Chấm điểm khách hàng doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh uông bí (Trang 64)

STT Tiêu chí Trị số Điểm

1 Nguồn vốn kinh doanh

Từ 50 tỷ đồng trở lên 30 Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 25 Từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng 15 Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 10 Dưới 10 tỷ đồng 5 2 Lao động Từ 1.500 người trở lên 15 Từ 1.000 đến dưới 1.500 người 12 Từ 500 đến dưới 1.000 người 9 Từ 100 đến dưới 500 người 6 Từ 50 đến dưới 100 người 3 Dưới 50 người 1

3 Doanh thu thuần

Từ 200 tỷ đồng trở lên 40 Từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng 30 Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 10 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 5 Dưới 5 tỷ đồng 2 4 Nộp NSNN Từ 10 tỷ đồng trở lên 15 Từ 7 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng 12 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 7 tỷ đồng 9 Từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng 6 Từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng 3 Dưới 1 tỷ đồng 1

Ghi chú: Từ 70 – 100 điểm là doanh nghiệp loại 1, từ 30 đến 69 loại 2, dưới 30 là doanh nghiệp loại 3.

Ngoài ra, khách hàng doanh nghiệp còn được chấm điểm các chỉ số tài chính và phi tài chính (Xem phụ lục E).

Bước 2 - Xếp hạng khách hàng: Sau khi tổng hợp điểm CBTD sẽ tiến hành xếp hạng khách hàng theo quy định. Bảng 2.9: Xếp hạng khách hàng Xếp hạng khách hàng cá nhân/KHDN Hạng Số điểm đạt được AAA 95 – 100 AA+ 90 – 94,9 AA 82 – 89,9 A+ 75 – 81,9 A 69 – 74,9 BBB 60 – 68,9 BB 52 – 59,9 B 45 – 51,9 CCC 35 – 44,9 CC 30 – 34,9 C 25 – 29,9 D <25

(Nguồn : Phòng Khách hàng VietinBank Uông Bí)

Bước 3 – Xếp loại rủi ro: Dựa trên hạng của khách hàng, CBTD tiến hành xếp loại rủi ro khách hàng là cá nhân có mức độ rủi ro từ thấp lên cao.

Bảng 2.10 : Xếp loại rủi ro khách hàng

Xếp loại rủi ro khách hàng cá nhân và KHDN Xếp loại rủi ro khách hàng ĐTCT phi TCTD Hạng Mức độ rủi ro Hạng Mức độ rủi ro AAA Thấp nhất AAA Thấp nhất AA+ Thấp AA Thấp AA Thấp A Thấp A+ Thấp BBB Trung bình

A Tương đối thấp BB Trung bình

BBB Trung bình B Trên trung bình

BB Trung bình CCC Cao

B Trung bình CC Cao

CCC Trên trung bình C Rất cao

CC Cao

C Cao

D Rất cao

(Nguồn : Phòng Khách hàng VietinBank Uông Bí)

Sau khi hoàn tất chấm điểm, xếp hạng khách hàng và xếp loại rủi ro thì CBTD sẽ tính toán RRTD của khoản vay:

RWAphương pháp chuẩn của basel II = Tài sản * Hệ số rủi ro

Trong đó:

RWA: Tài sản có rủi ro tín dụng Tài sản: Giá trị của khoản vay

- Đo lường RRTD theo Basel II cho toàn bộ danh mục tín dụng: Chủ yếu dựa trên phương pháp xếp hạng nội bộ.

EL là mức tổn thất dự tính được qua số liệu thống kê. Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng khoản tổn thất EL sẽ được tính như sau:

EL = PD * LGD * EAD

EAD - Dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Cơ sở xác định EAD là hồ sơ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng.

PD - Xác suất vỡ nợ: đo lường khả năng xảy ra RRTD tương ứng trong một khoản thời gian, thường là 1 năm. Cơ sở để tính PD là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Để tính toán xác xuất vỡ nợ ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân chia theo 3 nhóm sau:

-Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của tổ chức xếp hạng.

-Nhóm dữ liệu phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành…

-Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi…

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập một mô hình định sẵn, từ đó tính được xác suất không trả nợ của khách hàng.

LGD – tỷ trọng tổn thất ước tính: là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổng thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh do khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh (chi phí xử lý TSĐB và một số chi phí liên quan).

Tổng cộng các khoản tổn thất của từng khách hàng vay vốn trong danh mục tín dụng của ngân hàng là tổn thất tín dụng của toàn bộ danh mục tín dụng.

