Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn bảy tuân, chương mỹ, hà nội (Trang 37)

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thê giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục.

25

Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Theo Bilken (1994) [2], viêm tử cung thường sảy ra trong lúc sinhdo nhiễm vi khuẩn E.coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương.

Barbara E.Straw (2006) [23], đã nghiên cứu về vi sinh vật trong dịch viêm tử cung gồm: Echerchia coli, Streptococcus sp, Staphylococcus sp, Proteus, Klebsiella và một số vi khuẩn khác.

Theo Urban (1983) [27], Bilken (1994) [2], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các

vikhuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Theo Gardner (1990)[24], Smith (1995) [25], Taylor (1995) [26], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh.

Ở Pháp các tác giả Pierre brouillt và Bernarrd faroult (2003) [4] đã nghiên cứu và kết luận: Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.

Các nghiên cứu của Trekaxova (1983) [22], về chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp. Dùng Novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch Novocain 0,5% liều từ 30 - 40ml cho mỗi túi vú. Thuốc

tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 8 - 10cm. Dung dịch Novocain còn được bổ sung 100

- 200 ngàn đơn vị Penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong Novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần.

27

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đàn lợn nái sinh sản của trại.

Phạm vi nghiên cứu: Bệnh viêm tử cung, viêm vú trên đàn lợn nái sinh sản của trại.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm thực tập : Trại lợn Bảy Tuân tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Thời gian tiến hành : Từ ngày 28/5/2020 đến ngày 28/11/2020.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Xác định được các biện pháp phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại

trại.

- Theo dõi, đánh giá tình hình mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản.

- Điều trị bệnh viêm đường sinh dục trên lợn nái bằng phác đồ của trại

3.4.Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra gián tiếp

Qua sổ sách theo dõi, hỏi chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật và công nhân tại trại. Theo dõi và lấy thống kê tình hình mắc bệnh viêm tử cung trong thời gian thực tập tại trại.

Phương pháp điều tra trực tiếp

Thống kê đàn lợn cần điều tra, lập sổ sách theo dõi.

Theo dõi hàng ngày tình trạng sức khỏe của đàn lợn, chẩn đoán lâm sàng, phát hiện những con mắc bệnh, ghi chép và phân loại thông qua: Quan sát, sờ nắn, đo thân nhiệt.

+ Trạng thái cơ thể bình thường: Con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn, toàn thân bình thường, không đỏ, thân nhiệt bình thường.

+ Trạng thái bệnh lý: Ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, toàn thân đỏ ửng, thân nhiệt

tăng cao.

- Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế 43oC.

- Trạng thái bình thường: Thân nhiệt bình thường, ổn định ở 38 - 40oC.

- Trạng thái bệnh lý: Hơi sốt hoặc sốt cao 40 - 42oC.

- Trạng thái bình thường: Màu sắc âm hộ bình thường, không sưng, không sung huyết hay thủy thũng, không có dịch viêm chảy ra.

- Trạng thái bệnh lý: Âm hộ sưng, sung huyết, thủy thũng, có nhiều dịch viêm chảy ra, xung quanh âm hộ, gốc đuôi có dính nhiều dịch viêm.

Kiểm tra âm đạo:

- Trạng thái bình thường: Con vật không đau, màu sắc niêm mạc âm đạo, màu và mùi niêm dịch bình thường.

- Trạng thái bệnh lý: Con vật đau đớn, niêm mạc âm đạo đỏ, tổn thương, niêm

dịch đục, có mùi tanh, hôi.

- Trạng thái bình thường: Nước tiểu trong, mùi khai tự nhiên, không có mùi tanh, hôi thối.

- Trạng thái bệnh lý: Nước tiểu đục, lẫn tổ chức hoại tử, dịch viêm, mùi tanh, hôi thối.

3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán số liệu

3.4.2.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Cơ cấu đàn lợn nái của trại trong 3 năm gần đây.

- Tỷ lệ nhiễm bệnh trong toàn đàn nái của trại.

3.4.2.2. Tính toán số liệu

Tỷ lệ mắc bệnh (% ) =Số nái mắc bệnh x100

Số nái theo dõi

Tỷ lệ khỏi (%) =Số nái khỏi bệnh x100

Số nái điều trị

Thời gian điều trị trung bình =∑Thời gian điều trị ∑Số nái điều trị

Tỷ lệ động dục lại (%) =Số nái động dục lại x100

Số nái động dục

Tỷ lệ phối giống đạt (%) = 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn

30

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại Bảy Tuân, Chương Mỹ, Hà Nội qua 3 năm từ 2018 – 2020

Trong thời gian thực tập tại trang trại lợn Bảy Tuân, Chương Mỹ, Hà Nội từ 28/5/2020 - 28/11/2020, em cùng các cán bộ kỹ sư và công nhân của trại đã trực tiếp chăm sóc đàn lợn nái và đàn lợn con theo mẹ của trại.

