So sánh dịch vụ quảng cáo truyền hình với một số hoạt động thương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. (Trang 25 - 29)

1.1. Tổng quan về hoạt động quảng cáo trên truyền hình

1.1.3. So sánh dịch vụ quảng cáo truyền hình với một số hoạt động thương

thương mại khác

1.1.3.1. Dịch vụ quảng cáo truyền hình và các dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện khác

Quảng cáo không chỉ thực hiện bằng truyền hình mà còn được thực hiện qua nhiều phương tiện khác có tính chất đại chúng. Qua đó, thị trường quảng cáo thương mại, hình thành nhiều loại hình dịch vụ quảng cáo khác nhau. Chúng ta có thể phân tích điểm mạnh và điểm yếu giữa DVQCTTH với các dịch vụ quảng cáo khác.

* So sánh với dịch vụ quảng cáo qua báo in, ấn phẩm:

Về ưu điểm, DVQCTTH sử dụng chủ yếu là các hình ảnh động, tất cả các yếu tố khác như biểu tượng, chữ viết, âm nhạc, tiếng nói…đều nâng cao hiệu năng cho hình ảnh. Nhờ đó, nó mang đến sự sống động hơn hẳn so với những hình ảnh, chữ viết, màu sắc trên nhật báo, tạp chí. Vì vậy, đối với bên có nhu cầu quảng cáo thì truyền hình sẽ giúp phô bày giá trị, tính năng, ưu điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ấn tượng hơn hẳn.

Bên cạnh đó, truyền hình lại có mặt hạn chế so với báo in, ấn phẩm, đó là thông điệp quảng cáo qua truyền hình khó lưu giữ, không thể chuyền tay

giữa người này với người khác như các bản in trên giấy. Hơn nữa, chi phí để QCTTH cao hơn hẳn so với quảng cáo trên báo in, ấn phẩm.

* So sánh với dịch vụ quảng cáo qua đài phát thanh:

Nếu như truyền hình có thể tác động đến hai giác quan mạnh nhất là thính giác và thị giác, thì phát thanh chỉ tác động đến thính giác của người tiếp nhận. Do đó, khả năng gây chú ý của phát thanh thấp hơn hẳn so với phương cách truyền tin qua sóng truyền hình. Hơn nữa, đối tượng khán giả của truyền hình rộng rãi hơn nên khả năng truyền thông nhanh hơn. Hình thức QCTTH đa dạng, trong khi quảng cáo qua radio thường chỉ dưới dạng mua spots quảng cáo.

Tuy nhiên, chi phí quảng cáo trên sóng phát thanh thấp hơn so với truyền hình. Dù đối tượng tiếp nhận quảng cáo không được rộng khắp bằng truyền hình, nhưng dịch vụ quảng cáo qua phát thanh thường chọn được đích nhắm vào một số đối tượng khán giả nhất định. Chẳng hạn, khung giờ có nhiều người điều khiển phương tiện giao thông lắng nghe radio, nhà đài có thể bố trí các quảng cáo về dịch vụ bảo hiểm, sản phẩm dầu nhớt…Thậm chí, bên sử dụng dịch vụ quảng cáo phát thanh có thể trực tiếp trò chuyện với khách hàng, làm tăng tính tương tác với người tiếp nhận quảng cáo. Ví dụ như trong chương trình tư vấn sức khỏe, bệnh viện có nhu cầu quảng cáo có thể cử bác sĩ đến tham gia chương trình, qua đó thể hiện chuyên môn và tạo uy tín cho bệnh viện.

* So sánh với dịch vụ quảng cáo trên internet

Dịch vụ quảng cáo trên internet là loại hình ra đời muộn nhất so với các dịch vụ quảng cáo thương mại khác. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, sự bùng nổ của báo điện tử, mạng thông tin xã hội là thách thức cho sự phát triển của ngành công nghiệp truyền hình quảng bá trong việc thu hút quảng cáo. Bởi lẽ, quảng cáo qua mạng internet có nhiều lợi thế, nó có thể sử dụng tất cả các công cụ quảng cáo như hình ảnh, âm thanh, video, tương tác trực

tuyến với khách hàng…Có thể nói, quảng cáo qua internet là loại hình đa dạng nhất. Hơn nữa đối tượng tiếp nhận cũng rất rộng lớn, ngoài ra có thể tập trung tấn công những nhóm đối tượng khách hàng nhất định. Bên cạnh đó, chi phí giá dịch vụ quảng cáo trên internet rẻ hơn so với truyền hình.

