Kết quả hồi quy mơ hình theo phương pháp FGLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60 - 106)

Biến

NIM

Hệ số hồi quy Sai số

chuẩn Giá trị t Giá trị p-value LDR 0,0130264*** 0,0023672 5,50 0,000 SIC 0,0084886*** 0,002372 3,58 0,000 SD 0,0202137*** 0,0042895 4,71 0,000 CAP 0,0106982 0,0159723 0,67 0,503 LISTED 0,0011173 0,0010438 1,07 0,284 CR 0,2204517*** 0,0605916 3,64 0,000 RES -0,0154979 0,0162589 -0,95 0,340 OC 1,453725*** 0,1077798 13,49 0,000 MS -0,0091696 0,0160853 -0,57 0,569 CR3 0,0632869* 0,0373371 1,70 0,090 INF -0,0445968** 0,0226719 -1,97 0,049 GRO -0,2571695** 0,1173573 -2,19 0,028

_cons -0,0189805** 0,0095415 -1,99 0,047 Số quan sát 168 Wald chi2(12) 544,61 Prob > chi2 0,0000

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ phần mềm Stata – phiên bản 13.0)

Ghi chú: ***, ** ,* có ý nghĩa thống kê với mức ý nghı̃a lần lượt là 1%, 5%, 10%.

Với biến phụ thuộc là NIMit, sau khi sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan, mơ hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1% (do Prob = 0,0000) nên mơ hình hồi quy được xây dựng là phù hợp.

Vậy, kết quả mơ hình nghiên cứu có phương trình như sau:

NIMit = -0,0189805 + 0,0130264LDRit + 0,0084886 SICit + 0,0202137SDit + 0,2204517CRit + 1,453725OCit + 0,0632869CR3it - 0,0445968INFit -

0,2571695GROit + εit

4.4. Thảo luận kết quả

Bảng 4.10: Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu và kết quả thực nghiệm Biến

quan sát

Biến phụ thuộc NIM

Giả thuyết Kết quả

Ảnh hưởng Ảnh hưởng Mức ý nghĩa

LDR + + ***

SIC + + ***

SD + + ***

LISTED + + Khơng có ý nghĩa thống kê

CR + + ***

RES + - Khơng có ý nghĩa thớng kê

OC + + ***

MS + - Khơng có ý nghĩa thớng kê

CR3 - + *

INF + - **

GRO - - **

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ giả thuyết ở chương 3 và kết quả hồi quy Bảng 4.10). Ghi chú: ***, ** ,* có ý nghı̃a thống kê với mức ý nghı̃a lần lượt là 1%, 5%,

10%; (+): ảnh hưởng cùng chiều, (-): ảnh hưởng ngược chiều.

Bảng 4.10 tổng hợp về dấu tác động của giả thuyết nghiên cứu và kết quả hồi quy, cho thấy kết quả thực nghiệm chưa nhất quán so với kỳ vọng ban đầu. Có những kết quả thống nhất với giả thuyết ban đầu nhưng có những kết quả khác thì khơng thống nhất với giả thuyết. Sau đây là những phân tích kết quả về ảnh hưởng của các nhân tố đã đề cập đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 28 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2017.

4.4.1. Tác động của tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động (LDR) đến NIM

Biến LDR tác động cùng chiều (0,0130) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% phù hợp với kết quả nghiên cứu trước và kỳ vọng của tác giả. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động tăng lên 1% thì tỷ lệ lãi cận biên sẽ tăng 0,0130%. Nguyên nhân do khi LDR tăng khiến cho cấu trúc vốn của ngân hàng tăng độ rủi ro, do đó các ngân hàng sẽ yêu cầu một mức NIM cao hơn để bù đắp rủi ro có thể xảy ra, giả thuyết H1 được chấp nhận.