Qua quá trình thực tập em nhận thấy đàn nái ngoại của trang trại có năng suất sinh sản cao, trung bình mỗi nái đẻ 10 - 12 con/lứa. Các nái nuôi tại trại có sức khỏe tốt, nhiều sữa, đáp ứng nhu cầu sữa cho đàn con trong giai đoạn bú sữa.

Tình hình chăn nuôi của trại Bảy Tuân trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Bảy Tuân, Chương Mỹ, Hà Nội qua 3 năm 2018 – 2020 STT Loại lợn 1 Lợn đực giống 2 Lợn nái sinh sản 3 Lợn con 4 Lợn thịt

Qua bảng số liệu trên có thể thấy được tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm 2018 – 2020, được thể hiện cụ thể qua các như sau:

- Năm 2018 – 2019 quy mô đàn lợn đực giống, đàn lợn nái sinh sản, đàn lợn thịt của trại có xu hướng tăng, đây là chủ trương của trại nhằm tăng quy 34 mô đàn lợn của trại để trại không ngừng phát triển. Năm 2018 đàn lợn nái của trại là 521 con năm 2019 là 320 con giảm 201 con do chủ trại luôn muốn ổn định mức sinh sản của trại, số lượng lợn nái giảm xuống nhằm tăng cường độ chọn lọc và ổn định để không ngừng nâng cao chất lượng của đàn lợn nái.

- Năm 2019 – 2020 quy mô đàn lợn đực giống, đàn lợn nái sinh sản, của trại có xu hướng tăng. Năm 2019 đàn lợn nái của trại là 320 con năm 2020 là 409 con tăng 89 con nguyên nhân là do tình hình giá lợn trên thị trường trong năm bấp bênh, do tình hình dịch tả lợn Châu Phi nên giá lợn tăng cao vì vậy chủ trại tăng đầu nái để tăng cường số lượn lợn thịt.

4.2. Thực hiện biên pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản

4.2.1. Kết quả trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập

Đối với lợn nái chửa: Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu. Hằng ngày vào kiểm tra lợn, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy cám cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chuyển phân ra kho phân. Lợn nái chửa được ăn loại cám 3060, 3030 với khẩu phần ăn theo kỳ chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

+ Đối với nái chửa giai đoạn từ 1 đến 4 tuần ăn cám 3030 với khẩu phần: đối với nái 2,5kg/ngày. Đối với nái hậu bị 2,2kg/con/ngày. Giai đoạn từ 5 đến 12 tuần ăn cám 3030 1,8kg/con/ngày với nái chửa và 1,5kg/con/ngày với nái hậu bị.

+ Giai đoạn từ 13 đến 14 tuần ăn cám 3060, với nái chửa ăn 3,0kg/con/ngày

và 2,5kg/con/ngày với nái hậu bị.

+ Giai đoạn từ 15 đến 17 tuần ăn cám 3060 với khẩu phần 3 – 3,5kg/con/ngày với nái chửa và 2,5kg/con/ngày với nái hậu bị.

Đối với nái đẻ: Nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7

- 10 ngày. Trước khi chuyển nái lên chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Nái chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của nái chửa được cho ăn với khẩu phần 3kg/ngày và nái hậu bị 2,5kg/ngày.

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm khẩu phần ăn xuống để phân trong trực tràng không quá lớn, tạo điều kiện cho lợn nái đẻ dễ, tránh cho lợn con bị chết ngạt do ở trong tử cung quá lâu. Mỗi ngày giảm 1kg đến ngày đẻ dự kiến còn khẩu phần ăn là 1kg/con/ngày. Nếu nái gầy cho ăn tăng lên là 1,5kg/con/ngày. Khi lợn nái đẻ được 1 ngày, khẩu phần ăn tăng dần 0,5kg/con/ngày chia làm 2 bữa sáng chiều. Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhu cầu của chúng.

32

Phát hiện động dục:

Qua thực tế thực tập tại trang trại, dưới sự chỉ đạo của các cán bộ kỹ thuật, em thấy lợn nái động dục có biểu hiện như sau:

Lợn phá chuồng, ăn ít rồi bỏ ăn. Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng lợn đực thì vểnh tai, khi có tác động trực tiếp thì đứng ì.

Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ xung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.

Thụ tinh nhân tạo: Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, em đã dẫn tinh cho một số lợn nái có biểu hiện động dục và chịu đực gồm các bước:

Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, phải quan sát biểu hiện động dục trước đó và xác định khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ.

Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích và số lượng tinh trùng cần có cho 1 liều dẫn tinh.

Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục của lợn nái. Bước 5: Dẫn tinh.

Bước 6: Sau khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai được ghi vào từ phiếu của con nái.

Kết quả công việc thực hiện trong quá trình thực tập được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2: Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại

Tháng Loại nái Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tổng

Trong 6 tháng thực tập em đã được đỡ đẻ 80 con, qua đó em học hỏi được kinh nghiệm như kỹ thuật quan sát biểu hiện của lợn mẹ trước khi đẻ để chuẩn bị lồng úm, bóng úm cho lợn con, các biện pháp chăm sóc lợn con mới sinh ra như lau nhớt

ởmũi để lợn con thở, cho bú sữa đầu để tăng sức đề kháng cho lợn con, bắt lợn con vào lồng úm để tập cho lợn con khi lạnh tự vào lồng úm và giữ ấm cho lợn con trong quá trình theo mẹ.

- Trong thời gian làm việc tại chuồng bầu, em được chăm sóc tổng cộng 550 con nái chửa và 56 nái hậu bị.

Qua đó, cung cấp cho em nhiều kiến thức về chăm sóc cho con nái.

- Được trực tiếp làm việc các kỹ thuật đỡ đẻ, chăm sóc nái giúp em nâng cao

tay nghề. Qua đó, tự tin hơn khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa, chăm sóc lợn.

4.2.2. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại lợn Bảy Tuân, Chương Mỹ, HàNội Nội

Kết quả theo dõi tình hình sinh sản tại trang trại được em thể hiện ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái đẻ nuôi tại trại

Tháng

9 10 11 Tổng

Trong 3 tháng có 80 con lợn nái đẻ, trong đó có 73 con lợn nái đẻ thường và có 7 con lợn nái đẻ khó phải can thiệp. Lợn nái đẻ khó thường là những con lợn già yếu và những con lợn đẻ lần đầu cổ tử cung bé, đặc điểm thời tiết cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lợn mẹ vì thời tiết mùa hè nhiệt độ cao, nóng lợn con trong bụng dễ bị chết lưu bên trong gây đẻ khó, do phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc thuốc. Can thiệp

34

bằng thủ thuật như dùng gel bôi trơn rồi cho tay qua âm hộ kéo lợn con ra, lợn nái đẻ lâu có thể can thiệp bằng thuốc Oxytocin 0.1 ml/ con.

Qua đó để lợn nái đẻ bình thường thì cần có những biện pháp khắc phụ như đối với lợn nái chửa cần tăng cường yếu tố khoáng trong khẩu phần ăn và có biện pháp can thiệp đúng và kịp thời để không ảnh hưởng đến lợn nái mẹ và con, chuồng trại phải đảm bảo khô thoáng, nhiệt độ luôn giữ ở mức thích hợp để không ảnh hưởng đến lợn mẹ và lợn con

4.2.3. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến số lượng con còn sống đến cai sữa giảm như do loại thải những con gầy yếu, những con bị dị dạng bẩm sinh, không đủ tiêu chuẩn cân nặng do trại đề ra, lợn mẹ đè chết lợn con, lợn con không được giữ ấm, lọn con mắc một số bệnh.

Do đó quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc cần được bố trí đầy đủ nhân lực làm việc, trong quá trình đỡ đẻ, mổ, thiến , mổ hecni phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Khi lợn con mới sinh ra cần phải được bú sữa đầu ngay và cố định vú cho lợn con, chuẩn bị lồng úm và bóng úm cho lợn con đầy đủ, những ngày đầu cần bắt lợn con vào lồng úm để cho lợn con quen dần với việc vào lồng úm tránh rét.

Đối với những con nái đẻ nhiều lượng sữa ít, có con bú được có con không thì phải chia lợn con sang các ô lợn mẹ khác có lợn con ít hơn để bú nhờ, ngược lại đối với những con lợn nái ít con, có lượng sữa nhiều thì bắt lợn nái có nhiều con sang để bú, nếu tuân thủ các yêu cầu trên sẽ làm giảm được tỷ lệ chết ở lợn con từ khi đẻ ra đến khi cai sữa từ đó nâng cao được hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn bảy tuân, chương mỹ, hà nội (Trang 37)