6. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN
3.3.3. Kiến nghị với chính quyền đại phương các cấp
Thực tiễn cho thấy, nơi nào được cấp ủy, CQĐP quan tâm chỉ đạo sát sao thì nơi đó chất lượng hoạt động tín dụng chính sách được nâng cao và đạt kết quả tốt, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, nhân dân phấn khởi tin tưởng và đồng tình ủng hộ; ngược lại nơi nào có
CQĐP đặc biệt là cấp xã thiếu quan tâm, chỉ đạo, có biểu hiện phó thác việc thực hiện chính sách TDƯĐ cho NHCSXH, HĐT và Tổ TK&VV, nơi đó chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trở nêu yếu kém, nợ quá hạn cao, đời sống HN và CĐTCSK gặp khó khăn, an sinh xã hội chưa được bảo đảm, nhân dân bất bình. Để thực hiện tốt chính sách TDƯĐ của Nhà nước trong thời gian tới, CQĐP các cấp cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động NHCSXH:
- Đưa việc thực hiện chính sách TDƯĐ của Nhà nước vào các chương trình nghị sự có liên quan ở địa phương, ra nghị quyết và gắn với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ.
- Phát huy quyền dân chủ, tính công khai minh bạch trong thực hiện chính sách TDƯĐ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
- Huy động nguồn lực chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến tín dụng dành cho mục tiêu XĐGN và an sinh xã hội ở địa phương; hàng năm, trích nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương để bổ sung vốn cho vay trên địa bàn theo cơ chế, chính sách ưu đãi của địa phương.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội và hoạt động của NHCSXH.
- Tích cực chỉ đạo xử lý các khoản nợ quá hạn, bị chiếm dụng. Đối với địa bàn có tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% trở lên thì thành lập Ban chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách và triển khai thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo (tại các cấp xã, thành lập tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi).
- Tổ chức điều tra quản lý chặt chẽ danh sách HN và CĐTCSK; chủ động, điều chỉnh bổ sung kịp thời danh sách HN và CĐTCSK để có căn cứ xác định đối tượng cho vay vốn NHCSXH; liên đới trách nhiệm trong việc cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn, bảo đảm vốn vay đến đúng đối
tượng, phát huy hiệu quả, người vay trả nợ ngân hàng; nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.
- Quan tâm chỉ đạo thành lập và kiện toàn ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp. Đôn đốc và tạo điều kiện để các thành viên trong ban đại diện HĐQT phát huy vai trò cá nhân, vai trò của ngành của tổ chức mình hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH cùng cấp.
- Nâng cao vai trò của Ban XĐGN và các tổ chức tương hỗ, hình thành các tổ vay vốn hoạt động thật sự để hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ nghèo. Cần coi NHCSXH là ngân hàng của chính tổ chức mình, thực sự chăm lo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để NHCSXH hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp với các HĐT nhận ủy thác các cấp tiến hành củng cố , đào tạo, nâng cao năng lực , hiệu quả hoạt động của tổ chức HĐT cơ sở và Tổ TK&VV trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác đối với NHCSXH.
- Chỉ đạo đối với ngành Công an, Tòa án, Thi hành án có trách nhiệm tham gia xử lý thu hồi đối với các trường hợp nợ xấu do người vay có điều kiện nhưng chây ỳ nhằm hỗ trợ cho hoạt động Phòng giao dịch NHCSXH huyện bảo toàn vốn Nhà nước.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1 và phần phân tích đánh giá thực trạng ở chương 2. Chương 3 đã nêu ra được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng. Các giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn cùng với kinh nghiệm trong quá trình làm việc tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng vì vậy hy vọng một phần nào đó sẽ giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong công tác cho vay tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng trong thời gian qua.
