiện chủ quan và khách quan trong những năm qua khi giáo dục huyện Trấn Yên bƣớc vào đổi mới PPDH.

Mức độ cho rằng tính rất khả thi thấp nhất vẫn là ở phƣơng pháp số 6, với 71.4% CBQL và 68% GV. Cùng với đó là phƣơng pháp số 5 với 85.7% CBQL và 75% GV đồng tình mức độ rất khả thi. Còn lại các phƣơng pháp khác đều đạt từ 80% trở lên ở mức độ rất khả thi. Tỉ lệ chênh lệch giữa hai đối tƣợng trong các phƣơng pháp còn lại 1,2,3,4,7 không lớn, giao động từ 1% đến 3%.

Với mức độ kết quả khảo sát về tính khả thi của các phƣơng pháp mà đề tài luận văn thu đƣợc đặt vào thực tế giáo dục của địa phƣơng cho thấy đây vẫn là một kết quả tƣơng đối tốt. Nó cho thấy đƣợc mức độ khả thi của các phƣơng pháp quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi mà đề tài nêu ra là rất lớn. Đây cũng chính là sự đồng thuận cao của CBQL và GV tại các trƣờng THCS ở huyện Trấn Yên.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Những biện pháp Quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi (7 biện pháp) ở các trƣờng THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đƣợc xây dựng và đề xuất trên cơ sở lý luận cũng nhƣ thực tiễn tại các trƣờng trên địa bàn. Vì vậy, các biện pháp đã góp phần không nhỏ trong việc đổi mới PPDH.

Qua kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở các trƣờng THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đƣợc khảo sát ở 2 nhóm nghiệm thể đã khẳng định: Hệ thống các biện pháp đề xuất trong luận văn là có cơ sở khoa học, có tính thực tiễn, tính khả thi cao. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các biện pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trƣờng, kết hợp với nghiên cứu bổ sung những kinh nghiệm của các trƣờng THCS trên địa bàn khác. Các biện pháp chỉ phát huy tác dụng thực sự khi tất cả CBQL và GV dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và đặc biệt là dám đổi mới theo hƣớng tích cực trong quản lí.

Để nâng cao chất luợng giáo dục toàn diện ở huyện Trấn Yên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD & ĐT, chúng ta cần triển khai áp dụng các biện pháp vào thực tế đổi mới PPDH ở trƣờng THCS trên địa bàn huyện một cách đồng bộ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đổi mới PPDH hiện nay là một yêu cầu tất yếu không chỉ đối với ngành giáo dục mà còn ảnh hƣởng lớn đến toàn thể xã hội. Điều này nhằm phục vụ chiến lƣợc đào tạo con ngƣời khi nhân loại đã bƣớc vào một nền văn minh mới. Đổi mới PPDH hƣớng tới các PPDH theo hƣớng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong học tập; HS không chỉ lĩnh hội các tri thức mà quan trọng hơn là chiếm lĩnh cách thức khai phá tri thức. Đối với các trƣờng THCS trong cả nƣớc nói chung, các trƣờng THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái nói riêng, đổi mới PPDH trở thành một việc làm hết sức cấp thiết, là một nhiệm vụ quan trọng hàng.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đổi mới PPDH tại các trƣờng THCS huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái, bằng những luận cứ khoa học, luận văn đã thực hiện đƣợc mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Đồng thời, đề tài cũng làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi.

Qua khảo sát thực trạng đổi mới PPDH ở các trƣờng THCS huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái, luận văn đã khái quát bức tranh GD & ĐT nói chung và giáo dục bậc THCS huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái nói riêng đã có những chuyển biến nhất định về đổi mới PPDH. Tuy nhiên, công tác quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi vẫn còn bộc lộ những lúng túng, bất cập, làm rào cản kìm hãm quá trình đổi mới PPDH. Vì thế, việc đề xuất các biện pháp quản lý việc đổi mới PPDH là việc làm hết sức cấp thiết, nó có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Góp phần vào quản lý đổi mới PPDH, luận văn đã đề xuất 7 phƣơng pháp. Đó là:

- Nhận diện chính xác các nội dung đổi mới PPDH, phát hiện các rào cản khi triển khai thực hiện đổi mới PPDH và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cho việc thực hiện đổi mới PPDH

- Chú trọng chỉ đạo quản lý đổi mới phương pháp dạy học, quản lý hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

- Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh

- Đẩy mạnh, cụ thể hóa đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và thi đua, khen thưởng.

