5. Kết cấu đề tài
3.2. Các kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Với việc bổ sung Luật thừa kế năm 2008 của Lào về nội dung và cả mặt hình thức, đã đánh dấu bước tiến quan trọng, thể hiện sự trưởng thành về
trình độ lập pháp của cơ quan nhà nước, phản ảnh tương đối toàn diện các quan hệ thừa kế phát sinh trong thực tế. Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng để giải quyết các vụ án cụ thể thì có một số quy định về thừa kế hiện hành chưa thật sự phù hợp với đời sống xã hội. Vì vậy, để hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế tác giả đưa ra một số kiến nghị sau đây:
+ Đối với người thừa kế theo di chúc là tổ chức: Để đảm bảo tính khả thi của di chúc pháp luật nên quy định tổ chức phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, nghĩa là chưa bị giải thể, phá sản… theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tổ chức từ chối nhận di sản thì tài sản sẽ thuộc về Nhà nước.
+ Về người làm chứng cho việc lập di chúc: Để đảm bảo di chúc được lập ra theo đúng ý chí của người để lại di sản, không bị tác động bởi người vì lợi ích của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Thiết nghĩ cần bổ sung quy định rõ những trường hợp không được làm chứng cho việc lập di chúc, cụ thể là:
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. 2. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa đủ 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Người có cha, mẹ, vợ, chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật”
+ Về người viết hộ di chúc: pháp luật thừa kế của Lào chưa quy định về người viết hộ di chúc phải có những điều kiện gì, những đối tượng nào không được viết hộ di chúc… Vì vậy, để đảm bảo việc thống nhất khi áp dụng pháp luật cũng như người viết hộ thấy được vai trò của mình và trách nhiệm trong trường hợp người viết hộ trốn tránh pháp luật khi họ thông đồng với người làm chứng, viết không đúng ý muốn đích thực của người
lập di chúc. Theo chúng tôi, pháp luật nên quy định những điều kiện đối với người viết hộ di chúc, diện những người được viết hộ di chúc theo hướng “Những người viết hộ di chúc phải đảm bảo được các điều kiện như người làm chứng cho người lập di chúc”.
+ Về di chúc chung của vợ chồng: pháp luật thừa kế Lào chưa có quy định việc vợ chồng có quyền lập di chúc chung, nên trong thực tế khi vợ chồng muốn cùng lập di chúc chung để lại tài sản cho con phòng khi lâm bệnh mà chưa kịp lập di chúc dẫn đến tranh chấp tài sản giữa các con. Vì vậy, đây cũng là quy định mà pháp luật thừa kế Lào cũng cần bổ sung với quy định cụ thể như sau:
“Vợ chồng có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản của mình; di chúc chung của vợ chồng có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ khi có sự thỏa thuận của hai bên; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.
+ Về di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực.
Pháp luật thừa kế Lào không có quy định những trường hợp mà di chúc bằng văn bản không có công chứng hay chứng thực nhưng có giá trị pháp lý. Thực tế, xảy ra những trường hợp người để lại di sản có thể chưa đến mức nguy kịch, vẫn còn có thể lập di chúc bằng văn bản nhưng việc công chứng, chứng thực lại gặp khó khăn. Thì trong những trường hợp này pháp luật cũng nên công nhận di chúc của họ là có hiệu lực pháp lý trong một thời gian nhất định. Theo chúng tôi, cần bổ sung điều luật như sau:
“Di chúc bằng văn bản có giá trị pháp lý như di chúc được công chứng, chứng thực trong những trường hợp sau đây: Di chúc của người đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó; di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác
nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó; di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị; di chúc của công dân Lào đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Lào tại nước đó; di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở”.
+ Về di chúc miệng: Hình thức di chúc miệng vốn là một trong những tập quán hình thành từ lâu đời của nhân dân Lào. Đó là sự bày tỏ bằng lời nói, ý chí của mình cho người khác sau khi chết. Cho tới nay, pháp luật vẫn ghi nhận thừa theo hình thức di chúc miệng. Tuy nhiên, đây là hình thức di chúc được thực hiện bằng lời nói nên thực tế rất khó khăn cho việc ghi nhận sự thật cũng như xác định tính khách quan của di chúc. Do vậy, Điều 28 Luật thừa kế năm 2008 của Lào đã quy định di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp khi nó đáp ứng được những yêu cầu cụ thể sau:
Thứ nhất, việc lập di chúc miệng chỉ áp dụng khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản.
Thứ hai, người lập di chúc phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 3 người làm chứng.
Thứ ba, người làm chứng phải ngay lập tức báo lên cơ quan làng, bản biết những lời nói của người chết và nói rõ lý do vì sao không lập di chúc bằng văn bản.
Thiết nghĩ pháp luật quy định trên là quá sơ sài, đơn giản. Vì so với những quy định về di chúc bằng văn bản phải có, thì di chúc bằng miệng không quy định rõ việc ghi lại lời của người để lại di sản phải gồm những nội dung gì. Hơn nữa nếu những người làm chứng không thực hiện những quy
định trên thì trách nhiệm của họ thế nào, cần quy định rõ. Vì vậy, để việc áp dụng pháp luật thống nhất chúng tôi đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có hướng dẫn kịp thời về hình thức di chúc này, người viết di chúc, trách nhiệm của người mang di chúc miệng đi công chứng, chứng thực.
