Những quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. (Trang 53 - 56)

2.2.1. Định nghĩa hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình

Theo điều 6 LQC 2012 thì “Việc hợp tác giữa các chủ thể trong hoạt

động quảng cáo phải thông qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật.”

Hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình là một loại hợp đồng dịch vụ trong dân sự phát sinh giữa bên thuê quảng cáo và bên cung ứng dịch vụ quảng cáo. Đối tượng của hợp đồng này là việc quảng cáo trên truyền hình nhằm xúc tiến thương mại cho bên thuê dịch vụ.

Điều 518 Bộ luật dân sự 2005 đã nêu khái niệm về “Hợp đồng dịch vụ

việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên

cung ứng dịch vụ”. Dựa vào đó, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về ―Hợp

đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình‖ như sau:

“Hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện việc quảng cáo trên truyền hình cho bên thuê dịch vụ, và được hưởng thù lao từ bên thuê dịch vụ.”

2.2.2. Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình

Hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng cung ứng dịch vụ nói chung là:

- Đối tượng của hợp đồng: là những công việc mà bên cung ứng phải thực hiện cho bên sử dụng.

- Nội dung của hợp đồng: là các điều khoản do các bên tự do thỏa thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật và vi phạm đạo đức xã hội.

- Mục đích của bên cung ứng dịch vụ: được hưởng thù lao từ bên sử dụng dịch vụ.

Bên cạnh đó, hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình còn có các đặc điểm riêng như sau:

* Chủ thể của hợp đồng:

Như đã phân tích trong phần 2.1, trong quan hệ quảng cáo trên truyền hình, bên sử dụng dịch vụ (người quảng cáo) là thương nhân; bên cung ứng dịch vụ có thể là thương nhân kinh doanh dịch vụ QCTTH hoặc là đài truyền hình – đơn vị sự nghiệp có thu của Nhà nước có chức năng kinh doanh dịch vụ QCTTH.

Tương tự các hợp đồng thương mại khác, điều khoản về chủ thể của hợp đồng quảng cáo trên truyền hình thường bao gồm hai bên: bên A – bên cung ứng dịch vụ, bên B – bên sử dụng dịch vụ.

* Nội dung của hợp đồng:

Pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định về những điều khoản nội dung bắt buộc của hợp đồng dịch vụ QCTTH. Vì thế, mọi điều khoản trong hợp đồng đều hình thành từ sự thỏa thuận thống nhất giữa các bên.

Nội dung của hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình có thể khác nhau tùy thuộc vào đối tượng của hợp đồng. Đó có thể là một hoặc nhiều công việc trong quá trình quảng cáo trên truyền hình. Nhưng dù là đối tượng nào thì các thỏa thuận trong hợp đồng cũng phải đảm bảo những nội dung cơ bản như: công việc mà bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện là gì? Phí dịch vụ mà bên sử dụng dịch vụ phải trả, quyền và nghĩa vụ có liên quan của các bên…Ngoài ra có thể kể đến các điều khoản về sản phẩm quảng cáo, bản quyền sản phẩm quảng cáo, thẩm định xét duyệt sản phẩm quảng cáo, phương thức thực hiện, thời gian, thời lượng quảng cáo trên truyền hình, lịch phát sóng, điều khoản bảo mật, cách thức thanh toán, giải quyết tranh chấp …

Quyền và nghĩa vụ của các bên, hợp tác giữa các bên cung ứng dịch vụ, thời hạn hoàn thành dịch vụ, yêu cầu của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ, tiếp tục cung ứng dịch vụ sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, giá dịch vụ, thời hạn thanh toán là những nội dung được các bên thống nhất thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ QCTTH. Nếu không có thỏa thuận khác, những nội dung này sẽ theo quy định của Luật thương mại 2005 (từ điều 78 đến điều 87).

Tùy thuộc phạm vi sử dụng dịch vụ, hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình có thể là hợp đồng dịch vụ trọn gói, hợp đồng sản xuất sản phẩm quảng cáo, hợp đồng phát hành quảng cáo hay hợp đồng cho thuê phương tiện quảng cáo.

Nếu là hợp đồng quảng cáo trọn gói, bên cung ứng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình sẽ tham gia từ khâu lên kế hoạch cho dự án quảng cáo, sáng tạo ra

sản phẩm quảng cáo đến khâu phát hành quảng cáo, sử dụng phương tiện quảng cáo như thế nào, cũng như các thủ tục pháp lý cần thiết để tăng hiệu ứng truyền thông cho dự án quảng cáo. Do đó, bên cạnh hợp đồng chính được ký giữa người quảng cáo và bên kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên truyền hình, còn có thể tồn tại những hợp đồng có liên quan được ký giữa bên kinh doanh dịch vụ trọn gói và các bên khác. Ví dụ như hợp đồng phát hành quảng cáo giữa bên kinh doanh dịch vụ quảng cáo với các đài truyền hình, hay hợp đồng chuyển tải sản phẩm quảng cáo với người chuyển tải sản phẩm quảng cáo…

* Hình thức của hợp đồng:

Điều 110 Luật thương mại 2005 đã quy định: “Hợp đồng dịch vụ

quảng cáo thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”

Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định hợp đồng DVQCTTH phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị pháp lý tương đương nhằm mục đích lưu ý các bên cần thận trọng hơn khi giao kết kinh doanh và nhằm đảm bảo tính rõ ràng của việc tồn tại giao dịch kinh doanh, quyền và nghĩa vụ các bên, đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện và thực hiện đúng tiến độ, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)