TÁI NHIỄM THEO QUY TẮC KOCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số loài nấm hiện diện trên cây lúa (oryza sativa) nhiễm bệnh đạo ôn và cháy lá thu thập tại tỉnh an giang và kiên giang (Trang 47 - 53)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.TÁI NHIỄM THEO QUY TẮC KOCH

Thử nghiệm lây bệnh nhân tạo được tiến hành nhằm xác định lại nguyên nhân gây bệnh. Bệnh được tái nhiễm bằng cách cấy tác nhân gây bệnh lên bề mặt cây lúa theo cơ chế xâm nhiễm của nấm bệnh. 15 chủng nấm đại diện của 15 nhóm nấm thu được tại 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang lần lượt là AG 4.1.3, AG 3.4.2, AG 10.3.3, AG 3.1.3.1, AG 3.3.1, KG 1.1.1, KG 8.1.2, KG 10.1.1, KG 11.1.3, KG 14.1.1.1, KG 1.2.1, AG 6.1.4, AG 5.1.2, KG 23.3.2, KG 5.1.3 được tiến hành tái nhiễm trên giống lúa BC15. Kết quả đã tái nhiễm thành công 4 chủng lần lượt là: AG 6.1.4, AG 5.1.2, KG 23.3.2, KG 5.1.3 (Hình 3.19a1- a4), sau 10 ngày tái nhiễm 4 chủng tái nhiễm thành công có hiện tượng các cây lúa bắt đầu xuất hiện lá lúa vàng úa từ ngọn, sau 14 ngày thấy xuất hiện những đốm nâu đen trên lá và thân của cây lúa (Hình 3.19c1-c4) giống với vết bệnh thu được ngoài thực tế (Hình 3.1 và Hình 3.2) và có 11 chủng tái nhiễm không

thành công: AG 4.1.3, AG 3.4.2, AG 10.3.3, AG 3.1.3.1, AG 3.3.1, KG 1.1.1, KG 8.1.2, KG 10.1.1, KG 11.1.3, KG 14.1.1.1, KG 1.2.1. a1 a2 a3 a4 T1 b1 b4 b3 b2 T2 c1 c4 c3 c2

Hình 3.18. Mẫu lúa BC15-thường trước và sau khi tái nhiễm (a1-a4: Mẫu trước khi tái nhiễm; b1-b4: Mẫu sau khi tái nhiễm; c1-c4: Vết bệnh sau khi tái nhiễm; T1: Mẫu đối chứng trước khi tái nhiễm; T2: Mẫu đối chứng sau khi tái nhiễm)

Bảng 3.3. Kết quả phân lập làm thuần mẫu tái nhiễm

STT Chủng nấm

tái nhiễm

Kết quả tái nhiễm

Phân lập sau tái

nhiễm Đại diện

Thành công Không thành công 1 AG 4.1.3 x 2 AG 6.1.4 x T 4.1; T 4.2; T 4.3; K 4.1; K 4.2; K 4.3; T 4.4 T 4.3 3 AG 3.4.2 x 4 AG 10.3.3 x 5 AG 3.1.3.1 x 6 AG 3.3.1 x 7 AG 5.1.2 x T 1.1; T 1.2.1; K 1.3; T 1.2.2; K 1.1; K 1.1.1; T 1.4.1; K 1.2; K 1.2.1; T 1.2; T 1.3.1; T 1.2.2; T 1.3; T 1.3.2; T 1.4; T 1.5.1; T 1.4.1; T 1.5; T 1.6; T 1.7; T 1.8; T T 1.3

1.9; K 1.1.2 8 KG 1.1.1 x 9 KG 5.1.3 x T 2.1; T 2.1.1; K 2.1; K 2.2; T 2.2.1; T 2.2; T 2.3; T 2.4 T 2.3 10 KG 8.1.2 x 11 KG 10.1.1 x 12 KG 11.1.3 x 13 KG 14.1.1.1 x 14 KG 23.3.2 x T 3.1; T 3.1.1; T 3.2; K 3.1; T 3.3; K 3.2; T 3. 3 15 KG 1.2.1 x

Từ các mẫu lúa có dấu hiệu nhiễm nấm bệnh, phân lập và làm thuần được 44 chủng nấm sau tái nhiễm. Những chủng có hình thái giống nhau thì được xếp chung vào một nhóm. Kết quả quan sát hình thái cho thấy có 4 nhóm khác nhau lựa chọn 1 chủng ngẫu nhiên đại diện cho 4 nhóm chủng nấm phân lập được sau tái nhiễm (Bảng 3.3). Cụ thể, nhóm 1 thu được 23 chủng, nhóm 2 thu được 8 chủng, nhóm 3 thu được 6 chủng và nhóm 4 thu được 7 chủng, từng nhóm sẽ chọn ra 1 chủng nấm đại diện cho mỗi nhóm nấm phna lập được sau khi tái nhiễm thành công. Các chủng nấm tái nhiễm không thành công có thể bao gồm chủng nấm cơ hội và chủng nấm đối kháng, các chủng nấm này thường kí sinh trên côn trùng hoặc có sẵn trong đất trồng, chúng chỉ phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi hoặc phát triển để chống lại tác nhân nấm gây bệnh khác trên cây lúa. Chính vì lý do này 11 chủng tái nhiễm không thành công không phát triển trong môi trường tái

