Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73)

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Kết quả định lượng của bài nghiên cứu có thể gợi ý giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực thi các chính sách linh hoạt trong việc hạ lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, qua đó có tác dụng thúc đẩy đầu tư, kích thích tăng tổng cầu, góp phần tăng trưởng kinh tế. Cụ thể khi Ngân hàng Nhà nước công bố hạ lãi suất cho vay của các ngân hàng thì để đảm bảo NIM lợi nhuận kỳ vọng thì các ngân hàng

có thể hạ lãi suất huy động nhằm cắt giảm chi phí trả lãi. Hoặc các Ngân hàng có thể cắt giảm chi phí hoạt động để đảm bảo NIM. Tuy nhiên lãi suất huy động giảm thì rất khó khăn trong việc huy động, các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang các kênh đầu tư khác có mức sinh lợi cao hơn. Vì thế, các Ngân hàng bằng cách cân đối lãi suất huy động bình quân đầu vào bằng cách thay đổi cơ cấu nguồn tiền gửi huy động, đưa ra các chính sách gia tăng các loại tiền huy động lãi suất thấp như tiền gửi thanh toán, đảm bảo được điều kiện về lãi suất cho vay vừa đảm bảo NIM.

Ngoài ra, nếu nền kinh tế tăng trưởng tốt, tín dụng tăng trưởng ổn định thì các ngân hàng thương mại có xu hướng hạ tỷ lệ NIM để nâng cao vị thế cạnh tranh, qua đó giảm lãi suất cho vay, môi trường tăng trưởng kinh tế tốt được xem như phần bù cho NIM kỳ vọng. Đồng thời cần tăng tính minh bạch thông tin và khả năng tiếp cận thông tin của các chủ thể tham gia thị trường. Điều này sẽ giảm thiểu các chi phí do bất cân xứng thông tin, chi phí hành chính...làm gia tăng hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng

Qua bài nghiên cứu, ta thấy các ngân hàng thương mại có thể hạ NIM kỳ vọng khi rủi ro tín dụng giảm nên ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ (mục đích sử dụng vốn, tỷ lệ tài sản bảo đảm, phương pháp định giá, kiểm tra sau vay,…) hoạt động tín dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống, qua đó các ngân hàng có thể cho vay ở mức lãi suất thấp nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời kỳ vọng.

Đảm bảo mức độ lạm phát ở mức ổn định

Hoạt động của nền kinh tế thị trường phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề lạm phát. Lạm phát gia tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các mặt hoạt động trong nền kinh tế. Lạm phát cao có thể làm cho việc trả nợ dễ dàng hơn do việc giảm giá trị thực của các khoản vay nợ. Tuy nhiên, lạm phát cao cũng có thể là giảm khả năng trả nợ của người vay do việc giảm thu nhập thực tế của khách hàng dẫn đến nguy cơ gia tăng nợ xấu. Hơn nữa, khi xem xét đến lãi suất cho vay, lạm phát có thể làm giảm

khả năng trả nợ của người vay bởi vì người cho vay sẽ điều chỉnh lãi suất để duy trì thu nhập thực tế, là kết quả của việc thực thi chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát. Theo bài nghiên cứu thì lạm phát tăng làm giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Do đó, Chính phủ cần thực thi chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa một cách hợp lý, giúp lạm phát ở mức vừa phải, góp phần ổn định nền kinh tế thị trường; mặt khác giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

5.3. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.3.1. Các hạn chế

Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra một số hạn chế của đề tài:

- Thời đoạn nghiên cứu chưa đủ dài để khẳng định ý nghĩa thống kê của một số biến mà theo lý thuyết và các nghiên cứu trước là có tác động đến tỷ lệ lãi cận biên. Thông thường, đối với các nghiên cứu về tác động của các yếu tố kinh tế sẽ có thời đoạn tương đương với một chu kỳ kinh tế (khoảng 10 năm) để các yếu tố của nền kinh tế được theo dõi đầy đủ và ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy sẽ tốt hơn. Nghiên cứu này chỉ thu thập dữ liệu trong thời đoạn 6 năm từ 2012 đến 2017. Một số biến có thể áp dụng một phương pháp kiểm định khác thì sẽ thể hiện đầy đủ ý nghĩa hơn là trong một mô hình hồi quy. Cụ thể đối với tình trạng niêm yết của ngân hàng (LISTED), có thể dùng kiểm định sự khác biệt t – test để đánh giá tốt hơn tác động của tình trạng này đến sự khác biệt trong tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng.

- Đề tài này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam là một đề tài đã được một vài tác giả ở Việt Nam nghiên cứu trong thời gian vừa qua nên tính mới lạ của đề tài có phần bị hạn chế. Tuy vấn đề nghiên cứu về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là một vấn đề đã được nghiên cứu tại Việt Nam nhưng vẫn không ngừng khiến nhiều nhà kinh tế chú ý đến và bỏ công sức nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này trong bối cảnh hiện nay. Bởi vì tính thiết thực của nó và mỗi nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau sẽ cho ra kết quả và độ tin cậy khác nhau. Do đó, các nghiên cứu cần được thực hiện thường xuyên để cập nhật những xu thế mới của nền kinh tế.

