Còn có sự vướng mắc giữa di chúc hợp pháp với hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế theo di chúc trong bộ luật dân sự nước CHDCND lào (Trang 65 - 68)

5. Kết cấu đề tài

3.1. Những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp

3.1.3. Còn có sự vướng mắc giữa di chúc hợp pháp với hợp đồng

tặng cho

Thông thường việc tặng cho tài sản có hiệu lực từ khi giao tài sản hoặc từ khi đăng ký chuyển quyền sở hữu ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Còn di chúc là sự thể hiện ý chí tự nguyện đơn phương của cá nhân lúc còn sống để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Trong khi còn sống người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc. Di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc chết.

Tuy pháp luật đã quy định, song thực tế, các giao dịch dân sự lại rất phức tạp. Có trường hợp hình thức là di chúc nhưng nội dung lại là tặng, cho quyền sở hữu khi họ còn sống hoặc ngược lại. Có trường hợp hình thức là giấy ủy quyền quản lý tài sản nhưng nội dung lại cho cả ba quyền: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Vì vậy, việc đánh giá, xác định bản chất của từng giao dịch dân sự cụ thể thường rất khó khăn, có trường hợp đã nhầm lẫn giữa cho quyền sở hữu với di chúc thừa kế, nhầm lẫn phổ biến nhất là giữa tặng cho và di chúc. Vụ án sau đây là một trường hợp như vậy:

Theo nội dung vụ kiện, do không có đất ở nên năm 1988 bà Say được UBND huyện Xay Tha Ny, cho mượn đất để làm nhà ở. Năm 1992, vợ chồng anh Soi, con trai thứ 2 của bà Say xây trên thửa đất này căn nhà cấp 4 để ở. Năm 1999, vợ chồng anh Soi chuyển đi, bà Say cùng gia đình con cả anh Kay về ở căn nhà trên cho đến năm 2002 thì xây thêm một căn nhà 2 tầng trên thửa đất mượn.

Tháng 02/2007, bà Say lập một giấy phân chia nhà đất cho các cháu nội. Theo đó, cháu Xuc (con anh Kay) được bà cho căn nhà 2 tầng trên diện tích hơn 34m2; cháu Thong (con anh Soi) được cho căn nhà cấp 4 trên diện tích khoảng 30m2. Do bà Say không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên việc tặng cho này không thể công chứng hợp pháp mà chỉ lập văn bản có sự làm chứng của luật sư May và ông Hay và bà Son.

Sau đó, bà Say đột ngột qua đời và hai căn nhà trên thửa đất do chị Lo (mẹ cháu Xuc) quản lý, nên chị Phay (mẹ cháu Thong) đem tờ giấy chia nhà của bà Say đến đòi nhà. Tuy nhiên, chị Lo không chịu nên chị Phay khởi kiện ra Tòa án.

Vì trong giấy phân chia tài sản chủ tài sản không ghi rõ đó là hợp đồng tặng cho tài sản hay là di chúc. Do đó, khi giải quyết vụ án này có rất nhiều quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: đây là vụ kiện tranh chấp hợp đồng tặng cho tài sản; diện tích đất mà bà Say sử dụng có hai căn nhà được bà chia cho hai cháu là đất công, do UBND huyện Xay Tha Ny cho mượn sử dụng từ năm 1988. Đối với bản phân chia tài sản cho hai cháu của bà Say là văn bản thể hiện ý chí, nguyện vọng của bà Say nên dù văn bản này không đúng về hình thức vẫn công nhận nội dung để chia cho cháu Xuc căn nhà 2 tầng và cháu Thong căn nhà cấp 4.

Quan điểm thứ hai cho rằng: văn bản phân chia tài sản do bà Say lập ngày 09/02/2007 không phải là hợp đồng tặng cho tài sản mà là di chúc. Với lý giải văn bản này thể hiện nguyện vọng của bà Say là cho các cháu tài sản khi còn sống, nhưng bà đột ngột qua đời thì coi đó là di chúc.

Vậy, giấy phân chia di sản của bà Xay để lại là hợp đồng tặng cho tài sản hay là di chúc?

Trường hợp trên không thể xác định là hợp đồng tặng cho tài sản vì hợp đồng tặng cho nhà ở chỉ có hiệu lực khi hợp đồng đó được công chứng, chứng thực. Mặt khác, tặng cho tài sản là việc chuyển quyền sở hữu ngay tại thời điểm ký kết, sẽ chấm dứt quyền sở hữu của người tặng cho ngay tại thời điểm tặng cho. Như vậy, đối chiếu với trường hợp trên ta thấy rằng nếu xác định tranh chấp hợp đồng tặng cho là không đúng.

có ít nhất ba người làm chứng và phải được công chứng, chứng thực. Đối chiếu với văn bản phân chia tài sản do bà Say viết ta thấy rằng trong giấy này có ba người làm chứng đó là luật sư May, ông Hay và bà Son. Chỉ có điều là trong bản án này không nói rõ giấy phân chia tài sản này có được công chứng, chứng thực hay không? Nếu thỏa mãn điều kiện này thì giấy phân chia tài sản này chính là di chúc. Di chúc này hoàn toàn hợp pháp. Do đó, phải tôn trọng ý chí của người lập di chúc là bà Say.

Hậu quả pháp lý của việc xác định hợp đồng tặng cho tài sản hay là di chúc hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án chúng ta phải phân biệt được sự khác nhau giữa tặng cho và di chúc. Mặc dù giữa tặng cho và di chúc có điểm giống nhau là đều thể hiện ý chí của người có tài sản chuyển tài sản cho người khác. Tuy nhiên, chúng vẫn có nhiều điểm khác biệt.

Nếu là di chúc thì phải tuân theo chế định về di chúc, nếu là tặng cho thì áp dụng chế định tặng cho tài sản. Nếu là tặng cho thì khi tặng cho hoàn thành người tặng cho không được quyền đòi lại tài sản và không thể giao tài sản cho người khác. Ngược lại, nếu là di chúc thì người có ý muốn định đoạt có thể thay đổi ý định của mình trước khi chết, trước khi chết người có tài sản này có quyền thay đổi người được hưởng tài sản, tài sản trong di chúc. Một văn bản chỉ được xem là di chúc nếu nó thể hiện ý chí của người để lại di sản, nếu một văn bản có nội dung, hình thức như một di chúc nhưng không thể hiện ý chí của người chết để lại thì không thể được coi là một di chúc. Ví dụ ông Say và ông Xúc cho rằng bố của các ông là ông Phay để lại một phần đất cho ông Say nên hai ông này đòi tài sản do người khác quản lý. Tuy nhiên, qua điều tra thì cho thấy tờ di chúc này không thể hiện ý chí của ông Phay mà thể hiện ý chí của ông Say. Vì lúc đó ông Say bệnh nặng nên không nói được, tinh thần không minh mẫn do vậy di chúc này không hợp pháp.

nếu di chúc thì phải thực hiện nghĩa vụ tài sản. Để tránh những hậu quả bất lợi của di chúc, người có tài sản am hiểu pháp luật có thể tặng cho trước khi chết. Đây là một dạng “lách luật” nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản, chúng ta nên quy định đối với tặng cho trước khi chết một thời gian ngắn thì nên quy định trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản của người được tặng, cho như người hưởng di chúc. Quy định như vậy vừa đảm bảo sự công bằng giữa người được tặng cho và người thừa kế, đồng thời góp phần thực hiện nghĩa vụ tài sản của chủ tài sản, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế theo di chúc trong bộ luật dân sự nước CHDCND lào (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)