Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 54)

Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất NIM 168 0, 0275969 0, 0109307 0, 0003033 0, 0728577 LDR 168 0, 7658574 0, 1549385 0, 1474578 1,249189 SIC 168 0, 3859892 0, 1882594 0, 0923552 0, 9567462 SD 168 0, 167036 0, 1026338 0, 0094882 0, 9066611 CAP 168 0,0912676 0,0397924 0,0345241 0,2373711 CR 168 0,0114807 0,0080597 0,0004655 0,0719009 RES 168 0,0361525 0,0183801 0,0079798 0,1055617 OC 168 0,0161936 0,0054002 0,0003733 0,0428168 MS 168 0,0279767 0,0333125 0,0021925 0,1209148 CR3 168 0,328523 0,014674 0,309386 0,3460191 INF 168 0,0393167 0,0219823 0,0063 0,0681 GRO 168 0,0602167 0,0063928 0,0503 0,0681

(Nguồn: Theo tính tốn của tác giả trên cơ sở số liệu của Báo cáo tài chính và Báo cáo thường niên của 28 NHTM Việt Nam)

Bảng 4.1 cho thấy kết quả thống kê mô tả từ dữ liệu thể hiện qua 28 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2017, bao gồm 168 quan sát. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các NHTM Việt Nam dao động từ mức thấp nhất là 0,03% và cao nhất là 7,28%, khơng có trường hợp nào bị âm. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trung bình đạt mức 2,75% nhưng không phải tất cả các ngân hàng đều đạt được mức trung bình này trong giai đoạn 2012 – 2017. Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2012 – 2017 các NHTM Việt Nam đều có xu hướng giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên xuống. Xét về

khía cạnh của nhà quản lý kinh tế, tỷ lệ NIM giảm sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư cả trong nước và nước ngồi. Tuy nhiên, đới với ngân hàng, NIM giảm là vấn đề ngân hàng cần phải quan tâm vì nó phản ánh hiệu quả cũng như khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên cũng có một sớ ngân hàng tỷ lệ thu nhập lãi khá cao nên dẫn đến kết quả giá trị lớn nhất của NIM lên đến 7,28%. Nhìn chung, thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn gấp nhiều lần so với thu nhập từ hoạt động dịch vụ hay các hoạt động khác. Tỷ lệ dư nợ vay trên huy động vốn ở mức tương đối cao (76%), cá biệt ở một số ngân hàng tỷ lệ này lớn hơn 1. Việc duy trì một tỉ lệ dư nợ cho vay (LDR) cao hơn tiền gửi (SD) nhận được có thể mang lại một nguồn lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng nếu chênh lệch lãi suất cho vay – huy động vốn khơng kỳ hạn cao. Do đó, các tỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch kinh doanh của từng ngân hàng ở mỗi năm.

Rủi ro tín dụng (CR) của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 đến 2017 đạt giá trị lớn nhất là 7,19% và giá trị nhỏ nhất là 0,05%. Năm 2014, dự phịng rủi ro tín dụng của Eximbank chạm mức 7,19% so với tổng dư nợ vay, đây là nguyên nhân khiến NIM của ngân hàng này đạt được vào thời điểm đó khá thấp (1,6%) và mức rủi ro tín dụng thấp nhất là của ngân hàng Việt Á năm 2012. Rủi ro tín dụng trung bình ở mức 1,15% và độ lệch chuẩn là 0,8%. Kết quả mức rủi ro tín dụng trung bình này cho thấy vấn đề rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2017 nhìn chung đã được cải thiện, dù vẫn cịn một sớ ngân hàng có rủi ro tín dụng cao nhưng mức rủi ro tín dụng của ngành thì có xu hướng giảm. Trong nghiên cứu này, chỉ tiêu rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ giữa dự phịng tổn thất tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng. Do đó, những ngân hàng có tỷ lệ dự phịng tổn thất tín dụng cao thể hiện chất lượng tín dụng có vấn đề và rủi ro tín dụng cao hơn.

Nhìn chung, nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tiếp qua các năm. Cùng với việc Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực, các yêu cầu bắt buộc về việc tăng vốn chủ sở hữu khiến cho khoản mục vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính ngân hàng tăng đột biến. Điều này một mặt giúp các ngân hàng thể hiện khả năng thanh tốn tốt hơn bằng chính nguồn vốn của mình trước các rủi ro kinh doanh.

Nhưng mặt khác, việc phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn rất lớn trong một khoản thời gian ngắn khiến nhiều ngân hàng không đủ khả năng quản lý được nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản trị của các ngân hàng. Từ việc tăng vốn này và sự cạnh tranh gay gắt trong việc mở rộng hệ thống hoạt động, tài sản của các ngân hàng khơng ngừng gia tăng. Tương tự, ngồi mặt tích cực là tạo hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh tốt, việc gia tăng tài sản cũng làm tăng chi phí hoạt động của các ngân hàng. Đi cùng với các thay đổi trên, chi phí hoạt động của ngân hàng cũng gia tăng qua các năm từ các khoản chi lương nhân viên, chi phí quản lý…Tỉ lệ này cao nhất chiếm hơn 4% trên tổng tài sản. Chi phí hoạt động cao có thể tương ứng với quy mơ của các ngân hàng nhưng chưa thể kết luận về tính hiệu quả của các khoản chi phí này.

