Nhận thức về di chúc hợp pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế theo di chúc trong bộ luật dân sự nước CHDCND lào (Trang 61 - 63)

5. Kết cấu đề tài

3.1. Những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp

3.1.1. Nhận thức về di chúc hợp pháp

Khi chia thừa kế theo di chúc điều kiện quan trọng cần phải xác định đầu tiên là kiểm tra tính hợp pháp của di chúc. Về cơ bản pháp luật thừa kế Lào đã quy định cụ thể một di chúc thỏa mãn những điều kiện nào thì được xem là hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định, cũng như nhận thức về vấn đề này đôi khi rất khó khăn, gây nhiều tranh cải. Sở dĩ tồn tại trình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau một phần do quy định của pháp luật chưa thật sự chính xác, một phần do trình độ nhận thức của người dân.

Nhận thức về di chúc hợp pháp của đại đa số người dân Lào còn hạn chế. Do quan điểm truyền thống từ khi khai sinh tài sản đã hình thành nên nếp sống và lối suy nghĩ đơn giản là muốn cho ai, và tự mình quyết định mà không cần đến sự xác nhận, chứng kiến của cơ quan nhà nước nên cũng xuất hiện không ít di chúc sau khi mở thừa kế không đúng hình thức cũng như không đúng theo quy định của pháp luật. Ví dụ như người dưới 18 không được lập di chúc nhưng trên thực tế tình trạng này vẫn xảy ra, hoặc phổ biến

nhất là trường hợp người dân lập di chúc nhưng không có công chứng, chứng thực mà theo quy định Luật thừa kế Lào thì đây là một trong những điều kiện để xem xét tính hợp pháp của di chúc.

Đối với di chúc bằng văn bản do người khác viết, một trong những điều kiện để xác định tính hợp pháp của di chúc là phải có ba người làm chứng, ba người này phải giữ bí mật cho đến lúc mở thừa kế. Nhưng người làm chứng không thực hiện lời hứa bí mật đến dây phút cuối cùng mở thừa kế thì hậu quả sẽ giải quyết như thế nào. Di chúc đó có tiếp tục có hiệu lực hay bị hủy bỏ chưa được cụ thể hóa, rất khó xác định. Khi giải quyết vấn đề này còn có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng mặc dù nó không đảm bảo tính bí mật nhưng đây là do điều kiện khách quan, còn xét về mặt chủ quan thì đây là ý chí của người chủ tài sản và thỏa mãn các điều kiện như được công chứng, chứng thực và đã có ba người làm chứng cho nên di chúc này là hợp pháp. Có Tòa án thì cho rằng mặc dù di chúc thỏa mãn các điều kiện luật định nhưng nó không đảm bảo tính bí mật nên không hợp pháp. Như vậy, cùng một vấn đề nhưng mỗi Tòa án có một quan điểm, một cách nhìn nhận khác nhau nên khi giải quyết chưa đảm bảo tính thống nhất, đôi khi còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người áp dụng pháp luật. Vì vậy, trong một số trường hợp ý chí của chủ tài sản chưa được thực hiện, hạn chế tính khả thi của hình thức thừa kế theo di chúc.

Trên thực tế có nhiều trường hợp chủ tài sản vẫn lập di chúc nhưng không phải thể hiện ý chí của chủ tài sản mà do bị gượng ép hay bất kỳ một lý do khác mà thực chất đó không phải là ý chí chủ quan của người lập di chúc. Nhưng do người cưỡng ép đã có ý đồ từ trước nên di chúc này xét về mặt hình thức thì đảm bảo các điều kiện luật định như có người làm chứng, được công chứng, chứng thực. Mặc dù có nghi ngờ là bị cưỡng ép nhưng trên thực

tế rất khó xác định được vì người lập di chúc đã mất nên không có người đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế theo di chúc trong bộ luật dân sự nước CHDCND lào (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)