- Chấn chỉnh hoạt động của tổ chủ nhiệm cùng với các tổ chức đoàn thể, lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

- Đảm bảo các điều kiện và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để hỗ trợ quá trình thực hiện đổi mới PPDH.

- Phát huy vai trò của hiệu trưởng trong quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi.

Đây là những biện pháp cơ bản đã đƣợc khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi tại các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Trấn Yên. Trong thực tế, các biện pháp trên sẽ đƣợc phát huy tác dụng nếu có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp quản lý, sự phối hợp chặt chẽ của các lực lƣợng tham gia giáo dục.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Yên Bái

- Tăng cƣờng hơn nữa công tác chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH, nhằm đảm bảo tính thƣờng xuyên liên tục; kế thừa, phát triển và nâng cao.

- Cần có những chính sách mang tính định hƣớng và đồng bộ để triển khai việc đổi mới PPDH đạt kết quả cao nhất.

- Có những chƣơng trình tổ chức giao lƣu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với những trƣờng có thành tích cao, có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong quản lí đổi mới PPDH.

- Tổ chức hội nghị chuyên đề hàng năm về công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, tổng kết thực tiễn, phát hiện và bồi dƣỡng, nhân rộng những nhân tố mới có tính sáng tạo trong đổi mới PPDH.

- Đầu tƣ đồng bộ trang thiết bị dạy học cho các trƣờng thực hiện đổi mới PPDH. Tổ chức thƣờng xuyên các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lí, tổ chức các lớp tập huấn hoặc hội thảo nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBQL cấp THCS.

- Xây dựng những văn bản quy định và hƣớng dẫn cụ thể hơn về thực hiện đổi mới PPDH ở các trƣờng THCS. Tạo điều kiện về kinh phí cho các trƣờng khai thác, sử dụng có hiệu quả các PTTB kỹ thuật hiện đại, tăng cƣờng ứng dụng CNTT đổi mới PPDH.

- Xây dựng website của Sở và khuyến khích giáo viên cùng nhau xây dựng kho tài nguyên các giáo án điện tử, thƣ viện TBDH điện tử phục vụ đổi mới PPDH của ngành GD & ĐT.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trấn Yên

- Thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng đội ngũ GV có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sƣ phạm vững vàng để làm tốt nhiệm vụ dạy học. Tăng cƣờng công tác kiểm tra đánh giá CBQL và các nhà trƣờng để giúp họ kịp thời điều chỉnh những sai sót trong công tác quản lý.

- Tổ chức nhiều hình thức thi đua dạy tốt, đặc biệt là khuyến khích ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy, có khen thƣởng kịp thời giúp GV và các trƣờng không ngừng phấn đấu vƣơn lên trong công tác, thực hiện đúng mục tiêu, yêu cầu đổi mới của giáo dục THCS hiện nay.

- Tham mƣu, phối hợp với UBND huyện Trấn Yên và các xã, thị trấn tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đủ và đúng yêu cầu đổi mới PPDH cho các trƣờng THCS đáp ứng mục tiêu GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.

2.3. Đối với các trường THCS huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

- Hiệu trƣởng phải là ngƣời đi tiên phong về quản lý đổi mới PPDH; phải dựa trên tổ chức để quản lý con ngƣời và công việc; làm cho mọi thành viên trong nhà trƣờng đều đồng lòng và động viên, kích thích lẫn nhau trở thành một nội dung cơ bản của công tác quản lý; phải biến những yêu cầu của nhà trƣờng thành nhu cầu của bản thân mỗi giáo viên.

- Đề cao trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong môi trƣờng sƣ phạm thân thiện và phát huy đƣợc vai trò tích cực học tập của HS.

- Chú trọng hƣớng dẫn HS biết lựa chọn phƣơng pháp học tập có hiệu quả và đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá. Đổi mới PPDH phải trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các PPDH truyền thống thực hiện đồng thời với các PPDH

và kỹ thuật dạy học hiện đại trên cơ sở áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào hoạt động dạy học.

- Phải tổ chức tốt việc bồi dƣỡng giáo viên và đánh giá hiệu quả thông qua chất lƣợng giảng dạy, giáo dục học sinh.

- Tổ chức định kỳ các hội thảo về đổi mới phƣơng pháp tự bồi dƣỡng để đúc kết và phổ biến kinh nghiệm thúc đẩy phong trào nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

2.4 Đối với từng giáo viên

- Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo tại các cơ sở giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện trấn yên tỉnh yên bái theo hướng tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 109 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)