Các nền tảng Nơi diễn ra
giao dịch
Số tiền chủ yếu giao dịch
Lãi suất Đối tượng chủ
yếu giao dịch
TIMA Website, app
điện thoại
5 – 50 triệu đồng/ lần
0% 22 – 60 tuổi
SHA App điện thoại < 5 triệu 8%/ năm Không hạn chế
MOFIN App điện thoại 1 – 5 triệu 0% Sinh viên
Nguồn: tác giả tổng hợp từ website tima.vn; tietkiemonline.vn; mofin.asia.vn
3.3.1. Tổng quan về công ty cho vay ngang hàng Tima
Với số vốn đầu tư ban đầu 150 tỷ VNĐ, TIMA bắt đầu tham gia thị trường tài chính công nghệ từ năm 2015 với vai trò là nhà cung cấp nền tảng công nghệ cho vay ngang hàng (P2P) đầu tiên tại Việt Nam. Tháng 6 năm 2016, TIMA bắt đầu triển khai dịch vụ tư vấn và kết nối tài chính, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính đơn giản, nhanh chóng và tin cậy đến khách hàng trên toàn quốc.
Hình 3. 1. Mô hình hoạt động của TIMA
Nguồn: tima.vn
Sàn kết nối tài chính Tima có chức năng kết nối giữa người đi vay và các đơn vị tài chính. Sau khi đơn vị cho vay chấp nhận duyệt đơn vay, hai bên sẽ trực tiếp liên hệ, thẩm định khoản vay và ký kết hợp đồng. Trong quá trình kết nối, Tima cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí qua tổng đài đối với cả người cho vay và người đi vay để giúp cho việc kết nối được diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Trong trường hợp, đơn vị tài chính sử dụng các dịch vụ hỗ trợ của Tima thì Tima cũng tham gia vào cả quá trình thẩm định khoản vay, ký kết hợp đồng với vai trò là bên cung cấp dịch vụ thứ ba. Tima luôn theo dõi khoản vay từ lúc kết nối giữa 2 bên cho đến quá trình giải ngân và tất toán. Từ đó có thể lắng nghe được phản hồi về chất lượng dịch vụ của đơn vị cho vay cũng như đánh giá được uy tín của khách vay. Điều này giúp chúng cải tiến dịch vụ cung cấp cho khách hàng tốt hơn.
Khách hàng không trả tiền chính là rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay tài chính. Nhận thức được vấn đề này, chúng tôi cung cấp cho đơn vị cho vay hệ thống chấm điểm tín dụng dựa trên những thông tin đa chiều của khách hàng. Hệ thống này sẽ giúp cho các đơn vị cho vay kiểm soát được tối đa rủi ro nợ xấu. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ nhắc nợ qua điện thoại để giúp khách hàng thu hồi khoản vay. Hiện tại Tima không chịu trách nhiệm về nợ xấu vì quyền quyết định cho vay cuối cùng nằm ở đơn vị cho vay. Tima cũng cung cấp quyền cho người đi vay là họ được chấm điểm dịch vụ với các đơn vị cho vay. Người đi vay nhìn thấy chấm điểm tín dụng của người cho vay bị chấm thấp thì khả năng người cho vay đó tiếp tục được cung cấp dịch vụ trong thời gian kế tiếp là khó. Quyền bảo vệ người tiêu dùng được phân cho cả Tima và khách hàng đi vay.
Về mặt lãi suất, Tima không can thiệp. Về nguyên tắc, các đơn vị nào được phép cho vay đều phải tuân thủ pháp luật. Lãi suất mà người đi vay nhận được cũng chính là mức lãi suất do đơn vị tài chính áp dụng trên thị trường đối với khách hàng của họ. Trong quá trình như vậy, các đơn vị cho vay sẽ cung cấp các mức lãi suất khác nhau, người đi vay được quyền lựa chọn mức lãi suất nào phù hợp nhất với họ. Sẽ có nhiều mức lãi suất khác nhau bởi 2 lý do. Thứ nhất là, Lãi suất phụ thuộc vào đặc thù sản phẩm của gói vay. Gói vay ngắn ngày hoặc nhỏ thường lãi suất cao hơn. Thứ hai là, Điều kiện đi vay của người đi vay. Nếu họ là khách rất VIP, thu nhập cao, có công ăn việc làm ổn định, bao giờ họ cũng có khả năng vay được với lãi suất thấp hơn. Nhưng về cơ bản, người đi vay được toàn quyền thương lượng với đơn vị cho vay và lựa chọn đơn vị cho vay họ thấy tốt nhất.
