Kết quả trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn bảy tuân, chương mỹ, hà nội (Trang 45 - 47)

Đối với lợn nái chửa: Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu. Hằng ngày vào kiểm tra lợn, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy cám cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chuyển phân ra kho phân. Lợn nái chửa được ăn loại cám 3060, 3030 với khẩu phần ăn theo kỳ chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

+ Đối với nái chửa giai đoạn từ 1 đến 4 tuần ăn cám 3030 với khẩu phần: đối với nái 2,5kg/ngày. Đối với nái hậu bị 2,2kg/con/ngày. Giai đoạn từ 5 đến 12 tuần ăn cám 3030 1,8kg/con/ngày với nái chửa và 1,5kg/con/ngày với nái hậu bị.

+ Giai đoạn từ 13 đến 14 tuần ăn cám 3060, với nái chửa ăn 3,0kg/con/ngày

và 2,5kg/con/ngày với nái hậu bị.

+ Giai đoạn từ 15 đến 17 tuần ăn cám 3060 với khẩu phần 3 – 3,5kg/con/ngày với nái chửa và 2,5kg/con/ngày với nái hậu bị.

Đối với nái đẻ: Nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7

- 10 ngày. Trước khi chuyển nái lên chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Nái chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của nái chửa được cho ăn với khẩu phần 3kg/ngày và nái hậu bị 2,5kg/ngày.

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm khẩu phần ăn xuống để phân trong trực tràng không quá lớn, tạo điều kiện cho lợn nái đẻ dễ, tránh cho lợn con bị chết ngạt do ở trong tử cung quá lâu. Mỗi ngày giảm 1kg đến ngày đẻ dự kiến còn khẩu phần ăn là 1kg/con/ngày. Nếu nái gầy cho ăn tăng lên là 1,5kg/con/ngày. Khi lợn nái đẻ được 1 ngày, khẩu phần ăn tăng dần 0,5kg/con/ngày chia làm 2 bữa sáng chiều. Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhu cầu của chúng.

32

Phát hiện động dục:

Qua thực tế thực tập tại trang trại, dưới sự chỉ đạo của các cán bộ kỹ thuật, em thấy lợn nái động dục có biểu hiện như sau:

Lợn phá chuồng, ăn ít rồi bỏ ăn. Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng lợn đực thì vểnh tai, khi có tác động trực tiếp thì đứng ì.

Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ xung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.

Thụ tinh nhân tạo: Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, em đã dẫn tinh cho một số lợn nái có biểu hiện động dục và chịu đực gồm các bước:

Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, phải quan sát biểu hiện động dục trước đó và xác định khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ.

Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích và số lượng tinh trùng cần có cho 1 liều dẫn tinh.

Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục của lợn nái. Bước 5: Dẫn tinh.

Bước 6: Sau khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai được ghi vào từ phiếu của con nái.

Kết quả công việc thực hiện trong quá trình thực tập được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2: Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại

Tháng Loại nái Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tổng

Trong 6 tháng thực tập em đã được đỡ đẻ 80 con, qua đó em học hỏi được kinh nghiệm như kỹ thuật quan sát biểu hiện của lợn mẹ trước khi đẻ để chuẩn bị lồng úm, bóng úm cho lợn con, các biện pháp chăm sóc lợn con mới sinh ra như lau nhớt

ởmũi để lợn con thở, cho bú sữa đầu để tăng sức đề kháng cho lợn con, bắt lợn con vào lồng úm để tập cho lợn con khi lạnh tự vào lồng úm và giữ ấm cho lợn con trong quá trình theo mẹ.

- Trong thời gian làm việc tại chuồng bầu, em được chăm sóc tổng cộng 550 con nái chửa và 56 nái hậu bị.

Qua đó, cung cấp cho em nhiều kiến thức về chăm sóc cho con nái.

- Được trực tiếp làm việc các kỹ thuật đỡ đẻ, chăm sóc nái giúp em nâng cao

tay nghề. Qua đó, tự tin hơn khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa, chăm sóc lợn.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn bảy tuân, chương mỹ, hà nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w