Những hiểu biết về quy trình ni dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn ná

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn bảy tuân, chương mỹ, hà nội (Trang 32 - 36)

2.3.3 .Một số hiểu biết về thuốc phòng và trị bệnh sử dụng trong đề tài

2.3.4. Những hiểu biết về quy trình ni dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn ná

ni con

2.3.4.1. Quy trình ni dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ

Mục đích chăn ni lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an tồn, lợn con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng tiết sữa ni con. Chính vì vậy q trình chăm sóc, ni dưỡng có vai trị rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lợn mẹ và lợn con.

Quy trình ni dưỡng:

Theo Trần Văn Phùng (2004) [16], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Khơng cho lợn nái ăn thức ăn có hệ số chốn cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó hoặc ép thai chết ngạt. Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, đẻ trước 2 - 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì khơng giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằngcách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục của bầu vú mà quyết định chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5kg) hoặc không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ có thể khơng cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn cháo lỗng. Sau khi đẻ 2 -3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 -5

thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn cho lợn nái.

Quy trình chăm sóc:

- Việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trị quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con.

- Theo Trần Văn Phùng (2004) [16], cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện các trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi lợn đẻ

10 - 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ.

- Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng tồn bộ ơ chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 -5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh.

Theo Lê Hồng Mận (2006) [13], trực trở sản cho lợn là công việc rất cần thiết để hỗ trợ lợn đẻ an toàn.

Chuẩn bị dụng cụ: Vải xô, mà, vải mềm sạch, cồn Iode 3%, kìm bấm răng nanh, kéo cắt rốn, chỉ buộc, Oxytoxin, ô úm, đèn sưởi ấm v.v..

Công việc trợ sản: Lợn nái thường đẻ dễ do thai nhỏ, xương chậu rộng hay đẻ vào ban đêm yên tĩnh. Lợn đẻ trong 1 giờ là tốt nhất, nếu đẻ kéo dài thì phải tác động cho đẻ nhanh hơn bằng Oxytoxin. Khoảng cách đẻ giữa đẻ con trước đến con sau thưởng 15 - 20 phút hoặc có thể hơn. Khơng được dung Oxytoxin trong trường hợp lợn nái rặn nhiều và co một chân lên vì rất có thể lợn con nằm ngang bịt kín đường đẩy thai ra. Trường hợp này người trực sản phải can thiệp thò tay vào trong xoay lợn con về đúng tư thế rồi nhẹ nhàng lơi lợn con ra ngồi để cho lợn mẹ tiếp tục đẻ được.

Nhau thai là một phần quan trọng của bào thai, nhau càng nặng lợn con càng khỏe. Nhau thai thường ra sau khi lợn mẹ đẻ con cuối cùng 12 - 20 phút.

21

Người trực trợ sản phải tuyệt đối không để lợn mẹ ăn nhau, nếu để lợn mẹ ăn nhau sẽ lên men và gây sốt sữa, làm rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ làm lợn con sinh trưởng chậm.

Trường hợp lợn nái đẻ lâu, đẻ khó, rặn yếu phải tiêm Oxytoxin giúp tử cung co bóp, nếu bị khó đẻ thì bơi Vaselin cho trơn để dễ đẻ. Khi có lợn con chết trong bụng người trợ sản cho tay vào lôi ra kịp thời. Lợn đẻ xong, người trợ sản bơm vào tử cung thuốc tím hoặc Rivanol để phịng nhiễm trùng đường sinh dục.

Theo dõi liên tục nhiệt độ lợn nái trong 3 ngày để phát hiện sót nhau, sốt sữa, nhiễm trùng vú mà chữa trị kịp thời.

Theo Lê Hồng Mận (2006) [13], lợn đẻ xong, dùng nước ấm rửa sạch âm hộ và vú. Chú ý bảo đảm ô úm cho lợn con, che chắn chuồng ấm áp tránh gió lùa. Sau đẻ lợn mẹ khát nước do mất máu phải bổ sung kịp thời nước sạch có pha thêm muối. Chưa cho lợn nái ăn ngay, cho nhịn 6 - 12 giờ hoặc cho ăn ít để đề phịng viêm vú. Sau đẻ 3 ngày cho lợn mẹ ăn theo mức khẩu phần nái nuôi con để đủ sữa cho lợn con bú, cần theo dõi các hiện tượng viêm vú, viêm tử cung nếu bị viêm phải can thiệp điều trị ngay.

2.3.4.2. Quy trình ni dưỡng, chăm sóc lợn nái ni con

Q trình ni dưỡng:

Theo Lê Hồng Mận (2006) [13], khẩu phần thức ăn nái nuôi con phải đảm bảo đầy đủ thành phần và tỷ lệ chất dinh dưỡng để tiết sữa cho con bú, có độ hao mịn lợn mẹ vừa phải tạo thuận lợi cho lấy giống lứa đẻ tiếp.

Lượng thức ăn cho lợn nái ni con cũng đóng vai trị quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ, chính vì vậy ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ.

Theo Trần Văn Phùng (2004) [16], trong q trình ni con, lợn nái được cho ăn như sau:

Đối với lợn nái ngoại:

Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh (0,5 kg) hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.

Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1- 2- 3 kg tương ứng.

Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: Cho ăn 4 kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày. Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức:

Lượng thức ăn/nái/ngày = 2kg + (số con x 0,35kg/con ). Số bữa ăn trên ngày: 2 bữa (sáng và chiều).

Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kgthức ăn/ngày.

Ngồi ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2 kg rau xanh/ ngày sau bữa ăn tinh (nếu có rau xanh).

Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30%. Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.

Quy trình chăm sóc:

Theo Trần Văn Phùng (2004) [16], vận động tắm nắng là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh phục hồi sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ. Do vậy sau khi lợn đẻ được từ 3 - 7 ngày, trong điều kiện chăn ni có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho lợn nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, sau tăng dần số giờ vận động lên.

Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong các cũi đẻ, khơng được vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khống và vitamin.

Theo Lê Hồng Mận (2006) [13], ln giữ chuồng khơ ráo, có đệm lót rơm để giữ ấm cho lợn mẹ và lợn con có đèn sưởi ấm, tránh để lợn con nằm trên nền xi măng lạnh dễ bị bệnh phân trắng. Sau khi đẻ, tháng đầu không được tám cho lợn mẹ nhưng hàng ngày phải chải khơ tồn thân, dùng nướ cấm lau sạch vú cho lợn con bú. Trong chuồng không để đọng nước tránh lợn con uống bị nhiếm khuẩn đường ruột.

Theo Trần Văn Phùng (2004) [16], chuồng lợn nái ni con phải có ơ úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng ni thích hợp là 18 - 20 0 C, độ ẩm 70 - 75%.

23

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn bảy tuân, chương mỹ, hà nội (Trang 32 - 36)