5. Kết cấu đề tài
3.1. Những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp
3.1.2. Vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để xác định di chúc
trong một số trường hợp rất khó xác định.
3.1.2. Vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để xác định di chúc hợp pháp hợp pháp
Mặc dù điều kiện để một di chúc có hiệu lực pháp luật được quy định trong luật nhưng trên thực tế khi xác định tính hợp pháp của di chúc cũng là một vấn đề đáng để suy ngẫm.
Theo quy định của pháp luật Lào về thừa kế theo di chúc có sự giới hạn quyền tặng, chuyển và việc lập di chúc. Cụ thể, tại Điều 25 quy định:
“Nếu chủ tài sản muốn tặng, chuyển và lập di chúc cho một hay là nhiều nhiều có thể thực hiện như sau đây:
1. Nếu chủ tài sản có một người con thì người lập di chúc không cho vượt quá 1/2 của tất cả tài sản đã có.
2. Nếu chủ tài sản có hai người con thì người lập di chúc không cho vượt quá 1/3 của tất cả những tài sản đã có.
3. Nếu chủ tài sản có ba người con trở lên thì người lập di chúc không cho vượt quá 1/4 của tất cả tài sản đã có”.
Việc tặng, chuyển và lập di chúc đã vượt quá những trường hợp nêu trên tài sản đã vượt quá ấy sẽ đưa ra chia sẻ cho những người thừa kế theo pháp luật.
Những quy định này phần nào chưa thể hiện được tính tự quyết của người để lại di chúc, chưa thể hiện rõ nét được tính dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật. Vì nếu người để lại di sản viết di chúc muốn để lại cho một người nào đó duy nhất thì vẫn không được thỏa mãn nguyện vọng của họ vì pháp luật quy định tùy vào con người để lại di chúc mà được phép lập di chúc theo số phần tương ứng cho người thụ hưởng theo quy định của
pháp luật. Vì vậy, khi chia di sản thừa kế theo di chúc, muốn xác định tính hợp pháp của di chúc thì Tòa án phải điều tra xác minh xem chủ tài sản có đảm bảo điều kiện mà luật đã quy định hay không? Nếu người lập di chúc lập cho người được chỉ định người thừa kế hưởng quá phần di sản mà luật định thì phần này phải chia theo pháp luật. Quy định này vừa hạn chế ý chí của chủ tài sản, vừa làm mất thời gian, công sức của Tòa án trong quá trình xác minh tính hợp pháp của di chúc.
Bên cạnh đó quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc của Luật thừa kế năm 2008 của Lào còn bất cập, gây nhiều khó khăn vướng mắc cho người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Cụ thể, tại Điều 40 Luật thừa kế năm 2008 của Lào quy định thời gian kiện di chúc:
“Thời gian kiện của di chúc là trong vòng ba năm sau khi người lập di chúc đã chết, trừ trường hợp người thừa kế chưa đủ mười tám tuổi hay là có các lý do khác”.
Cách quy định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế như thế này là quá ngắn vì dân tộc Lào có truyền thống đoàn kết nên khi một người thân của mình vừa mới mất đi chưa đầy ba năm mà những người còn sống đã tranh dành tài sản lẫn nhau là không phù hợp với tập quán, văn hóa Lào. Mặt khác, luật cũng quy định “trừ trường hợp có lý do khác”, vậy lý do khác là lý do gì? Vấn đề tranh cãi ở đây chúng ta cần nhìn nhận khách quan rằng người quyết định những lý do khác do cơ quan nào xác định hay chính người hưởng di sản thừa kế chứng minh rồi sau đó được các cơ quan chức năng thẩm định mới cho thụ hưởng các quyền lợi chính đáng của mình. Điều này đi ngược lại tính linh động của vấn đề thừa kế trong luật thừa kế Lào. Khi thực hiện những công đoạn xác minh này cơ quan chức năng cũng như người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng mất thời gian, tốn kém chi phí.