Bảng 4.1 cũng thể hiện dự trữ (RES) dao động từ 0,8% đến 10,55%. Trong khi đó, dự trữ đạt giá trị trung bình là 3.61% và độ lệch chuẩn là 1,84%. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thước đo dự trữ bằng tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi tại ngân hàng trung ương trên tổng tài sản. Vì cả tiền mặt và tiền gửi tại ngân hàng trung ương đều là các nguồn dự trữ cho thanh khoản của ngân hàng mà ngân hàng không thể cho vay ra bên ngoài và do đó làm phát sinh chi phı́ cơ hội. Kết quả dự trữ trung bình là 3,61% cho thấy nhìn chung các NHTM Việt Nam đang duy trì một tỷ lệ dự trữ thấp, bao gồm khoản dữ trự bắt buộc theo quy định của ngân hàng nhà nước và khoản dự trữ thanh khoản bằng tiền mặt cho các hoạt động thanh tốn tại ngân hàng. Duy trì mức dự trữ hợp lý sẽ giúp các NHTM có được khả năng thanh khoản tớt, được khách hàng tin cậy, từ đó thúc đẩy hoạt động huy động và cho vay. Tuy nhiên, không phải tất cả ngân hàng đều có dự trữ đạt mức trung bình, có thể thấy dự trữ với giá trị thấp nhất là 0,8% của ngân hàng Việt Á năm 2017 và giá trị cao nhất là 10,55% của TPBank năm 2014. Khoảng dao động này tương đối lớn. Ngân hàng Việt Á với dự trữ thấp cho thấy ngân hàng này đã quản lý tốt nguồn dự trữ để giảm chi phı́ cơ hội nhưng điều này có thể làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng. Còn TPBank với dự trữ khá cao so với dự trữ trung bình của ngành cho thấy ngân hàng này đang

chú tro ̣ng vấn đề thanh khoản qua việc nắm giữ nhiều dự trữ, từ đó làm tăng chi phı́ cơ hội và làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.

Bảng 4.1 cho thấy quy mơ tín dụng cá nhân (SIC) đạt mức trung bình là 38,6%; trong khi mức dao động của quy mơ tín dụng cá nhân là từ giá trị thấp nhất 9,23% đến giá trị cao nhất 95,67%. Kết quả này cho thấy có sự khác nhau giữa các ngân hàng về mặt cơ cấu tỷ trọng trong cho vay. Qua số liệu từ bảng thống kê mô tả cho thấy quy mơ tín dụng cá nhân của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2017 có sự chênh lệch rất lớn với độ lệch chuẩn lên đến 18,82%. Ngân hàng có quy mơ tín dụng cá nhân lớn nhất là Agribank với tỷ trọng lên đến 95,67% trên tổng dư nợ cho vay; đây là quy mơ tín dụng cá nhân năm 2013. Tỷ trọng tín dụng cá nhân thấp nhất là của ngân hàng Quân Đội với 9,23% vào năm 2012. Bên cạnh đó, tỷ trọng nguồn vốn huy động không kỳ hạn từ khách hàng và các định chế tài chính cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa các ngân hàng, dao động từ 0,95% đến 90,66% với độ lệch chuẩn bình quân là 10,26%. Tỷ trọng trung bình trong cơ cấu vốn huy động của nguồn vốn này là 16,7%, đây là một tỷ lệ khá an tồn cho các ngân hàng nhằm phịng ngừa rủi ro thanh khoản, tuy nhiên sẽ không tận dụng được một cách tối ưu chi phí huy động khá thấp của nguồn vốn này.

Kết quả bảng 4.1 cũng cho thấy chi phí hoạt động (OC) dao động từ 0,04% đến 4,28%. Trong khi đó, tỷ lệ chi phí hoạt động trung bình là 1,62% với độ lệch chuẩn 0,54%. Kết quả này cho thấy chi phí hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2017 tương đới được kiểm sốt, mặc dù khơng phải tất cả các NHTM Việt Nam đều thực hiện được tốt việc kiểm sốt chi phí hoạt động này. Ngân hàng ACB là ngân hàng kiểm sốt chi phí hoạt động tốt nhất với tỷ lệ chi phí hoạt động đạt giá trị nhỏ nhất là 0,04% trong năm 2016; trong khi đó ngân hàng Agribank lại có tỷ lệ chi phí hoạt động lớn nhất là 4,28% vào năm 2012. Cũng trong năm đó, các ngân hàng khác cũng có tỷ lệ chi phí hoạt động cao như ngân hàng NCB với 3,01%; ngân hàng Kiên Long với 2,97%; ngân hàng xăng dầu Petrolimex với 2,89%.

Phân tích thớng kê mơ tả ở trên cung cấp cái nhìn tổng quan về dữ liệu nghiên cứu và những nhận định sơ bộ về giá trị của các biến sớ trong mơ hình nghiên cứu

như giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. Nghiên cứu tiếp tục phân tích mới quan hệ giữa các biến độc lập thông qua ma trận hệ số tương quan trong phần tiếp theo sau.

4.2. Phân tích tương quan mơ hình nghiên cứu

Kết quả ma trận hệ số tương quan thể hiện mối quan hệ tương quan tuyến tính theo từng cặp biến được phân tích. Các hệ số tương quan tuyến tính sẽ nằm trong khoảng từ -1 đến 1 và đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa các biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)