4.4.2. Tác động của quy mơ tín dụng cá nhân (SIC) đến NIM

Biến SIC tác động cùng chiều (0,0085) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% phù hợp với kỳ vọng của tác giả. Quy mơ tín dụng cá nhân có mối tương quan dương với tỷ lệ lãi cận biên; trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi tỷ

trọng tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ tăng lên 1% thì tỷ lệ lãi cận biên sẽ tăng 0,0085%, giả thuyết H2 được chấp nhận. Tín dụng cá nhân nếu được duy trì ở mức độ hợp lý sẽ góp phần gia tăng biên lợi nhuận cho ngân hàng vì so với tín dụng bán bn thì tín dụng cá nhân đem lại mức chênh lệch lãi thuần cao hơn do chính sách lãi suất thỏa thuận, ít bị ràng buộc bởi các quy định. Đồng thời, tín dụng cá nhân sẽ góp phần đa dạng hóa nền khách hàng làm phân tán rủi ro tín dụng, hạn chế tổn thất khi xảy ra những biến động về môi trường ngành nghề của các doanh nghiệp.

4.4.3. Tác động của quy mô huy động vốn không kỳ hạn (SD) đến NIM

Biến SD tác động cùng chiều (0,0202) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% phù hợp với kỳ vọng của tác giả. Quy mô huy động vốn khơng kỳ hạn có mối tương quan dương với tỷ lệ lãi cận biên; trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động tăng lên 1% thì tỷ lệ lãi cận biên sẽ tăng 0,0202%, giả thuyết H3 được chấp nhận. Tiền gửi khơng kỳ hạn là nguồn vốn huy động có chi phí thấp, nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn này ở một tỷ trọng cao và ổn định thì có thể xem xét sử dụng để tài trợ vốn cho vay thay vì chỉ sử dụng nguồn vốn có kỳ hạn với chi phí trả lãi cao hơn. Do đó, tận dụng được nguồn vốn huy động khơng kỳ hạn được duy trì ở mức ổn định sẽ góp phần gia tăng biên lợi nhuận cho ngân hàng, đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế vì đây là nguồn tiền thường xuyên được duy trì ổn định để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.

4.4.4. Tác động của quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) đến NIM

Trong mơ hình nghiên cứu, biến CAP có tương quan dương với NIM nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Hầu hết các nghiên cứu đều tìm ra mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên như: Saunders và Schumacher (2000), Husni Khrawish, Mohammad Al-Abadi và Maysoon Hejazi (2008). Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong kết quả thực nghiệm có thể xuất phát từ việc khát vốn tại thị trường Việt Nam, các chủ thể trong nền kinh tế ln trong tình trạng khan vốn để sản xuất kinh doanh, các ngân hàng huy động mọi cách để có được nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu đó, các tổ chức kinh tế và

người dân sẽ gửi tiền ở các ngân hàng chào lãi suất cao, ít quan tâm đến quy mơ vốn chủ sở hữu cũng như tình hình tài chính của ngân hàng. Do đó, tác động của quy mơ vốn chủ sở hữu đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại thị trường Việt Nam là không rõ ràng, bác bỏ giả thuyết H4.

4.4.5. Tác động của tình trạng niêm yết đến NIM

Tình trạng niêm yết tác động cùng chiều đến NIM nhưng khơng có ý nghĩa thống kê, chưa đủ cơ sở để kết luận. Do đó, kết quả nghiên cứu cũng này khác biệt so với nghiên cứu của Klomp & Haan (2015) khi các tác giả chỉ ra rằng các ngân hàng niêm yết có mức lợi nhuận gia tăng một cách tương đối ổn định so với các ngân hàng không niêm yết. Tuy nhiên trong mẫu nghiên cứu tại thị trường Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại cũng gồm những ngân hàng đã niêm yết chiếm số lượng tương đối ít, điều này có thể khiến cho tác động của tình trạng niêm yết đến NIM là khơng đáng kể, bác bỏ giả thuyết H5. Ngồi ra, thực tế tại Việt Nam việc cổ phần của ngân hàng có được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn hay khơng mang ý nghĩa chuẩn hóa cổ phần nhiều hơn là nhấn mạnh vào khả năng sinh lời của ngân hàng.