Đặc điểm quan sát hình thái

Nhóm 1 mẫu đặc trưng T 1.3

Hình 3.19. Hình thái nấm trên môi trường PDA và hình thái bào tử mẫu (a: mặt trên, b: mặt dưới, c: hình thái bào tử) trên, b: mặt dưới, c: hình thái bào tử)

Khuẩn lạc được cấy trên môi trường PDA, nhiệt độ 25oC, ánh sáng thường, tuổi phân loại 7 ngày, tốc độ hơi nhanh; dạng bột hạt to, mới đầu dạng nhung sợi nền trắng, sau hình thành thể quả có màu xám đen, mặt dưới không chuyển màu (Hình 3.20a,b). Cơ quan sinh sản: Chổi tỏa rộng. Cuống từ cơ chất, vách nhẵn, có phân nhánh, bào tử dạng hình cầu (Hình 3.20c). Chủng nấm T 1.3 có hình thái bào tử tương tự với chủng nấm AG 5.1.2.

Nhóm 2 mẫu đặc trưng T 2.3

Hình 3.20. Hình thái nấm trên môi trường PDA và hình thái bào tử mẫu (a: mặt trên, b: mặt dưới, c: hình thái bào tử) trên, b: mặt dưới, c: hình thái bào tử)

Khuẩn lạc được cấy trên môi trường PDA, nhiệt độ 25oC, ánh sáng thường, tuổi phân loại 8 ngày, tốc độ hơi chậm; dạng tơ bông trắng, mọc xồm như bông tơ, dầy vừa; tâm khuẩn lạc hồng cam, rìa màu trắng hồng nhạt, mặt trên tơ hồng phấn nhạt, mặt dưới hồng ánh cam nhạt, mép tơ trắng, không sinh

a b c

c

sắc tố (Hình 3.22a,b). Cơ quan sinh sản: Sợi nấm thành bó, tiểu bào tử rất nhiều, hình quả lê, thành chuỗi, có vách từ 0-1 vách ngăn (Hình 3.22c). Chủng nấm T 2.3 có hình thái bào tử tương tự với chủng nấm KG 5.1.3.

Nhóm 3 mẫu đặc trưng T 3.3

Hình 3.21. Hình thái nấm trên môi trường PDA và hình thái bào tử mẫu (a: mặt trên, b: mặt dưới, c: hình thái bào tử) trên, b: mặt dưới, c: hình thái bào tử)

Khuẩn lạc được cấy trên môi trường PDA, nhiệt độ 25oC, ánh sáng thường, tuổi phân loại 7 ngày, tốc độ rất nhanh, khắp peptri, dạng xơ mịn, mỏng, tơ, nền mà đen đậm; mặt trên màu trắng dần chuyển sang xám đen, tơ sát mặt thạch màu xám đen sậm; mặt dưới màu đen sậm ở tâm và rìa ngả trắng vàng nhạt (Hình 3.22a,b). Cơ quan sinh sản: Sợi nấm có vách ngăn. Cuống bào tử hơi xù xì và dày. Bào tử hình elip rộng, có vân dọc, thường dính lại ở đầu cuống, thể bình thành cục (Hình 3.22c). Chủng nấm T 3.3 có hình thái bào tử tương tự với chủng nấm KG 23.3.2.

Nhóm 4 mẫu đặc trưng T 4.3

a b c

Hình 3.22. Hình thái nấm trên môi trường PDA và hình thái bào tử mẫu (a: mặt trên, b: mặt dưới, c: hình thái bào tử) trên, b: mặt dưới, c: hình thái bào tử)

Khuẩn lạc được cấy trên môi trường PDA, nhiệt độ 25oC, ánh sáng thường, tuổi phân loại 7 ngày, tốc độ trung bình, dạng bông không mịn, vành đồng tâm, tâm nhô cao có màu trắng đục, rìa màu đen (Hình 3.23a,b). Cơ quan sinh sản: Bào tử hình bầu dục có các vách ngăn, đính lên thân hoặc nách chồi của sợi nấm (Hình 3.23c). Chủng nấm T 4.3 có hình thái bào tử tương tự với chủng nấm AG 6.1.4.

Bốn chủng nấm T1.3, T 2.3, T 3.3 và T 4.3 được chọn đại diện cho bốn nhóm nấm tái nhiễm thành công sẽ được phân tích vùng gen ITS và định danh chính xác tên khoa học để biết được cơ chế gây bệnh của từng loại nấm lên cây lúa nhằm tìm ra biện pháp khắc phục cho người dân trên địa bàn lúa nhiễm bệnh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số loài nấm hiện diện trên cây lúa (oryza sativa) nhiễm bệnh đạo ôn và cháy lá thu thập tại tỉnh an giang và kiên giang (Trang 47 - 53)