Mặc dù có nhiều điểm mạnh, song dịch vụ quảng cáo trên internet vẫn chưa thắng thế được DVQCTTH ở những thị trường như Việt Nam. Số người có máy vi tính, truy cập internet vẫn chưa nhiều, mà chỉ tập trung ở các thành phố lớn, chủ yếu là đối tượng sinh viên, nhân viên văn phòng. Nó không phổ biến với đại bộ phận dân lao động, hay ở các địa phương, vùng sâu vùng xa. Theo nghiên cứu của Kantar Media, những người sử dụng Internet nhiều nhất là những người trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi, nhưng ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có dấu hiệu rõ rệt nào cho thấy việc gia tăng thời gian cho Internet sẽ làm giảm bớt thời gian xem TV của dân số từ 15-24 nói chung. Điều đó có nghĩa, Internet hiện chỉ mới là phương tiện bổ sung, chứ chưa thể thay thế truyền hình, kể cả trong tương lai gần. Thị phần của dịch vụ quảng cáo trên truyền hình hiện nay vẫn là lớn nhất trên thị trường quảng cáo.

1.1.3.2. Dịch vụ quảng cáo trên truyền hình và các hoạt động thương mại khác trên truyền hình.

Truyền hình là một phương tiện truyền thông hiệu quả và có tính kinh tế cao. Vì vậy, nhiều hoạt động thương mại được diễn ra qua phương tiện này. Một số hoạt động thương mại tiêu biểu chúng ta thường thấy là: quảng cáo truyền hình, mua bán hàng hóa qua truyền hình, tài trợ thương mại chương trình truyền hình. Tất cả những hoạt động này đều coi khán giả truyền hình là đối tượng khách hàng tiềm năng.

* So sánh với hoạt động mua bán qua truyền hình

Điểm chung của hoạt động mua bán qua truyền hình và DVQCTTH là việc các thương nhân sử dụng phương tiện truyền hình để quảng bá sản phẩm,

công việc kinh doanh và thông qua đó tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, về bản chất đây là hai hoạt động có nhiều khác biệt.

Mua bán qua truyền hình là chương trình bán hàng trực tiếp qua sóng truyền hình. Một số kênh chuyên về mua bán qua truyền hình tiêu biểu ở Việt Nam là Tv shopping, SJC life on, Lotte Đất Việt. Thông số về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đưa ra chào bán thường rất chi tiết về cấu tạo, tính năng, giá thành... Trong khi các sản phẩm xuất hiện trong QCTTH chỉ có một vài thông tin, chủ yếu là những tính năng nổi bật nhất, dễ gây chú ý nhất để thu hút khán giả.

Mục đích trực tiếp của thương nhân khi tiến hành mua bán qua truyền hình là bán hàng, tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng đó chỉ là mục đích gián tiếp trong DVQCTTH. Thương nhân làm quảng cáo với mục đích trước tiên là xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy kinh doanh. Vì thế, trong hoạt động mua bán qua truyền hình, việc giới thiệu sản phẩm phải đưa ra các thông tin chính xác, trung thực, không sử dụng phương pháp ―phóng đại‖ như trong QCTTH.

* So sánh với hoạt động tài trợ thƣơng mại cho chƣơng trình truyền hình

Hoạt động tài trợ thương mại cho chương trình truyền hình có nhiều điểm tương đồng với hình thức QCTTH. Thông thường các chương trình được nhận tài trợ hay quảng cáo là những chương trình truyền hình hấp dẫn, thu hút lượng người xem cao. Nhờ chất lượng của các chương trình truyền hình, thương nhân có thể mời gọi các cá nhân, tổ chức đóng góp tài chính cho kinh phí sản xuất chương trình hay mua quảng cáo trước, trong và sau chương trình. Bên sản xuất chương trình truyền hình, dựa vào sự thành công của chương trình truyền hình để thu lợi nhuận. Còn nhà tài trợ, người quảng cáo thường là bên có nhu cầu truyền thông điệp.

Khác nhau giữa hai loại hình này là ở mục đích của nhà tài trợ và người quảng cáo. Thường nhà tài trợ muốn quảng bá tên tuổi, nhãn hiệu, hình ảnh,

hoạt động hay thành tích của mình. Nhà tài trợ sẽ trả một khoản phí nhất định

để được hưởng những quyền lợi và tiềm năng thương mại có thể mang lại từ viê ̣c tài trợ chương trình. Qua đó, nhà tài trợ thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội hay tính quảng đại rất cao . Tiếp theo, thông qua việc tài trợ, thông điệp kinh doanh và chiến lược marketing của nhà tài trợ được đưa đến khách hàng

một cách tự nhiên và hiệu quả.Trong khi đó, người quảng cáo muốn đề cao

chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hơn qua đó xúc tiến thương mại. Cách truyền thông điệp của quảng cáo cũng mang tính chất ―tô vẽ, phóng đại‖ nhiều hơn, nên nhiều khi mất đi tính tự nhiên.

Phản ứng của khán giả với nhà tài trợ và người quảng cáo cũng khác nhau. Dư luận thường khắt khe với người quảng cáo nếu sản phẩm quảng cáo chứa đựng nội dung gây tranh cãi. Trong khi đó, nhà tài trợ thường được dư luận đánh giá cao bởi tính ―vì cộng đồng‖ của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)