4.4.6. Tác động của rủi ro tín dụng (CR) đến NIM

Tác động của rủi ro tín dụng đến NIM là có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết ban đầu về tác động cùng chiều của rủi ro tín dụng đến NIM, giả thuyết H6 được chấp nhận. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi rủi ro tín dụng tăng 1% thì tỷ lệ lãi cận biên sẽ tăng 0,2205%. So với lý thuyết và các nghiên cứu trước, kết quả này mang tính tương đồng. Điều này có thể được lý giải do rủi ro tín dụng làm cho tỷ lệ nợ xấu cao buộc các ngân hàng phải tăng biên lợi nhuận có ý nghĩa như một khoản phí bảo hiểm rủi ro để bù đắp rủi ro có thể xảy ra.

4.4.7. Tác động của dự trữ ngân hàng (RES) đến NIM

Dự trữ làm phát sinh chi phı́ cơ hội do ngân hàng buộc phải nắm giữ phần vốn nhằm đảm bảo cho khả năng thanh khoản thay vì đem đầu tư vớn đó ở thị trường mở để kiếm được lợi nhuận cao hơn. Kết quả hồi quy cho thấy hệ số ước lượng của biến

RES mang giá trị âm và khơng có ý nghĩa thống kê, chưa đủ cơ sở để kết luận. Điều này hồn tồn khơng phù hợp với giả thuyết ban đầu về tác động cùng chiều của dự trữ ngân hàng đến NIM. Thực tế tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại ngầm hiểu các khoản dự trữ của ngân hàng cần phải bắt buộc tuân theo luật định nên họ mặc nhiên khơng có xu hướng chuyển giao chi phí cơ hội của việc dự trữ cho khách hàng, do đó biên lợi nhuận hầu như khơng bị ảnh hưởng.

Vậy có thể kết luận dựa trên giá trị kiểm định mơ hình hồi quy rằng, dự trữ ngân hàng không tác động đến NIM của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Nghĩa là bác bỏ giả thuyết H7: Dự trữ ngân hàng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

4.4.8. Tác động của chi phí hoạt động (OC) đến NIM

Hệ số ước lượng của biến OC mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy có tồn tại sự tác động của nhân tố chi phí hoạt động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Trong điều kiện các yếu tớ khác khơng đổi, khi chi phí hoạt động tăng 1% thì thu nhập lãi cận biên tăng 1,4537%. Kết quả này thống nhất với kỳ vọng ban đầu của tác giả và kết quả các nghiên cứu trước, giả thuyết H8 được chấp nhận. Kết quả cho thấy chi phí hoạt động có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ lệ NIM, có nghĩa là khi chi phı́ hoạt động của ngân hàng tăng lên cao hơn thì ngân hàng sẽ thiết lập tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao hơn. Điều này là do các ngân hàng chịu chi phí hoạt động cao hơn có xu hướng tính thu nhập lãi cận biên cao hơn để bù đắp cho chi phí hoạt động tăng thêm.

4.4.9. Tác động của thị phần (MS) đến NIM

Giả thuyết sức mạnh thị trường tương đới (RMP) cho rằng chỉ có những ngân hàng có thị phần lớn có thể duy trì được sức mạnh thị trường và có thể thiếp lập tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao hơn. Do đó, giả thuyết RMP ủng hộ mới quan hệ đờng biến giữa yếu tố thị phần và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, hệ số ước lượng của biến thị phần (MS) mang giá trị âm và khơng có ý nghĩa thớng kê. Do đó, khơng có bằng chứng về sự ảnh hưởng của biến MS đến NIM tại thị trường NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2017, giả thuyết H9 bị bác bỏ. Kết

quả này trái ngược với kỳ vọng của tác giả và kết quả của các nghiên cứu trước trên thế giới khi cho rằng thị phần có ảnh hưởng cùng chiều lên tỷ lệ NIM và có ý nghĩa thống kê. Giả thuyết sức mạnh thị trường tương đối (RMP) bị bác bỏ ở thị trường các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2017. Yếu tố thị phần khơng có ý nghĩa thớng kê có thể giải thích là do thị phần trong nghiên cứu này được tính bằng thị phần về mặt tổng tài sản, có thể do tổng tài sản khơng tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động kinh doanh tạo ra thu nhập lãi trực tiếp cho ngân hàng nên thị phần tổng tài sản cũng khơng có tác động đáng kể lên NIM.

