Công tác cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế theo di chúc trong bộ luật dân sự nước CHDCND lào (Trang 81 - 85)

5. Kết cấu đề tài

3.2. Các kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về

3.2.2. Công tác cán bộ

Thực tế cho thấy trong mọi hoạt động để đạt được thành công vấn đề con người là quan trọng nhất. Do đó, cần phải nâng cao hiểu biết pháp luật của cán bộ công chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp về thừa kế thông qua việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật.

Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực của cán bộ trong các cơ quan áp dụng pháp luật. Năng lực của cán bộ trong các cơ quan áp dụng pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn của quá trình áp dụng pháp luật. Bởi vì, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với trường hợp cụ thể. Nếu các chủ thể áp dụng pháp luật có trình độ chuyên môn hạn chế thì không thể tránh khỏi việc đưa ra quyết định áp dụng pháp luật có nội dung không bảo đảm các yêu cầu của pháp luật, ngay cả khi hệ thống pháp luật hoàn thiện ở mức cao. Để nâng cao trình độ năng lực của cán bộ trong thực thi pháp luật giải quyết tranh chấp về thừa kế, cần thực hiện tốt các công việc cụ thể sau:

+ Xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn về công tác đào tạo, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ, tọa đàm nhằm trao đổi kinh

nghiệm, từ đó nâng cao công tác xét xử, đặc biệt là xác định tính hợp pháp của di chúc ở những tình huống cụ thể khác nhau. Từ đó giúp cho việc nâng cao chất lượng xét xử và kỷ năng giải quyết vụ án.

+ Chúng ta cần đầu tư thích đáng nguồn ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo đội ngũ công chức. Để đào tạo được đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên,… đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngang bằng với các nước trong khu vực và trang bị đầy đủ các kiến thức pháp luật cần thiết.

+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực của cán bộ để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ đối với công chức thực thi pháp luật giải quyết tranh chấp thừa kế. Bên cạnh đó cần có những hoạt động đánh giá tình hình pháp luật, nắm bắt sự phản ánh của các Tòa án về những vướng mắc, khó khăn xung quanh việc thực hiện những quy định của pháp luật thừa kế về việc xác định tính hợp pháp của di chúc. Kết hợp với việc tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề vấn đề thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng. Thông qua ý kiến của cán bộ làm công tác xét xử để nắm bắt được cách hiểu, cách vận dụng pháp luật khác nhau về quy định di chúc hợp pháp. Từ đó tìm ra cách hiểu, cách vận dụng phù hợp đúng với tinh thần của điều luật. Đồng thời đóng góp ý kiến xây dựng chế định thừa kế ngày càng hoàn thiện hơn.

Việcxác định di chúc hợp pháp và chia thừa kế theo di chúc có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đúng người được hưởng di sản thừa kế, vừa đảm bảo việc thực hiện đúng ý chí của người lập di chúc, vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Nhưng trên thực tế, khi xác định tính hợp pháp của di chúc thì bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như xét trong mối liên hệ tổng thể với các điều luật khác hoặc sự hiểu biết của người áp dụng pháp luật. Vì vậy, việc xác định di chúc hợp pháp và chủ thể được hưởng thừa kế theo di chúc chỉ phát huy tốt khi có sự kết hợp hài hòa của tất cả yếu tố nêu trên đó là vấn đề lập pháp và con người.

