Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 31)

Xuất phát điểm về lý thuyết các nhân tố tác động đến NIM ngân hàng phải kể đến là nghiên cứu của Ho và Saunders (1981) tạo tiền đề cho rất nhiều nghiên cứu sau này về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Nghiên cứu của Ho và Saunders (1981) phân tích lãi cận biên dựa trên giả thuyết về tự bảo hiểm và độ thỏa dụng mong đợi. Trong mô hình, tác giả cho rằng ngân hàng luôn tìm cách làm cho thời hạn của tài sản có và tài sản nợ cân xứng với nhau, nhằm tránh rủi ro tái đầu tư hoặc rủi ro tái

tài trợ nảy sinh từ sự không cân xứng trong thời hạn của các khoản cho vay và các khoản tiền gửi, đồng thời giả định rằng các ngân hàng hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận mong đợi hoặc tối đa hóa độ thỏa dụng mong đợi từ lợi nhuận. Theo tác giả thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên bao gồm chênh lệch lãi suất thuần và chênh lệch lãi suất bù đắp cho chi phí lãi ẩn, chi phí cơ hội của dự trữ bắt buộc và rủi ro tín dụng. Tuy nhiên mô hình của Ho và Saunders tồn tại khuyết điểm mà theo Lerner (1981) cho rằng ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, có chức năng sản xuất nhất định trong hoạt động trung gian tài chính. Nếu ngân hàng có chi phí hoạt động không hiệu quả có thể tác động tiêu cực đến lãi cận biên. Năm 1985, McShane và Sharpe xây dựng mô hình dựa trên thuyết tự bảo hiểm và cho rằng rủi ro tại thị trường Úc gắn liền với sự thay đổi liên tục lãi suất ngắn hạn của thị trường tiền tệ chứ không phải gắn với lãi suất huy động và cho vay. Tiếp theo năm 1997, Angbazo xây dựng mô hình thực nghiệm bao gồm các yếu tố như vị thế ngân hàng, rủi ro vỡ nợ, biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ và thêm các yếu tố như tương tác giữa rủi ro vỡ nợ và biến động lãi suất.

Các nghiên cứu thực nghiệm của Saunders và Schumacher (2000) về các nhân tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng trong giai đoạn 1988 – 1995 đã chỉ ra chi phí cơ hội, chi phí lãi ngầm, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, vị thế ngân hàng và biến động lãi suất có tác động cùng chiều đến NIM. Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) nhận thấy rằng tại các nước đang phát triển, các ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ lãi cận biên cao hơn các ngân hàng trong nước và ngược lại ở các nước phát triển thì các ngân hàng trong nước có mức lãi cận biên cao hơn. Claessens và cộng sự (2001) điều tra sự tác động về sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài lên hoạt động của ngân hàng trong nước bằng cách sử dụng mẫu tương tự trên toàn thế giới. Tác giả nhận thấy rằng sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài cải thiện khả năng sinh lời của ngân hàng trong nước. Afanisieff và cộng sự (2002) đã hồi quy dữ liệu bảng của 142 ngân hàng tại Brazil và thấy rằng quy mô ngân hàng, chi phí cơ hội và chi phí hoạt động tác động cùng chiều với NIM. Bên cạnh

đó, các biến số vĩ mô như: lãi suất thị trường, sự biến động lãi suất thị trường, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng tác động mạnh đến NIM.

Nghiên cứu của Maudos và Fernandez de Guevara (2004) thực hiện trên các ngân hàng tại 5 quốc gia châu Âu trong giai đoạn từ năm 1993-2000, kết quả cho thấy các nhân tố tác động đồng biến với tỷ lệ lãi cận biên như: vị thế ngân hàng, chi phí hoạt động, mức ngại rủi ro, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, chi phí lãi ngầm, chi phí cơ hội và chất lượng quản lý, tất cả đều phù hợp với mô hình lý thuyết của Ho và Saunders.

Một số nghiên cứu khác gần đây hơn như nghiên cứu của Husni Khrawish, Mohammad Al-Abadi và Maysoon Hejazi (2008) về các yếu tố quyết định tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NHTM dùng mô hình tương tự như của Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) cho 13 NHTM tại Jordan trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 2005. Bài nghiên cứu sử dụng 5 biến giải thích đặc trưng nội tại của ngân hàng là chi phí hoạt động, vốn chủ sở hữu, cho vay, quy mô ngân hàng, thị phần ngân hàng và 3 biến vĩ mô là tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái. Kết quả chỉ ra rằng cả 5 yếu tố nội tại của ngân hàng có ý nghĩa thống kê đến biến nghiên cứu. Khi ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp và cho vay nhiều thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng cao. Biến số chi phí hoạt động cho thấy ngân hàng có xu hướng chuyển phần chi phí này qua cho khách hàng bằng cách tăng lãi suất cho vay, giảm lãi suất huy động và các ngân hàng nhỏ thì có hiệu quả hoạt động thấp hơn do khả năng chuyển phần chi phí này cho khách hàng kém hơn. Bên cạnh đó, biến vốn chủ sở hữu có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều đến tỷ lệ lãi cận biên, được giải thích rằng ngân hàng có cơ cấu vốn chủ sở hữu cao thì phản ánh chi phí phá sản thấp vì vậy làm giảm chi phí vốn. Với biến cho vay được tính bằng cho vay trên tổng tài sản, tác giả thấy có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa đến NIM, cho rằng ngân hàng đã có nhiều động thái giám sát hơn đối với quá trình cho vay của mình. Cũng có khả năng rằng các ngân hàng muốn tăng trưởng bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng và giám sát, tuy nhiên, ngân hàng có khả năng kiểm soát được nợ xấu ở tỷ lệ thấp nên mang lại tỷ lệ lãi cận biên cao hơn. Biến quy mô ngân hàng có