Để mở tài khoản người cho vay trên sàn Tima, nhằm đảm bảo sự minh bạch về thông tin về quyền lợi hưởng các chính sách ưu đãi, Tima yêu cầu khách hàng cần thỏa mãn những điểu kiện: Phải upload ảnh chụp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân 2 mặt và phải cung cấp một ảnh bán chân dung rõ mặt của khách hàng. Tima chỉ duyệt tài khoản
người cho vay khi họ cung cấp đầy đủ thông tin trên. Sau khi tài khoản được duyệt, người cho vay mới được nhận đơn trên sàn. (tima.vn)
Hình 3. 2. Các gói sản phẩm cho vay của TIMA
Nguồn: tima.vn
3.3.2. Phân tích SWOT đối với hoạt động cho vay ngang hàng của công ty Tima Điểm mạnh (Strength)
Đầu tiên, thế mạnh đáng nói đến nhất của các công ty cho vay ngang hàng chính là tính thuận tiện và nhanh chóng. Đối với http://tima.vn/, khách vay chọn khoản vay và kỳ hạn vay mong muốn, sau đó điền thông tin và đơn đăng ký online. Sau khi chấp nhận đơn đăng ký vay, nhân viên công ty sẽ liên hệ trực tiếp để và ký hợp đồng vay.Nhận tiền vay qua tài khoản hoặc tại các điểm giao dịch đối tác của công ty Như vậy, giống như các
nền tảng cho vay ngang hàng ở Trung Quốc, nền tảng cho vay ở Việt Nam đều có mô hình đơn giản, tối đa hóa thời gian, chi phí.
Bên cạnh đó, trường hợp tại Việt Nam cũng giống Trung Quốc, nền tảng http://tima.vn/ cũng không cần điểm tín dụng của khách hàng vay. Khi đi vay người vay phải cung cấp chứng minh nhân dân, bằng lái xe/hộ khẩu/ hộ chiếu, bảng kê lương, thẻ bảo hiểm y tế, hợp đồng lao động, sao kê tài khoản ngân hàng có thông tin thu nhập. Tima yêu cầu người vay phải có thu nhập ổn định 2 triệu/ tháng và tài sản thế chấp. Mức vay tối đa của nền tảng này là 10 triệu đồng.
Tại Trung quốc, các công ty cho vay P2P phải dành một khoản tiền lớn và nhân lực để xây dựng đội kiểm soát rủi ro thực tế, qua đó tạo thành một mô hình kinh doanh gọi là trực tuyến đến thực tế (online to offline) (O2O). Khi hệ thống tín dụng lạc hậu, nhà đầu tư có khuynh hướng không thích rủi ro và chỉ có thể chịu rủi ro rất ít. Để thu hút các nhà đầu tư đủ lớn, các công ty P2P phải cung cấp nhiều kế hoạch bảo vệ nhà đầu tư, hoặc thậm chí cung cấp các phương án bảo đảm để đảm bảo hoàn trả gốc và lãi. (Shen Wei, 2016). Trường hợp của Tima cũng giống như các công ty cho vay P2P Trung Quốc. Cả hai quy trình cho vay của hai nền tảng này đều cần tới đội ngũ hỗ trợ offline gặp trực tiếp khách hàng có nhu cầu vay vốn (mặc dù số tiền vay mà họ có thể vay là rất nhỏ, tối đa 10.000.000đ. Trong khi yêu cầu liệt kê rất nhiều giấy tờ chứng minh thu nhập). Chúng tôi dự đoán rằng đội ngũ hỗ trợ này gặp mặt trực tiếp khách hàng được xem như một bước thẩm định tín dụng để giảm bớt rủi ro khi cho vay và cả hai nền tảng cho vay cũng phải chi thêm tiền để xây dựng đội ngũ hỗ trợ này.