Giai đoạn 3:Ứng phó RRTD

Quản lý khoản vay: Ngân hàng thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng để đánh giá phân loại đúng hạng tín dụng để ra quyết định tín dụng cho phù hợp. Cũng như theo dõi giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng. CBTD lập “Danh mục theo dõi”. Những khách hàng có tên trong Danh mục theo dõi bao gồm những khách hàng bị xếp vào loại nợ cần chú ý hoặc thấp hơn và cả những khách hàng được xếp loại nợ đủ tiêu chuẩn. Qua danh mục theo dõi giúp ngân hàng phát hiện sớm rủi ro và kịp thời đối phó. Bên cạnh đó, ngân hàng thường xuyên đánh giá lại tình trạng khoản vay, việc sử dụng vốn vay, phân tích đảm bảo nợ vay, tình hình tài chính của khách hàng, ít nhất mỗi năm một lần. Riêng với những món vay lớn hoặc khi có dấu hiệu bất thường xuất hiện thì việc đánh giá lại được thực hiện thường xuyên hơn, 03 tháng một lần. Việc đánh giá được thực hiện bởi bộ phận khách hàng và bộ phận quản lý RRTD. Nếu có thay đổi cơ bản giữa dự tính trong hồ sơ tín dụng và kết quả thực hiện của bên vay, đặc biệt có liên quan đến dòng tiền dự tính sử dụng để trả nợ, ngân hàng yêu cầu khách hàng giải trình chi tiết.

Đặc biệt, đối với các khoản nợ được phân loại vào nợ xấu, thì tối đa từng vòng 30 ngày làm việc, CBTD phải chuyển ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc biệt theo dõi để xem xét lại tất cả các loại giấy tờ và TSBĐ, khi cần thiết có thể sửa đổi để hoàn chỉnh các giấy tờ về tài sản đó.

Ngân hàng xây dựng và quản lý được một số giới hạn rủi ro: Tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm; tỷ trọng giữa ngắn hạn và trung dài hạn; mức tín dụng tối đa cho một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan. Ngân hàng luôn ý thức kiểm soát để tránh rủi ro cho vay tập trung vào một khách hàng và vào một số ngành nghề nhất định.

Một số giới hạn rủi ro trong tín dụng được tiến hành kiểm điểm hàng quý như: Tỷ lệ cho vay không có TSĐB, tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ và khống chế cả về số tuyệt đối, các giới hạn rủi

ro trong cho vay và đầu tư được luật các TCTD quy định như cho vay không quá 15% vốn tự có vào một khách hàng.

Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro:

Trích lập dự phòng: Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005 và Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 của thống đốc NHNN (sau đây xin gọi tắt là Thông tư 02/2013/TT – NHNN ). Thời điểm trích lập dự phòng vào 15 ngày đầu của tháng đầu trong quý. Theo quy định, ngân hàng trích lập dự phòng theo quy định:

Trích lập dự phòng chung = 0,75% * Tổng dư nợ

Trích lập dự phòng cụ thể = [Dư nợ - (Giá trị TSBĐ * Tỷ lệ khấu trừ với từng loại)] * Tỷ lệ trích lập dự phòng cho từng nhóm nợ

Dự phòng RRTD cho biết khả năng chi trả của ngân hàng khi xảy ra rủi ro, hay bù đắp các khoản lỗ. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho biết tình hình hiện tại của ngân hàng. Ngoài ra, khi tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro qua các giai đoạn càng giảm, càng chứng tỏ tình trạng ổn định của ngân hàng.

Hình 2.7: Dự phòng rủi ro của ngân hàng VietinBank Chi nhánh Uông Bí giai đoạn 2017-2019

(ĐVT: Triệu đồng)

(Nguồn : Phòng Khách hàng VietinBank Uông Bí)

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 T7/2019 Năm 2018 Năm 2017

Với tỷ lệ trích lập dự phòng lần lượt là:

Hình 2.8: Tỷ lệ trích lập dự phòng của VietinBank Chi nhánh Uông Bí giai đoạn 2017-2019

(Nguồn : Phòng Khách hàng VietinBank Uông Bí)

Như vậy, ngân hàng kiểm soát tốt được hoạt động tín dụng, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro/tổng dư nợ qua 3 năm đều đạt rất thấp (thấp hơn 1%). Bên cạnh đó, Dự phòng rủi ro không ổn định. Cụ thể: Dự phòng rủi ro năm 2017 và năm 2018 nhỏ, 6 tháng năm 2019 có tăng lên, nhưng tỷ lệ dự phòng/tổng dư nợ phản ánh mức an toàn của ngân hàng đều trên 100% và phù hợp theo thông lệ thế giới.

Sử dụng dự phòng xử lý rủi ro: Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với từng khoản nợ. Trong trường hợp dự phòng cụ thể không đủ để xử lý các khoản nợ, ngân hàng sẽ phát mại TSĐB để thu hồi nợ. Nếu phát mại TSĐB và dự phòng cụ thể không đủ để xử lý rủi ro đối với khoản nợ thì ngân hàng sẽ sử dụng dự phòng chung.

Giai đoạn 4: Kiểm soát và xử lý RRTD - Kiểm soát RRTD khi cho vay

Kiểm tra trước khi cho vay: Quy định kiểm tra và thẩm định thông tin về khách hàng được ngân hàng thực hiện rất nghiêm túc. Thẩm định khách hàng phải có sự tham gia của 2 đến 3 cán bộ và cán bộ và kiểm soát phải ghi ý kiến vào trong tờ trình trình lãnh đạo. Khi phát hiện mọi gian lận của khách hàng trong giai đoạn này, đều xử lý nhanh chóng.