tác động ý nghĩa đến biến phụ thuộc, bởi vì các ngân hàng lớn có uy tín thương hiệu được biết đến rộng rãi thì có khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và tăng tính cạnh tranh hơn. Biến thị phần ngân hàng mang lại kết quả khó giải thích hơn, vì tác động là khá chênh lệch giữa các ngân hàng, nhưng kết luận được đưa ra là các ngân hàng ở Jordan không có quyền định giá trong thị trường và các ngân hàng không hoạt động hiệu quả thì tỷ lệ lãi biên được phản ánh rất đúng đắn và hợp lý. Các biến vĩ mô không mang lại ý nghĩa thống kê, tuy nhiên ảnh hưởng tích cực của biến tốc độ tăng trưởng chỉ ra rằng các hành động nhằm dỡ bỏ những quy định, rào cản về chính sách, quy định cùng với những tiến bộ công nghệ mang lại những bước tiến trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho phần chênh lệch lãi suất cao hơn và từ đó sẽ làm lợi nhuận cao hơn.

Hawtrey và Liang (2008) nghiên cứu các nhân tố tác động đến NIM ngân hàng bằng cách thu thập dữ liệu bảng trong lĩnh vực ngân hàng tại 14 quốc gia OECD trong giai đoạn từ năm 1987 đến 2001 và nhận thấy rằng các nhân tố tác động cùng chiều đến NIM ngân hàng bao gồm: vị thế ngân hàng, chi phí hoạt động, mức ngại rủi ro, biến động lãi suất, rủi ro tín dụng và chi phí lãi ngầm. Nghiên cứu của Martinez Peria và Mody (2004) tại các nước Mỹ Latinh cho thấy các ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ lãi cận biên thấp hơn các ngân hàng trong nước. Sự tác động ngược chiều của sự hiện diện ngân hàng nước ngoài lên lãi cận biên cũng được cho rằng có tác động gián tiếp lên chi phí quản lý.

Schwaiger và Liebeg (2008) sử dụng mẫu gồm 11 quốc gia CEE, cho thấy các ngân hàng nước ngoài có lãi cận biên cao hơn các ngân hàng trong nước. Họ giải thích điều này có liên quan đến chi phí tái cấp vốn của các ngân hàng nước ngoài tại các quốc qua CEE do các ngân hàng này có thể tiếp cận được nguồn vốn rẻ từ ngân hàng mẹ tại các nước phát triển. Gelos (2008) nhận định rằng hiệu quả hoạt động thấp cùng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao là các nhân tố quan trọng quyết định tỷ lệ lãi cận biên cao của các ngân hàng ở Mỹ Latinh. Nghiên cứu của Gambacorta (2008) cho rằng trong dài hạn, sự chênh lệch giữa tiền gửi ngân hàng nhận vào và tiền cho vay ra có tác động đến việc thiết lập giá cả vốn của ngân hàng.

Nói cách khác, một đồng tiền cho vay ra được tài trợ bằng bao nhiêu đồng tiền gửi vào hay tỷ trọng sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay có tác động đến NIM của các ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro thanh khoản càng cao do nguồn vốn dự trữ của ngân hàng càng thấp.