4.4.10. Tác động của mức độ tập trung ngành (CR3) đến NIM

Tác động của mức độ tập trung ngành thông qua chỉ số CR3 đến NIM trong nghiên cứu này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Điều này chỉ ra sự khác biệt với ma trận hệ số tương quan, khi tác động của CR3 đến NIM là đồng biến với mức độ tác động là 0,0633; giả thuyết H10 bị bác bỏ. Kết quả nghiên cứu trái ngược với kỳ vọng dấu ban đầu của tác giả và có ý nghĩa thống kê, có thể do tại các thị trường tập trung cao thì các ngân hàng sẽ áp lãi suất cho vay cao hơn và trả lãi tiền gửi thấp hơn, do đó mở rộng biên lợi nhuận của ngân hàng. Nguyên nhân là do khi thị trường ngân hàng có mức độ tập trung cao thì ngân hàng có được sức mạnh độc quyền nhờ hoạt động liên kết, do đó các ngân hàng có thể giữ tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao hơn.

4.4.11. Tác động của lạm phát (INF) đến NIM

Tác động của lạm phát đến NIM là tác động âm và khơng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này trái với kỳ vọng về dấu ban đầu của tác giả, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì sẽ làm NIM giảm 0,0446%, bác bỏ giả thuyết H11. Các nghiên cứu trước cho thấy trong trung và dài hạn, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất của để bù đắp chi phí lạm phát và sẽ tăng lãi suất biên. Tuy nhiên, có thể do tỷ lệ lạm phát thấp (các năm đều dưới 7%) và ổn định trong mẫu nghiên cứu tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 – 2017 nên các ngân hàng không điều chỉnh phần bù chi phí lạm phát vì rất ít dẫn đến lạm phát tác động làm giảm tỷ lệ lãi cận biên.

4.4.12. Tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRO) đến NIM

Tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế đến NIM là tác động âm và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu của tác giả và các nghiên cứu trước, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi nền kinh tế tăng trưởng 1% thì sẽ tác động làm giảm 0,2572% NIM, chấp nhận giả thuyết H12. Điều này có thể được lý giải rằng tăng trưởng kinh tế mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế, các ngân hàng hoạt động trong một môi trường tương đối dễ dàng, nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh và do đó có thể yêu cầu mức lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 thực hiện phân tích thống kê mơ tả các biến quan sát trong mơ hình về giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn và thực hiện phân tích ma trận hệ số tương quan để có nhận định sơ bộ về mẫu dữ liệu và mối tương quan giữa các cặp biến quan sát. Sau đó, nghiên cứu thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tiến hành ước lượng hồi quy, lựa chọn mơ hình phù hợp và kiểm định cũng như xử lý các vi phạm của mơ hình.

Kết quả hồi quy bằng phương pháp FGLS cho thấy các biến LDR, SIC, SD, CR, OC, CR3 có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong khi đó, biến INF và GRO lại có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Các biến cịn lại trong mơ hình khơng có ý nghĩa thống kê. Các kết quả trên phần lớn phù hợp với lý thuyết cũng như thực tiễn ngành ngân hàng tại Việt Nam. Kết quả mơ hình hồi quy đã xác định được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng nhân tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Đây cũng là chương khép lại kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại Việt Nam.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nội dung Chương 5 sẽ tổng kết lại những điểm chính trong đề tài nghiên cứu, thể hiện ý nghĩa của đề tài. Đồng thời thảo luận các kiến nghị và nêu lên các hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 60 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)