KẾT LUẬN

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm về thừa kế không chỉ mang tính đạo đức truyền thống gia đình mà nó bị chi phối bởi kinh tế - lợi ích vật chất. Hiện tượng tranh dành tài sản giữa những người trong quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng trong gia đình ngày càng phổ biến, kéo theo việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, chế định thừa kế theo di chúc được quy định trong pháp luật thừa kế là một phần quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự Lào, có vai trò quan trọng trong việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế của họ theo di chúc, góp phần giữ gìn hòa khí gia đình. Pháp luật của Nhà nước Lào bảo vệ những lợi ích cơ bản của mỗi người lao động trên cơ sở những lợi ích của nhà nước, lợi ích chung của xã hội, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, làm cho nhân dân yên tâm lao động sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, pháp luật về thừa kế đã có sự đổi mới mạnh mẽ, đặc biệt sau khi ban hành Bộ luật dân sự năm 1990 vào bổ sung năm 2008, chúng ta thấy pháp luật thừa kế của Lào đã quy định rất chi tiết các vấn đề về thừa kế theo di chúc phù hợp với tập quán quốc gia mình.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng luật thừa kế nói chung và chế định thừa kế theo di chúc nói riêng còn nhiều vướng mắc, hạn chế nhất định. Thực tiễn xét xử của Tòa án rất phong phú đa dạng, chính vì vậy mà pháp luật không phải bao giờ cũng dự liệu hết để điều chỉnh. Pháp luật chỉ đi vào cuộc sống khi các quy định của nó phù hợp với thực tiễn và từ thực tiễn nhà làm luật kịp thời sửa đổi, bổ sung pháp luật cho hoàn thiện.

Trên cơ sở phân tích các quy phạm thừa kế theo di chúc được quy định trong pháp luật thừa kế Lào trong tương quan đối chiếu, so sánh với pháp luật Việt Nam. Qua đó đưa ra đánh giá về sự phát triển của pháp luật thừa kế Lào. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả muốn đề xuất những vấn đề cần hoàn thiện cho chế định thừa kế theo di chúc trong Luật thừa kế năm 2008 của Lào.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật dân sự Lào, NXB Quốc gia Lào

2. Bộ Tư pháp (2006), Nội dung và những điểm mới cơ bản của Bộ luật dân sự năm 2005, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ luật dân sự Cộng hòa Liên Bang Nga (1998), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ luật dân sự Bắc kỳ 1931 (Việt Nam).

5. Chế Mỹ Phương Đài (1997), Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự, Luận văn thạc sỹ luật học.

6. Các nghị quyết của Trung ương Đảng 1990-2002, NXB Quốc gia Lào 7. Học viện Tư pháp, “Giáo trình luật dân sự Việt Nam(2006)”, NXB Công

an nhân dân, Hà Nội.

8. Lịch sử nhà nước Lào (2000), tập I, NXB Quốc gia Lào

9. Lê Kim Quế (1994), 90 câu hỏi pháp luật về thừa kế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Vĩnh (1996), Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt Nam, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Luật Hà Nội.

11. Nghị định số 03/1990 ngày 10/7/1990 hướng dẫn thi hành Luật thừa kế Lào. 12. Nguyễn Mạnh Bách (1996), tìm hiểu luật dân sự Việt Nam, chế độ hôn

sản và thừa kế, NXB Đồng Nai.

13. Ngô Sỹ Liên, Đại việt sử ký toàn thư, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 14. Ph. Ăngghen (1961), Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và của nhà

nước, NXB sự thật, Hà Nội. 15. Ph. Ăngghen, tuyển tập, tập 16.

16. Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (1990), Hiến pháp 1990

18. Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (1990), Luật thừa kế 1990, sửa đổi bổ sung 2008.

19. Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2008), Luật đất đai 2008.

20. Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2008), Luật hôn nhân và gia đình 2008.

21. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1946.

22. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001).

23. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật dân sự 2005. 24. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Luật dân sự 1995.

25. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật hôn nhân gia đình 2000.

26. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Luật hôn nhân gia đình 1959.

27. Sắc lệnh thừa kế 97 ngày 22/5/1950 Việt Nam.

28. Say Duong Phi Chit (2000)- Vấn đề thừa kế của công dân Lào trong thời kỳ phong kiến, NXB Quốc gia Lào (năm 2000).

29. Trần Thị Huệ (2006), Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự của một số nước trên thế giới, tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Việt Nam).

30. Thái Công Khanh (10-2006), phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế, tạp chí Tòa án nhân dân (Việt Nam).

31. Từ điển Lào - Việt, NXB Quốc gia Lào, (năm 2001). 32. Tạp chí Khoa học số 4/2001 (Việt Nam).

33. Văn kiện Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII (2000), NXB Quốc gia Lào.

34. Văn kiện Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ IX (2011), NXB Quốc gia Lào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế theo di chúc trong bộ luật dân sự nước CHDCND lào (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)