KẾT LUẬN
NHCSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu XĐGN không vì mục đích lợi nhuận; là công cụ của cấp ủy, CQĐP trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo và tạo công bằng xã hội. Muốn công tác XĐGN và đảm bảo an sinh xã hội nhanh và bền vững thì phải coi trọng việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHCSXH. Tín dụng do NHCSXH thực hiện được Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đánh giá là một giải pháp sáng tạo có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, góp phần quan trọng và hiệu quả trong thực hiện chủ trương, chính sách và các mục tiêu nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm phát triển nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Qua 17 năm hoạt động (2003 - 2019), Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng đã luôn bám sát chủ trương, định hướng phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh về thực hiện chương trình mục tiêu XĐGN. Về nguồn vốn cho vay mới chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ của hộ vay; về cơ bản chưa nâng mức cho vay cao nhất và định hướng ngành nghề sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho HN và CĐTCSK. Khi xét về hiệu quả xã hội qua 16 năm, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng đã giúp cho hàng triệu lượt HN và CĐTCSK vay vốn, trong đó có khoảng hàng ngàn hộ vay thoát nghèo và chục ngàn hộ vay đã biết chuyển hướng tích cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong việc sử dụng vốn và quản lý vốn.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng. Do đó cần tìm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng cho Phòng giao
dịch NHCSXH huyện Trà Bồng. Luận văn” Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng” sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đã hoàn thành những nội dung chủ yếu sau:
- Thứ nhất: Tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về TDƯĐ tại NHCSXH, các nhân tố ảnh hưởng cùng các chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng TDƯĐ.
- Thứ hai: Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019; đồng thời nêu lên được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
- Thứ ba: Trên cơ sở định hướng mục tiêu sắp đến của NHCSXH Việt Nam và Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng. Đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song vì điều kiện thời gian và khả năng còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và những người quan tâm đến đề tài, để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
1. Chính phủ (2002), Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.
2. Chủ tịch HĐQT NHCSXH (2013), Quyết định 15/QĐ-HĐQT ngày 05 tháng 3 năm 2013 về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV.
3. Nguyễn Đăng Dờn, (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại;
4. Phạm Ngọc Dũng (2011), Giáo trình tài chính tiền tệ NXB Tài chính, 5. Lê Ngọc Hải (2018), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính
sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sỹ, Đại
học Kinh tế Huế, Huế.
6. Lưu Thị Hương (2003), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
8. Hồ Tiến Linh (2018), Nâng cao chất lượng cho vay thuộc chương trình
tín dụng học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Huế, Huế.
9. NHCSXH (2014), Văn bản số 4030/NHCS-TDNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động giao dịch tại xã, phường, thị trấn;
10. NHCSXH, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2014), Văn bản thỏa thuận 3948/VBTT-NHCS-HPN-HND- HCCB-ĐTNCSHCM ngày 03 tháng 12 năm 2014 về việc thực hiện ủy
tháng 10 năm 2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà Nội.
12. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 16/2003/ QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Thanh Tĩnh (2014), Hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi của
chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ,
Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.
14. Trần Thị Huỳnh Thảo (2018), Hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại
phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.
15. Phan Thanh Tú (2014), “Nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Kỳ, Nghệ An”, Tạp chí Tài chính,tr.3, Nghệ An.
16. Ngoài ra luận văn tham khảo các văn bản hướng dẫn cho vay các chương trình đang triển khai cho vay tại NHCSXH và báo cáo thường niên của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019.
BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG A. THÔNG TIN CHUNG
Quý khách vui lòng cho biết thông tin của mình:
TT Thông tin Trả lời
1. Họ và tên 2. Giới tính 3. Tuổi
4. Nghề nghiệp 5. Nơi ở
6. Chương trình vay vốn -Tên chương trình: Dư nợ: - Tên chương trình: Dư nợ: - Tên chương trình: Dư nợ:- B. THÔNG TIN VỀ TÍN DỤNG
Quý khách vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của cá nhân về các chương trình mà quý khách đang vay vốn tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng bằng cách đánh dấu x vào bảng dưới đây
Các tiêu chí Ý kiến đánh giá Rất không hài lòng Không
hài lòng lòngHài Rấthài lòng Không có ý kiến 1. Mức vay vốn 2. Lãi suất 3. Thời hạn vay vốn 4. Quy trình, thủ tục vay vốn
6. Hỗ trợ khách hàng sau cho vay Ý kiến đóng góp khác: ... ... ... ...