Nghiên cứu của Samy Ben Naceur và Mohamed Goaied (2008) về các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 10 NHTM ở Tunisia trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2000. Bài nghiên cứu sử dụng 10 biến giải thích nội tại của ngân hàng, kết quả chỉ có 4 trên 10 biến có ý nghĩa thống kê, đó là quy mô vốn chủ sở hữu, cho vay, chi phí hoạt động và hình thức sở hữu. Buser và các cộng sự (1981) lập luận rằng các ngân hàng khi đã có giá trị thương hiệu lớn thì thường có một tỷ lệ vốn hóa tối ưu và cần duy trì tỷ lệ này. Như kết quả của Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), tác giả cũng tìm thấy mối liên hệ đồng biến giữa vốn chủ sở hữu và hiệu quả ngân hàng. Có nghĩa là ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tốt thì tỷ lệ lãi cận biên cao hơn vì ngân hàng có vốn tốt thì sẽ cho vay nhiều hơn và huy động ít hơn vì có rủi ro phá sản thấp hơn. Về chi phí hoạt động, tác giả chỉ ra rằng phần lớn chi phí hoạt động của ngân hàng được chuyển giao về phía khách hàng, là những người gửi tiền và vay tiền, ở dạng lãi suất. Vì vậy, ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao thường yêu cầu mức NIM lớn hơn nhằm bù đắp chi phí hoạt động. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế không có nghĩa đối với biến phụ thuộc, tác giả cho rằng tăng trưởng kinh tế không hề phản ánh bất kỳ khía cạnh nào từ các luật lệ cũng như quy định ngành ngân hàng, cũng như cải tiến khoa học công nghệ. Kết quả cho rằng lạm phát cũng như tỷ lệ tăng trưởng thực không ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi cận biên cũng như lợi nhuận ngành ngân hàng ở Tunisia. Về mức độ tập trung của ngành ngân hàng, tác giả tìm thấy tương quan ngược chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu về vấn đề tự do hóa lãi suất, tác giả cho rằng tự do hóa lãi suất một phần thì có tác động tiêu cực đến tỷ lệ lãi cận biên của ngân hàng ở Tunisia, còn tự do hóa lãi suất hoàn toàn thì lại có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy, nhận định này là hoàn toàn hợp lý với việc các ngân hàng có thể tự do tạo biên độ lãi cho mình. Cuối cùng, hình thức sở hữu có tác

động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê, tương đương với việc các ngân hàng sở hữu tư nhân thì hoạt động tốt hơn ngân hàng sở hữu nhà nước. Kết quả này một lần nữa được khẳng định trong nghiên cứu của Stewart và cộng sự (2016) về hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam và chỉ ra rằng các ngân hàng lớn và ngân hàng tư nhân hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng vừa và nhỏ. Các bằng chứng trên khẳng định thế mạnh của các ngân hàng tư nhân, là một tín hiệu rõ ràng để đẩy mạnh tư nhân hóa các ngân hàng quốc doanh.

Nhìn chung, nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy tỷ lệ lãi cận biên ở các nền kinh tế đang phát triển cao hơn ở các nền kinh tế phát triển. Nghiên cứu của Claeys và Vander Vennet (2008) tại các ngân hàng thuộc các quốc gia CEE giải thích sự khác biệt trên bắt nguồn từ hiệu quả hoạt động thấp cũng như mức độ cạnh tranh thấp trên thị trường ở các nước đang phát triển. Kasman và cộng sự (2010) nhận định rằng sự khác biệt về điều kiện kinh tế vĩ mô và hơn nữa đó là sự cải cách ngành tài chính đang diễn ra dẫn đến sự không đồng bộ và hoàn chỉnh giữa các quốc gia thành viên cũ và mới, từ đó tạo nên sự khác biệt về tỷ lệ lãi cận biên giữa hai nhóm quốc gia này.

Fungacova và Poghosyan (2011) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến lãi cận biên tại ngân hàng Nga thông qua thu thập dữ liệu bảng trong giai đoạn 1999 - 2007, kết quả cho thấy có các nhân tố tác động như: cấu trúc thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và quy mô hoạt động khác trên cơ cấu sở hữu của ngân hàng. Nghiên cứu của Gertler và Kiyotaki (2011) với quan điểm kinh tế vĩ mô cho rằng mức ngại rủi ro quan hệ nghịch biến với lãi cận biên và rủi ro vỡ nợ tác động đồng biến với lãi cận biên ngân hàng. Tarus và cộng sự (2012) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ lệ lãi cận biên của các ngân hàng thương mại tại Kenya bằng phương pháp POOLED OLS và FEM trong giai đoạn năm 2000-2009, kết quả cho thấy chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng và lạm phát tác động cùng chiều với lãi cận biên trong khi mức độ tập trung thị trường và tăng trưởng kinh tế thì tác động ngược chiều. Stewart và cộng sự (2016) nghiên cứu hiệu quả

của hệ thống ngân hàng Việt Nam và chỉ ra rằng các ngân hàng lớn và ngân hàng tư nhân hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng vừa và nhỏ.

Klomp & Haan (2015) phân loại ngân hàng niêm yết và không niêm yết để đánh giá sự khác biệt về rủi ro của các ngân hàng ở các quốc gia đang phát triển. Trong nghiên cứu này, Klomp & Haan (2015) dựa trên các lập luận về biến động của lợi nhuận ngân hàng (ROA) để đo lường rủi ro của Demirguc -Kunt (2011). Kết quả chỉ ra rằng các ngân hàng có niêm yết có mức độ rủi ro thấp hơn so với các ngân hàng không niêm yết với mức ý nghĩa 5%. Với các ngân hàng niêm yết, mức độ minh bạch thông tin cao hơn cũng như hoạt động quản trị ngân hàng là tốt hơn, điều này dẫn đến lợi nhuận của các ngân hàng trong thời đoạn nghiên cứu gia tăng một cách tương đối ổn định so với các ngân hàng không niêm yết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)