Kiến nghị tác động đến nhận thức rủi ro của khách hàng tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng mở rộng và sự tham gia của khách hàng vào hoạt động cho vay ngang hàng tại việt nam (Trang 88 - 89)

Một là, bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng

Có thể nói rằng, Internet là “công cụ lao động” của các nền tảng cho vay ngang hàng nói riêng và nền kinh tế chia sẻ nói chung. Tuy nhiên, vấn đề an ninh mạng luôn là cơn đau đầu tệ hại của các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến. Do vậy, nên xây dựng một số điều khoản sử dụng và cam kết thực hiện giữa nền tảng – người cho vay, nền tảng – người đi vay, người đi vay – người cho vay rằng sẽ không yêu cầu, thu thập hoặc sử dụng thông tin đăng nhập của khách hàng khác, phải chịu trách nhiệm giữ bí mật và an toàn cho mật khẩu của mình. Khách hàng không được sử dụng nền tảng cho bất kỳ mục đích bất hợp pháp hoặc trái phép nào. Nền tảng và khách hàng phải đồng ý tuân thủ tất cả các luật, quy tắc và quy định về an toàn thông tin. Khách hàng chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi ứng xử của mình và mọi dữ liệu, văn bản, tệp, thông tin, tên người dùng, hình ảnh, đồ họa, ảnh, trang cá nhân, ứng dụng, liên kết và nội dung hoặc tài liệu khác (gọi chung là "Nội dung") mà khách hàng gửi, đăng hay hiển thị trên hoặc qua nền tảng.

Khách hàng không được có hình thức liên lạc bất chính hoặc quấy rối khác (còn gọi là "spam") cho bất kỳ người dùng nền tảng nào.

Hai là, phát triển các mô hình chấm điểm tín dụng

Tập trung phân khúc khách hàng có điểm tín dụng cao. Điểm tín dụng cao, lãi suất người đi vay nhận được càng thấp và ngược lại. Các mô hình chấm điểm tín dụng và có sử dụng kỹ thuật xử lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã có độ chính xác ngày càng cao. So với nhiều nước phát triển trên thế giới, hoạt động xếp hạng tín dụng tại Việt Nam còn chưa phát triển. Hiện nay, Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) là một trong những tổ chức thực hiện xếp hạng tín dụng tại Việt Nam. Với vị trí là tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, nắm được nguồn thông tin tổng hợp về tình hình tín dụng của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, CIC có lợi thế về nguồn dữ liệu để có một sản phẩm chấm điểm chính xác, hỗ trợ hệ thống các ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng, đảm bảo tính minh bạch và đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững và lành mạnh. Các nền tảng P2PL có thể xem xét và ứng dụng những thành công cũng như mô hình hoạt động của trung tâm này để hoàn thiện và phát triển mô hình chấm điểm tín dụng của nền tảng mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng mở rộng và sự tham gia của khách hàng vào hoạt động cho vay ngang hàng tại việt nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)