Về xác định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế theo di chúc trong bộ luật dân sự nước CHDCND lào (Trang 70 - 72)

5. Kết cấu đề tài

3.1. Những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp

3.1.5. Về xác định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Pháp luật Lào có một số quy định hạn chế quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản. Đó là trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Điều 12 Luật thừa kế năm 2008, quy định:

“Trong trường hợp vợ hoặc chồng đã chết còn vợ, chồng và con người con đó là có quyền thừa kế tài sản của người chết là ¾ và ¼ là vợ hoặc chồng sẽ được nhận. Còn tài sản chung của vợ, chồng phải chia đôi như ½ là cho vợ hoặc chồng còn ½ là chia cho con ngang nhau. Vợ hoặc chồng có quyền quản lý tài sản của những người con chưa thành niên”.

Không phải ai cũng là người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Mỗi nước có một chính sách riêng về người hưởng thừa kế không phụ thuộc và nội dung di chúc. Ở Lào thì chỉ có vợ hoặc chồng và con là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Con ở đây bao gồm con đã thành niên và con chưa thành niên. Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải mọi con ngoài giá thú đều được hưởng di sản, pháp luật của Lào quy định con ngoài giá thú chỉ hưởng di sản khi người con đó được đưa về nuôi trong gia đình cùng với người cha.

Một đặc thù của pháp luật thừa kế Lào là vợ, con không xếp vào hàng thừa kế nào hết, chứng tỏ pháp luật thừa kế Lào rất đề cao quan hệ này nên đã không xem những đối tượng này ngang hàng thừa kế với cha, mẹ, anh, chị, em khác hoàn toàn với quy định Việt Nam. Như vậy, không phải ai cũng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di mà chỉ có những người được hưởng thừa kế đương nhiên nghĩa là không thuộc vào hàng thừa kế nào hết.

Theo quy định hiện nay những người trong danh sách quy định tại Điều 12 được hưởng không phụ thuộc vào nội dung di chúc chỉ được hưởng thừa kế khi người lập di chúc nhưng không cho họ hưởng. Phạm vi quy định này chỉ giới hạn ở việc người có di sản định đoạt tài sản trong “di chúc”. Như vậy, nếu người có tài sản định đoạt tài sản không theo hình thức di chúc thì chúng ta không có cơ sở để bảo vệ những người trong danh sách được bảo vệ bởi chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Chẳng hạn trước khi chết người có tài sản không lập di chúc mà họ lập hợp đồng tặng cho ai đó thì chúng ta không có cơ sở để áp dụng chế định này.

Khi chia di sản cho người được hưởng thừa kế là con chưa thành niên thì bố, mẹ sẽ là người quản lý tài sản. Vậy, xác định độ tuổi chưa thành niên tại thời điểm nào? Thời điểm người có di sản lập di chúc, tại thời điểm mở thừa kế hay tại thời điểm chia di sản? Pháp luật thừa kế Lào không nói rõ điều này.

Thiết nghĩ giải pháp thuyết phục là xác định tuổi tại thời điểm mở thừa kế. Lúc này di chúc mới có hiệu lực và khả năng chia di sản mới được tiến hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế theo di chúc trong bộ luật dân sự nước CHDCND lào (Trang 70 - 72)