Đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. (Trang 87 - 89)

3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền

3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam

Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Việt Nam đang hòa mình cùng dòng chảy chung của thế giới. Đó là xu hướng mở cửa thị trường, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Việc đảm bảo sự hòa nhập mà không hòa tan là bài toán thách thức đối với nước ta và nhiều nước đang phát triển khác. Trong đó, vai trò của pháp luật rất quan trọng trong việc giữ vững bản sắc, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư.

Mục tiêu của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 là: ―Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững; nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa‖. Dịch vụ quảng cáo trên truyền hình là một ngành

kinh doanh thương mại có tác động đến nhiều lĩnh vực. Do đó pháp luật về dịch vụ QCTTH cũng phải có sự hoàn thiện theo hướng đảm bảo mục tiêu của chính sách phát triển dịch vụ quảng cáo và truyền hình trong giai đoạn mới. Hơn nữa, nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường thì việc ngày càng phát sinh nhiều hình thức kinh doanh, nhiều sản phẩm mới là điều tất yếu. Khi đó, để dịch vụ QCTTH thực sự đi vào quỹ đạo và phát triển một cách lành mạnh trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, thì Nhà nước cần phải bổ sung những quy định cụ thể dành cho nó.

Bên cạnh đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam luôn nỗ lực trong công cuộc đổi mới nền kinh tế và hội nhập sâu rộng vào sân chơi chung của khu vực và thế giới. Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo bước ngoặt trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Ngoài những quyền lợi trong việc mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, Việt Nam cần đảm bảo các thay đổi từ thể chế kinh tế cho phù hợp với những thỏa thuận khi gia nhập. Do đó, pháp luật về dịch vụ QCTTH phải được rà soát và bổ sung quy định trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, quảng cáo để đảm bảo phù hợp với những điều ước và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Ngoài ra, pháp luật về dịch vụ QCTTH phải được hoàn thiện theo hướng đảm bảo các ―hàng rào pháp lý‖ cần thiết để bảo vệ thị trường nội địa

khi hội nhập. Do hội nhập quốc tế tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ đánh mất thị trường nội địa vào tay các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi các doanh nghiệp nước ngoài có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ, với nguồn tài chính lớn, công nghệ hiện đại, họ sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Thực tế đã cho thấy thị phần quảng cáo đang nằm phần lớn trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế, Nhà nước cần có những hành động để bảo vệ các doanh nghiệp nội trước sự cạnh tranh như ―vũ bão‖ đó, nếu không doanh nghiệp nước nhà sẽ nhanh chóng bị lấn át.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)