Điểm yếu (Weaknesses)
Mặc dù lợi ích của nó là thế, tuy nhiên Tima vẫn là một mô hình tài chính tương đối mới chưa được quy định toàn diện. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư có thể không xác định chính xác rủi ro mặc định của khách hàng vay. Nó cũng đáng chú ý là vay tiền thông qua nền tảng Tima có thể làm tổn hại đáng kể điểm tín dụng của bạn bởi vì các nền tảng này
được thiết lập để chấp nhận người vay cá nhân, chứ không phải pháp nhân như doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này đặc biệt quan trọng vì điểm tín dụng thấp sẽ khiến bạn khó tiếp cận các dịch vụ tài chính từ những người cho vay chính thống. Tima cũng không nuôi dưỡng mối quan hệ với người vay hoặc người cho vay, điều ngược lại với phương pháp tiếp cận khách hàng của bạn được các ngân hàng chấp nhận. Vì thế, khía cạnh này có thể tác động tiêu cực đến lãi suất.
Cơ hội (Opportunities)
Thông qua những đánh giá về điểm mạnh của các tổ chức cho vay P2PL, xét về cơ hội thì mô hình cho vay ngang hàng tại Việt Nam có những thuận lợi sau đây:
Thứ nhất, với quy mô dân số với hơn 95 triệu người (2017), độ tuổi trung bình là 31 tuổi, đây là độ tuổi có khả năng thích ứng với các giải pháp công nghệ mới. Ngoài ra, tỷ lệ tiếp cận điện thoại di động ở Việt Nam hiện đang ở mức cao với gần 30 triệu người sử dụng điện thoại di động vào cuối năm 2017 và dự báo có thể lên tới 40 triệu người vào năm 2021. Đáng chú ý, Việt Nam hiện là một quốc gia có số lượng người sử dụng Internet phát triển nhanh và sôi động trong khu vực. Theo thống kê, hiện có khoảng 64 triệu người dùng Internet (tháng 01/ 2018), đứng thứ 5 tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về tỷ lệ dân số có kết nối Internet, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. (Theo tổ chức We Are Social). Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng bùng nổ trong tương lai cho hoạt động cho vay ngang hàng nói riêng cũng như là Fintech nói chung.
Thêm vào đó, Việt Nam có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50%, nhóm tuổi lao động này có xu hướng chi tiêu vượt mức lương, đồng thời chuyển đổi hành vi từ tiết kiệm sang mua sắm, do đó tiềm năng cung cấp các khoản vay ngắn hạn cho các đối tượng này là đáng kể.
một trong những đột phá của fintech trong lĩnh vực cho vay, một lĩnh vực vốn là hoạt động có thế mạnh của các ngân hàng trên toàn cầu. Khác với hoạt động cho vay truyền thống, mô hình cho vay P2P không cần chi nhánh bán lẻ và cung cấp dịch vụ cho vay một cách nhanh chóng, mang lại nền tảng trực tuyến để kết nối người đi vay và người cho vay với mục tiêu nhằm giảm bớt các chi phí vay cho người đi vay và tăng lợi suất cho người cho vay. Dựa trên các máy đào dữ liệu, phương thức cho vay mới này cũng cho phép kiểm soát rủi ro khách hàng và đánh giá rủi ro tín dụng, thay thế phương pháp chấm điểm truyền thống như hiện nay
Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia đầy sáng tạo, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên cả nước có nhu cầu khởi nghiệp từ những dự án đầy tính thuyết phục nhưng không đủ nguồn lực về mặt tài chính. Đây là một cơ hội thực hiện một hình thức giao lưu đầu tư giữa những nhà khởi nghiệp và các nhà đầu tư thông qua nền tảng cho vay ngang hàng đầy mới mẻ và thuận tiện, giải quyết được nhu cầu lớn những ý tưởng sáng tạo cũng như là kênh phân phối uy tín các dự án đầu thiết thực đến với những nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cuối cùng, Phương tiện truyền thông mạng xã hội đang đóng góp một phần không nhỏ đến sự thành công của cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các hình thức thanh toán thông qua tài khoản Internet banking, Mobile banking, Pay Pal, thẻ tín dụng,...ngày càng phổ biến tại Việt Nam là một cơ hội lớn để các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận.
