NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 77 - 82)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

2.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

2.3.1. Những kết quả đạt được

Qua hơn 17 năm hoạt động Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng đã đạt được những thành công nhất định cụ thể như sau:

- Một là đã thực hiện cho vay 18 chương trình TDƯĐ đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của Cấp ủy, Chính quyền, Ban, Ngành, Đoàn thể các cấp và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện.

- Thứ hai, với mô hình quản lý hiện nay của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng theo Quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc trong việc chỉ đạo đồng bộ, thông suốt và sâu rộng từ trung ương đến địa phương, của các Ban, ngành và chính quyền cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công cuộc XĐGN.

-Thứ ba, với phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội đã phát huy được thế mạnh của HĐT, tiết kiệm được chi phí quản lý và thực hiện nguyên tắc quản lý công khai từ cơ sở, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách vừa có cơ hội tiếp cận vay vốn, vừa trực tiếp tham gia quản lý, giám sát nguồn vốn TDƯĐ góp phần phát huy sức mạnh cộng đồng cũng như thực hiện chủ trương dân chủ hoá, công khai hoá công cuộc XĐGN. -Thứ tư, mạng lưới hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng, ngày càng kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động đã góp phần tăng cường sự công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân trên nguyên tắc hạn chế các khâu trung gian, tăng cường sự giám sát của CQĐP và các tổ chức chính trị-xã hội tạo sự minh bạch trong thực thi TDƯĐ. Đồng thời giúp người dân tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí trong quá trình đi lại giao dịch vay vốn, trả nợ ngân hàng.

2.3.2. Hạn chế

Hoạt động NHCSXH đã góp phần đáng kể vào công tác XĐGN tại địa phương. Tuy nhiên, cấp ủy Đảng, CQĐP một số nơi, nhất là tại các xã miền núi chưa thực sự vào cuộc, chưa quan tâm chỉ đạo quyết liệt đối với hoạt động tín dụng chính sách, chưa đánh giá hết vai trò, nhiệm vụ trong công cuộc giảm nghèo tại địa phương; chưa xem NHCSXH là công cụ để giúp địa phương giảm được tỷ lệ hộ nghèo; việc trích chuyển nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay còn thấp; công tác giảm nghèo tại một số địa phương chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số; một số chính sách giảm nghèo còn nhiều chồng chéo, khó thực hiện, nguồn lực huy động chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả sử dụng chưa cao, có nơi nhận thức tầm quan trọng về công tác giảm nghèo bền vững còn nhiều hạn chế nên chưa dành sự quan tâm đúng mức đối với hoạt động tín dụng chính sách.

Việc lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, phương pháp sản xuất làm ăn mới với các chương trình TDƯĐ chưa thực sự phát huy.

Dư nợ TDƯĐ tại các vùng chưa đồng đều. Nguyên nhân do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, cuộc sống tập quán tự cấp, tự túc, chưa thay đổi nhận thức cách sống, vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ cấp và cho không của Nhà nước, chưa biết sản xuất hàng hoá, chưa tiếp cận khoa học kỹ thuật áp dụng vào phục vụ trong chăn nuôi, sản xuất, trồng trọt,…nên từ đó không có nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách ưu đãi.

Hoạt động của các tổ chức CT-XH nhận ủy thác của một số nơi chưa đồng đều, chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV, giám sát việc sử dụng vốn của người vay dẫn đến vẫn còn hiện tượng nể nang bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, hoạt động của các TổTK và

VV có chất lượng chưa cao.

Các quy định cụ thể về các chương trình cho vay còn chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất và đời sống như: mức cho vay còn thấp, việc bình xét cho vay còn mang tính bình quân, dàn đều, lãi suất cho vay chưa hợp lý. Vốn vay mới đáp ứng yêu cầu sản xuất chăn nuôi nhỏ, chia đều xẻ mỏng, việc đầu tư theo chương trình, dự án còn ít nên hiệu quả chưa cao.

Việc triển khai một số chính sách chưa có sự đồng bộ, nhất là các chính sách được triển khai kết hợp từ nhiều nguồn vốn (nguồn vốn vay, vốn hỗ trợ từ ngân sách, vốn huy động từ cộng đồng..) như: Cho vay hộ nghèo về nhà ở, cho vay nhà ở phòng tránh bão, lụt; cho vay hỗ trợ đất sản xuất và chuyển đổi nghề, từ đó ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách.

2.3.3. Nguyên nhân

Thiên tai dịch bệnh ở gia cầm, dịch bệnh ở gia súc và cây trồng xảy ra thường xuyên trên một số địa bàn trong huyện làm ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất của bà con. Sự biến động đột biến về giá cả của hầu hết các hàng hoá, vật tư phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu dùng đã tác động không tốt đến sản xuất, đời sống và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Những điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và trả lãi hàng tháng của hộ vay, thậm chí một số trường hợp còn gây tổn thất mất vốn cho hộ vay.

Nguồn vốn cho vay phụ thuộc vào việc cấp bù chênh lệch lãi suất của Bộ Tài Chính, do đó trong những năm qua, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hộ nghèo thường được NHCSXH giao tập trung vào quý 3, làm ảnh hưởng đến việc đầu tư tín dụng chưa kịp thời vụ.

Sự phối hợp giữa Ngân hàng và các cơ quan ban ngành liên quan trong việc triển khai các chương trình TDƯĐ đôi lúc đôi nơi còn chưa đồng bộ, việc phân định trách nhiệm một số mảng việc chưa rõ ràng. Do đó, công tác phối hợp đôi lúc chưa nhịp nhàng, kịp thời.

Một bộ phận hộ vay chưa ý thức được hết trách nhiệm trong việc vay vốn với NHCSXH, chưa tự giác trả nợ trả lãi đúng hạn, vẫn còn tâm lý chây ì, ỷ lại. Tuy đây chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng ảnh hưởng tiêu cực của nó cũng là rất lớn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận văn phân tích đánh giá thực trạng tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng qua 3 năm 2017-2019. Kết quả phân tích cho thấy 17 năm hoạt động Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng đã thực hiện cho vay 18 chương trình TDƯĐ đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của Cấp ủy, Chính quyền, Ban, Ngành, Đoàn thể các cấp và đông đảo tầng lớp nhân dân. Tuy vậy vẫn còn tồn tại như một số nơi UBND, Ban XĐGN cấp xã chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng đối với HN và CĐTCSK; Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác của một số nơi chưa đồng đều. Sự phối hợp giữa Ngân hàng và các cơ quan ban ngành liên quan trong việc triển khai các chương trình TDƯĐ đôi lúc đôi nơi còn chưa đồng bộ.

Nội dung nghiên cứu này là cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng được trình bày ở chương 3

Chương 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH

HUYỆN TRÀ BỒNG

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w