+ Về vấn đề người thừa kế từ chối nhận di sản: Tại quy định Điều 45 Luật thừa kế năm 2008 “Người thừa kế theo pháp luật và theo di chúc có thể từ bỏ phần của mình đã được thừa kế cho người khác hay là cho các cơ quan tổ chức khác cũng được nhưng không quá 6 tháng bắt đầu từ ngày mở di chúc trở đi...”. Quy định như trên không phù hợp với tình hình hiện nay, mà còn có tính áp đặt, vi phạm nguyên tắc tự nguyện của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Bởi lẽ nguyên tắc tự định đoạt của người thừa kế được thể hiện ở quyền nhận hay không nhận di sản. Một người từ chối một quyền dân sự nào đó mà không gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác và cũng không vi phạm đạo đức xã hội thì không thể bị hạn chế trong một thời gian như luật định. Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế là một thời gian tương đối ngắn so với 3 năm bảo hộ quyền thừa kế. Sự hạn chế về thời gian từ chối quyền hưởng di sản không thể thực hiện được khi mà người thừa kế từ chối nhận di sản quá thời hạn trên, sự từ chối quá hạn định thì được xem là vô hiệu, mà đã vô hiệu thì tức là bắt buộc họ phải nhận di sản đó mặc dù không muốn. Trong trường hợp này người từ chối thừa kế buộc phải tham gia vào quan hệ dân sự trái với quyền tự do ý chí của họ mà pháp luật đã cho phép. Hơn nữa, sự từ chối quyền hưởng di sản không được thừa nhận đã quá hạn định mà người thừa kế vẫn quyết định từ chối thì phần di sản này sẽ giải quyết thế nào? Pháp luật thừa kế Lào chỉ quy định là “Nếu mà không lập tên ai thì tài sản ấy đem chia theo pháp luật”. Việc không lập tên ai bằng văn bản có nghĩa rằng khi người đó đã từ chối nhận di sản rồi.
năm 2008 của Lào thì: “Người thừa kế theo pháp luật và theo di chúc có thể từ bỏ phần mình đã được thừa kế cho người khác hay cho cơ quan cũng được nhưng không quá 6 tháng bắt đầu từ ngày mở di chúc trở đi”. Quy định này không những làm phức tạp hóa vấn đề mà còn không phù hợp với thực tế. Bởi lẽ, thực tiễn xét xử cho thấy thường là chỉ cần khai báo rõ ràng việc từ chối hưởng di sản đều được Tòa án chấp nhận. Hơn nữa, theo quan niệm của người dân cũng như trên nguyên tắc tự định đoạt của chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự, việc từ chối hưởng di sản mà phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt thủ tục trên có phần thiếu thuyết phục. Mặt khác, luật chỉ quy định trong thời hạn 6 tháng thì người thừa kế mới có quyền từ chối nhận di sản. Nếu quá thời hạn này mà người thừa kế vẫn cương quyết từ chối nhận di sản thì phần di sản này phải xử lý như thế nào. Theo nguyên tắc, việc từ chối không gây thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của người khác và cũng không vi phạm đạo đức xã hội thì không thể bị hạn chế trong một thời hạn như luật định. Do vậy, theo tác giả pháp luật thừa kế không cần thiết phải quy định thời hạn từ chối quyền hưởng di sản cụ thể như 6 tháng, một năm, ba năm vì thời hạn từ chối hưởng di sản theo nguyên tắc không thể dài hơn thời hạn của thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế theo quy định tại Điều 40 Luật thừa kế năm 2008 của Lào mà nên quy định thời hạn cuối cùng của sự từ chối nhận di sản là thời điểm chia di sản.
+ Về cấu trúc và sử dụng từ ngữ trong một số quy phạm pháp luật thừa kế theo di chúc:
Xét về mặt kỷ thuật pháp lý, pháp luật thừa kế hiện hành vẫn còn sử dụng những thuật ngữ chưa khoa học, chưa chính xác nên cần điều chỉnh lại cho phù hợp. Ví dụ tại Điều 26 “Quan điểm lập di chúc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” thành “ Hình thức của di chúc”. Hay tại Điều 34 “Lý do cho di chúc bị rơi rớt hay là bị mất đi” thành “ Những trường hợp di chúc không được thực hiện”.
Thừa kế ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trường, khi tài sản của người dân tăng lên đáng kể về kể cả số lượng, chất lượng, cùng với nhu cầu để lại tài sản của thế hệ trước cho thế hệ sau, tài sản của cha, mẹ để lại cho con cháu, ông bà để lại cho cháu… cũng như để bảo vệ quyền lợi, lợi ích của công dân trong việc chuyển dịch tài sản cần có các quy phạm tương ứng, phù hợp để điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của người để lại di sản cũng như người thừa kế trong quan hệ này. Vì vậy, một số kiến nghị trên sẽ góp phần hoàn thiện chế định thừa kế theo di chúc, đảm bảo tính khả thi của pháp luật trên thực tế.