Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. (Trang 93 - 95)

3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về dịch vụ quảng

3.2.1. Giải pháp chung

Như đã phân tích ở trên, QCTTH có tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Do đó, ở một số nước Châu Âu như Anh hay Pháp, quảng cáo trên truyền hình được điều chỉnh bằng một đạo luật riêng. Những quy định đó góp phần quản lý chặt chẽ dịch vụ QCTTH. Còn pháp luật nước ta hiện nay, dịch vụ quảng cáo trên truyền hình chủ yếu được điều chỉnh dựa trên những quy định chung về hoạt động quảng cáo, thiếu những quy định đặc thù. Điều này đã tạo ra lỗ hổng của luật pháp, tạo điều kiện để các chủ thể ―lách luật‖. Thiết nghĩ, để hạn chế các quy định rải rác, thiếu sót, chúng ta cần quy định quảng cáo trên truyền hình trong một văn bản thống nhất. Có như vậy mới phát huy được hiệu quả trong việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo trên truyền hình trong thực tế.

Bên cạnh đó, QCTTH còn nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ, chưa được pháp luật hiện hành quan tâm thích đáng như: kênh, chương trình truyền hình chuyên quảng cáo; quảng cáo ―chui‖; quảng cáo gắn với làm từ thiện; thời lượng quảng cáo trong phim…Với nhiều nội dung phải bổ sung như thế này, tác giả đề xuất Nhà nước nên có thêm một chương riêng về quảng cáo trên truyền hình trong Luật quảng cáo. Đây là giải pháp phù hợp trong hoàn cảnh nước ta hiện nay.

Để Luật Quảng cáo thực sự đi vào cuộc sống, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quảng cáo cũng như Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo để tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho việc quản lý thống nhất, đồng bộ các hoạt động quảng cáo trên phạm vi cả nước, đáp ứng nhu cầu, mong mỏi của người dân, doanh nghiệp.

Mặt khác, để ban hành được các quy phạm pháp luật có giá trị thì việc trước tiên là nhà làm luật phải hiểu đúng bản chất của hoạt động quảng cáo. Như đã phân tích trong phần lý luận, hoạt động quảng cáo là một hoạt động thương mại. Việt Nam vẫn còn nhìn nhận quảng cáo tách rời với quảng cáo thương mại. Điều đó không phù hợp với cách nhìn chung của thế giới và chưa đúng bản chất của hoạt động quảng cáo. Thiết nghĩ, pháp luật cần có thêm định nghĩa về hoạt động truyền thông, thông tin để phân biệt với hoạt động quảng cáo. Chỉ khi nhìn nhận đúng bản chất thương mại của quảng cáo thì chúng ta mới có những quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn.

Một giải pháp nữa trong việc hoàn thiện pháp luật về QCTTH là việc quy định riêng về hoạt động tài trợ, hoạt động mua bán trên truyền hình. Đây là những hình thức hay bị nhầm lẫn với quảng cáo nhưng có bản chất khác. Theo đó, tài trợ là mọi đóng góp của thương nhân không hoạt động trong ngành truyền hình vào kinh phí tài chính cho các chương trình truyền hình, với mục đích khuếch trương tên tuổi, nhãn hiệu, hình ảnh, hoạt động của thương nhân đó. Còn mua bán trên truyền hình là việc truyền phát chào hàng trực tiếp tới công chúng để cung cấp, có thu lợi, những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Do đó, Việt Nam cần có thêm quy định về những loại hình này để tạo hành lang pháp lý đầy đủ trong việc điều chỉnh các hoạt động trên trong thực tế.

3.2.2. Các nội dung cụ thể cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)