- Đề tài này ứng dụng các kết quả nghiên cứu tương tự tại các nước khác và khảo sát các kết quả này tại Việt Nam nên chưa thực hiện khảo sát toàn diện nhằm tìm ra nhiều nhất (nếu có thể) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam. Điều này có thể khiến cho một số nhân tố khác có gây ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam thực sự bị bỏ qua. Đây là cũng một điểm hạn chế nữa của đề tài này.

- Do hạn chế về thời gian, kiến thức, kinh nghiệm và khả năng thu thập số liệu nên đề tài này chủ yếu nghiên cứu đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 28 NHTM tại Việt Nam, không nghiên cứu được các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng có 100% vốn ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

5.3.2. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Dựa trên các hạn chế đã được chỉ ra của nghiên cứu này, các nghiên cứu tiếp theo có thể được thực hiện theo hướng:

- Mở rộng hơn thời gian lấy mẫu và số lượng ngân hàng sẽ mang lại tính chính xác cao hơn cho nghiên cứu trong tương lai. Mẫu sẽ có tı́nh đại diện hơn khi có thêm nguồn dữ liệu và sẽ giảm thiểu những sai biệt trong kết quả nghiên cứu.

- Sử dụng các phương pháp hồi quy khác như hồi quy hai giai đoạn, phương pháp mô men tổng quát (GMM) hoặc sử dụng phương pháp kiểm định sự khác biệt t – test đối với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giữa các ngân hàng niêm yết và chưa niêm yết để có thể so sánh sự khác biệt về giá trị kiểm định hệ số hồi quy của mô hình theo những phương pháp khác nhau. Từ đó lựa chọn phương pháp hồi quy tốt hơn cho mô hình nghiên cứu.

- Ngoài ra, nghiên cứu có thể mở rộng hơn thông qua việc bổ sung thêm nhiều nhân tố khác vào mô hình mà nghiên cứu trước chưa thực hiện như sự đa dạng của các sản phẩm tiền gửi và cho vay cũng như cơ cấu kỳ hạn của chúng, mở rộng phạm vi nghiên cứu đến một số nước có nền kinh tế tương đồng, nhằm so sánh sự ảnh hưởng của các nhân tố đến NIM ngân hàng các nước đó với kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Bên cạnh hướng nghiên cứu tìm ra các nhân tố tác động đến NIM, nghiên cứu tương lai có thể hướng đến vấn đề NIM tối ưu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Chương 5 đã tóm tắt các kết quả nghiên cứu để làm căn cứ đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các NHTM phải thường xuyên xem xét việc gia tăng quy mô tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ, phát triển quy mô huy động vốn không kỳ hạn, đa dạng hình thức huy động vốn, đa dạng hóa các nguồn thu nhập để cân bằng rủi ro tín dụng cũng như cân đối giữa chi phí hoạt động và thu nhập của Ngân hàng. Các kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước là tùy vào mục tiêu chính sách tiền tệ từng thời kỳ mà NHNN có thể xem xét việc giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực thi chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa một cách hợp lý, giúp lạm phát ở mức vừa phải góp phần ổn định nền kinh tế thị trường; mặt khác giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời, chương 5 cũng đưa ra các hạn chế về đề tài như về mẫu nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2012 – 2017, Báo cáo thường niên. 2. Ngân hàng thương mại Việt Nam 2012 – 2017, Báo cáo tài chính.

3. Nguyễn Đăng Dờn 2010, Quản trị Ngân hàng Thương mại hiện đại, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền 2014, ‘Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại Việt Nam’,

Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014) 55-65.

5. Nguyễn Minh Sáng và các cộng sự 2014, ‘Phân tích các nhân tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 19 (2014), Trang 21 – 26.

6. Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương 2015, ‘Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp chí Tài chính – Tiền tệ, nghiên cứu kinh tế số 450.

7. Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương 2013, ‘Tác động của loại hình sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp chí Khoahọc, Số1, Trang 31 –37.

8. Phạm Minh Điển, Dương Thị Kim Hoàng và Dương Quỳnh Nga 2017, ‘Ảnh hưởng của chỉ số Lerner, chỉ số HHI và chi phí cơ hội của dự trữ đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại’, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Số58(1), Trang 3–15.

9. Quyết định 1425/QĐ-NHNN ngày 07/07/2017 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại thông tư số 39/2016/TT- NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

11.Trương Quang Thông 2012, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP.HCM.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Afanisieff, T., Lhacer, P., and Nakane, M. 2002, ‘The determinants of bank interest spread in Brazil’, Centre for Latin American Monetary Studies, Money Affairs, 15 (July-December (2)), 183-207.

2. Angbazo, L. 1997, ‘Commercial bank net interest margins, default risk, interest rate risk and offbalance sheet banking’, Journal of Banking and Finance, 21, 55-87.

