Đối với nền kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 39 - 40)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN

1.3.3. Đối với nền kinh tế, xã hội

Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội chất lượng hoạt động tín dụng được đánh giá qua mức phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, hoà nhập với cộng đồng quốc tế. Do đó trên góc độ nền kinh tế, ta đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng qua hai tiêu chí sau

1.3.3.1. Số hộ vay thoát nghèo từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội

Quyết định số 28/2015 QĐ-TTg và Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ quyết định về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo và việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều theo giai đoạn 2016-2020. Theo đó số hộ thông thường sẽ chia làm 4 đối tượng chính sách: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ không nghèo. Trong đó hộ mới thoát nghèo được xác định là đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát hằng năm có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo.

Đánh giá số hộ thoát nghèo hàng năm từ nguồn vốn NHCSXH sẽ cho ta thấy hiệu quả từ việc cho vay của NHCSXH mang lại tạo nguồn lực cho các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững gắn với các đề án phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

1.3.3.2. Số lao động được tạo việc làm từ nguồn vốnNHCSXH

Nghị định 61/2015/ NĐ- CP ngày 09.07.2015 ra đời quy định về chính sách hỗ trợ việc làm và quỹ quốc gia việc làm. Theo đó hàng năm từ nguồn

vốn trung ương (Quỹ quốc gia việc làm) và nguồn vốn của từng địa phương tự cân đối chuyển qua, NHCSXH sẽ cho vay chương trình giải quyết việc làm nhằm góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảo việc làm cho người có nhu cầu việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Việc thống kê số lao động được tạo việc làm hàng năm từ vay vốn NHCSXH sẽ cho thấy được mức độ đóng góp của NHCSXH vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ đó cũng cho thấy được chất lượng nguồn tín dụng này mang lại.

Tóm lại, đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH không chỉ dựa trên một chỉ tiêu nào đó mà phải dựa vào tất cả các chỉ tiêu thì mới có được đánh giá toàn diện, chính xác. Đồng thời phải so sánh giữa các thời kỳ với nhau…, kết hợp với việc phân tích số liệu mới có thể đưa ra các nhận xét chính xác về chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 39 - 40)