0.00% 0.10% 0.20% 0.30% 0.40% 0.50% 0.60% Năm 2017 Năm 2018 6T/2019 Tỷ lệ trích lập dự phòng Tỷ lệ dự phòng

Kiểm soát trong khi cho vay: toàn bộ chứng từ, hồ sơ liên quan như biên bản, thủ tục giải ngân đều được bảo đảm về tính chính xác. Với mỗi lần giải ngân cho khách hàng thì ngân hàng luôn theo dõi để tránh tình trạng khách hàng rút tiền mặt quá nhiều.

Kiểm soát sau khi cho vay: ngân hàng luôn theo dõi khách hàng về việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng và tiến hành xử lý thích hợp khi có sai lệch trong nghĩa vụ từ khách hàng. Đặc biệt công tác thu hồi nợ được ngân hàng rất quan tâm. Ngân hàng chính thức triển khai dịch vụ nhắc nợ qua tin nhắn SMS trên điện thoại. Khách hàng vay vốn tại ngân hàng đăng ký sử dụng dịch vụ này sẽ chủ động nắm được thời gian trả nợ thông qua tin nhắn nhắc nợ do ngân hàng gửi đến. Với dịch vụ này, khách hàng có thể kiếm soát tốt nguồn thu, giảm dần những khoản nợ trả chậm. Về phía ngân hàng, khả năng kiểm soát hoạt động tín dụng được nâng cao, hạn chế RRTD, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng từ khâu vay nợ đến khâu nhắc nợ, từ đó xây dựng được mối quan hệ mật thiết với khách hàng.

Kiểm soát RRTD từ nội bộ ngân hàng: Ngân hàng thiết lập quy trình đánh giá mức vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và quy trình thường xuyên được kiểm tra và đánh giá lại nhằm phù hợp với từng thời kỳ. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực thuộc giám đốc có chức năng giúp kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu về tác nghiệp tín dụng của các cán bộ nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa rủi ro phát sinh do vi phạm các chính sách, thủ tục và giới hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng rất chú trọng tính minh bạch của thông tin qua việc thiết lập quy định đánh giá sự chính xác của thông tin trong các báo cáo và kho dữ liệu.

Xử lý nợ xấu/nợ có vấn đề: Khi phát hiện ra nợ xấu hay có dấu hiệu nợ xấu, CBTD tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay. Đồng thời, căn cứ vào tình trạng TSĐB mà cán bộ quản trị RRTD phân tích khả năng thu hồi để lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu thích hợp trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các biện pháp xử lý nợ xấu mà ngân hàng đang áp dụng bao gồm: Tiếp tục cho vay để khách hàng duy trì hoạt động và khôi phục khả năng tiếp tục thực hiện các cam kết trong hợp đồng cho vay; bổ sung TSĐB cho khoản vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ, phạt quá hạn, giảm hoặc miễn lãi suất, chỉ yêu cầu trả nợ gốc; xử lý TSĐB hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa bỏ khoản nợ.

Việc ra quyết định lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu phải được sự xét duyệt của các cấp có thẩm quy phù hợp, có chỉ đạo và văn bản hướng dẫn của Giám đốc ngân hàng. Tất cả công việc đều phải được văn bản hoá và lưu giữ trong hồ sơ tín dụng của từng khách hàng.

2.2.3. Biểu hiện của rủi ro tín dụng tại VietinBank Chi nhánh Uông Bí

Tình hình thu hồi nợ

Doanh số cho vay chỉ phản ánh được số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng mà việc đó được thể hiện qua doanh số trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn thì chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn vay có hiệu quả, có thể luân chuyển nguồn vốn một cách dễ dàng.

Một nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả gốc và lãi vay theo đúng hạn như đã thoả thuận tại hợp đồng. Như vậy doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng trong từng thời kỳ. Đồng thời đây cũng có thể nói là một chỉ tiêu đưa đến nhận định về rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tỷ lệ thu hồi nợ so với doanh số cho vay quá thấp sẽ tiềm ẩn nhiều món nợ có dấu hiệu rủi ro. Doanh số thu nợ là tổng số tiền ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoản thời gian nhất định. Do đó, việc thu hồi nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tiền tệ trong lưu thông.

Bảng 2.11 : Tình hình thu hồi nợ của ngân hàng VietinBank chi nhánh Uông Bí giai đoạn 2017 - 2019

(ĐVT: Triệu đồng)

Năm Doanh số cho vay Doanh số thu nợ DSTN/DSCV (%)

Năm 2017 4.012.396 4.167.775 103,87%

Năm 2018 3.952.914 4.378.567 110,77%

6T/2019 2.030.641 1.279.220 63,00%

(Nguồn : Phòng Khách hàng VietinBank Uông Bí)

Doanh số thu nợ/doanh số cho vay tăng dần qua các năm (năm 2017 là 103,87%, năm 2018 là 110,77%; 6 tháng đầu năm 2019 là 63%), điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của chi nhánh hiệu quả.

* Nợ quá hạn:

Bảng 2.12 : Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng VietinBank chi nhánh Uông Bí giai đoạn 2017 - 2019 (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 T6/2019 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Tổng dư nợ 2.798.267 2.372.614 3.124.035

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh uông bí (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)