3. Claessens, S., Demirgüç-Kunt, A., & Huizinga, H. 2001, ‘How does Foreign Entry affect Domestic Banking Markets’, Journal of Banking and Finance, 25, p. 891-911.

4. Claeys, S., Vander Vennet, R. 2008, ‘Determinants of bank interest margins in Central and Eastern Europe: a comparison with the west’, Economic Systems,

32, 197–216.

5. Demirguc-Kunt, A., & Huizinga, H. 1999, ‘Determinants of commercial bank interest margins and profitability: Some international evidence’, World Bank Economic Review, 13(2), 379–408.

6. Doliente, J. S. 2005, ‘Determinant of bank net interest rate margins of Southeast Asia’, Applied Financial Economics Letters, Vol. 1, No. 1, pp. 53 – 57.

7. Fungacova, Z., Poghosyan, T. 2011, ‘Determinants of bank interest margins in Russia: Does bank ownership matter?’, Economic Systems 35 (2011), 481- 495.

8. Gambacorta, L. 2000, ‘How do banks set interest rates?’, European Economic Review, 52 (2008), 792-819.

9. Gelos, G. 2008, ‘Banking spreads in Latin America’, Economic Inquiry, 47, 796–814.

10.Gertler, M., Kiyotaki, N. 2011, ‘Financial intermediation and credit policy in business cycle analysis’, Handbook of Monetary Economics, Vol. 3A, ISSN 0169-7218, Elsevier B. V.

11.Hawtrey, K. and Liang, H. 2008, ‘Bank interest margins in OECD countries’,

North American Journal of Economics and Finance, 19 (2008) 249-260.

12.Ho, T., Saunders, A. 1981, ‘The determinants of bank interest margins: theory and empirical evidence’, Journal of Financial and Quantitative Analysis, 16, 581-600.

13.Husni Khrawish, Mohammad Al-Abadi and Maysoon Hejazi 2008,

‘Determinants of Commercial Bank Interest Rate Margins: Evidence from Jordan’, Jordan Journal of Business Administration, Volume 4, No. 4.

14.Kasman, A., Tunc, G., Vardar, G., Okan, B. 2010, ‘Consolidation and commercial bank net interest margins: evidence from the old and new European Union members and candidate countries’, Economic Modelling, 27, 648–655.

15.Klomp and Haan 2015, ‘Bank regulation and financial fragility in developing countries: Does bank structure matter?’, Review of Development Finance, Vol 5, Issue 2, December 2015, 82-90.

16.Lerner, E.M. 1981, ‘Discussion. The determinants of bank interest margins: Theory and empirical evidence’, Journal of Financial and Quantitative Analysis, XVI (4), 601-602.

17.Martinez, P., & Mody, A. 2004, ‘How Foreign Participation and Market Concentration Impact Bank Spreads: Evidence from Latin America’, Journal of Money, Credit and Banking, 36 (3), p. 511-537.

18.Maudos, J., Fernandez de Guevara, J. 2004, ‘Factors explaining the interest margin in the banking sectors of the European Union’, Journal of Banking & Finance, 28, 2259-2281.

19.McShane, W., Sharpe, G. 1985, ‘A time series/ cross section analysis of the determinants of Australian trading bank loan/deposit interest margins: 1962- 1981’, Journal of Banking & Finance, 9, (1), p. 115-136.

20.Naceur, S. B. and Goaied, M. 2008, ‘The Determinants of Commercial Bank Interest Margin and Profitability: Evidence from Tunisia’, Frontiers in Finance andEconomics, Vol.5 No1, 106–13.

21.Saunders, A., Schumacher, L. 2000, ‘The determinants of bank interest margins: an international study’, Journal of International Money and Finance, 19 (2000), 813-832.

22.Schwaiger, M., Liebeg, D. 2008, ‘Determinants of bank interest margins in Central and Eastern Europe’, OeNB Financial Stability Report, Austrian National Bank, Vienna.

23.Stewart, C., Matousek, R., Nguyen, T.N. 2016, ‘Efficiency in the Vietnamese banking system: A DEA double bootstrap approach’, Research in International Business and Finance, 36 (2016), 96-111.

24.Tarus, D.K., Chekol, Y.B., Mutwol, M. 2012, ‘Determinants of net interest margins of commercial banks in Kenya: A panel study’, Procedia Economics and Finance, 2 (2012) 199-208.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG TRONG NGHIÊN CỨU

STT TÊN NGÂN HÀNG KÝ HIỆU

1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam AGRIBANK

2 Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt

Nam BIDV

3 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB

4 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam VIETINBANK

5 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB

6 Ngân hàng TMCP An Bình ABBANK

7 Ngân hàng TMCP Bắc Á BẮC Á

8 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam EXIMBANK 9 Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP. HCM HD BANK

10 Ngân hàng TMCP Kiên Long KIÊN LONG

11 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt LIÊN VIỆT

12 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MARITIME BANK

13 Ngân hàng TMCP Quân Đội MB BANK

14 Ngân hàng TMCP Nam Á NAM Á

15 Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB

16 Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB

17 Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex PGBANK

18 Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín SACOMBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)