Thách thức (Threats)
Thông qua những đánh giá về điểm yếu của P2PL, xét về thách thức thì cho vay ngang hàng tại Việt Nam gặp phải những rủi ro sau đây:
Đầu tiên, Thương mại điện tử, Internet phát triển không ngừng vừa là cơ hội đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức lớn đặc biệt là vấn đề an ninh mạng. Hacker ngày càng
hoạt động tinh vi hơn là một mối đe dọa không hề nhỏ đối với các nền tảng cho vay ngang hàng vì tiến trình thanh toán, huy động được thực hiện hoàn toàn trực tuyến. Tiếp theo, Mặc dù cho vay ngang hàng tại Việt Nam còn khá mới mẻ nhưng cũng không gây được nhiều tiếng vang lớn cũng là mối đe dọa đối với các công ty cho vay ngang hàng. Hình thức cho vay ngang hàng chỉ mới hoạt động 10 năm trở lại đây, do vậy cần thêm thời gian để khách hành có thể đánh giá chất lượng và tin tưởng lâu dài. Một điểm đáng chú ý khác là làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư mạn hiểm (VCs) nước ngoài vào các công ty Fintech ở Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng khi họ nhìn thấy tiềm năng thị trường và những chính sách hành động cụ thể Ngân hàng Nhà nước trong việc thúc đẩy thị trường nói chung và hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp nói riêng. Do đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ đứng trước áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty Fintech có vốn đầu tư nước ngoài
Thêm vào đó, những rào cản từ những quy định của Pháp luật cũng là một thách thức lớn đối với các nền tảng cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Hiện tại Việt Nam cũng chưa có quy định pháp luật cụ thể về cho vay ngang hàng, nếu có thì nó nên bao gồm các mục như tiêu chuẩn thành lập nền tảng cho vay ngang hàng, quy định về công khai thông tin với nhà đầu tư, chế độ báo cáo định kỳ, quy định bắt buộc về phân tán rủi ro và giới hạn số vốn tham gia hàng năm, quy đinh về bảo vệ vốn của nhà đầu tư nếu nền tảng P2P sụp đổ.
Bên cạnh đó, Mặc dù đã xuất hiện một số nền tảng cho vay ngang hàng ở Việt Nam nhưng nó vẫn còn nhiều điểm khác với nền tảng cho vay ngang hàng ở các nước Anh và Mỹ như chưa có mô hình cho vay ngang hàng chủ động – nơi mà nhà đầu tư có thể lựa chọn người để cho vay, đấu giá lãi suất, mà chỉ có mô hình bị động; giới hạn vốn vay nhỏ; yêu cầu nhiều tài sản thế chấp. Bên cạnh đó các nền tảng P2P ở Việt Nam đang gặp vấn đề lớn với khả năng đáng giá rủi ro tín dụng của mình khi không thể liên kết với các tổ chức cung cấp thông tin tín dụng khác.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 khóa luận đã trình bày thực trạng hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam, qua đó cũng trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng mở rộng hoạt động cho vay ngang hàng.
Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu và thực hiện phân tích SWOT đối với hoạt động cho vay ngang hàng của công ty cho vay ngang hàng Tima.
CHƯƠNG 4. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA KHÁCH HÀNG VÀO HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG
4.1. THANG ĐO LÝ THUYẾT VỀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM
GIA CỦA KHÁCH HÀNG VÀO HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG 4.1.1. Thang đo
Đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo sự tham gia của khách hàng vào hoạt động cho vay ngang hàng với sự điều chỉnh biến quan sát phù hợp với môi trường cho vay tại Việt Nam. Trong đó các yếu tố tác động đến sự tham gia bao gồm 9 thành phần: Nhận thức, Danh tiếng, Niềm tin, Rủi ro, Thái độ, Chuẩn chủ quan, Tự hiệu quả, Kiểm soát hành vi và Ý định tham gia được đo lường bằng 37 biến quan sát. (Tham khảo phụ lục)
4.1.2. Phương pháp phân tích
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về
mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Đây là phân tích cần thiết cho thang đo phản ánh, dùng để loại các biến không phù hợp trước khi phân tích nhân tố khám khá EFA. Hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao. Theo đó, các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo gồm: Hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 và hệ số tuong quan biến – tổng phải lớn hơn