6. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
2.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua hơn 17 năm hoạt động Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng đã đạt được những thành công nhất định cụ thể như sau:
- Một là đã thực hiện cho vay 18 chương trình TDƯĐ đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của Cấp ủy, Chính quyền, Ban, Ngành, Đoàn thể các cấp và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện.
- Thứ hai, với mô hình quản lý hiện nay của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng theo Quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc trong việc chỉ đạo đồng bộ, thông suốt và sâu rộng từ trung ương đến địa phương, của các Ban, ngành và chính quyền cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công cuộc XĐGN.
-Thứ ba, với phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội đã phát huy được thế mạnh của HĐT, tiết kiệm được chi phí quản lý và thực hiện nguyên tắc quản lý công khai từ cơ sở, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách vừa có cơ hội tiếp cận vay vốn, vừa trực tiếp tham gia quản lý, giám sát nguồn vốn TDƯĐ góp phần phát huy sức mạnh cộng đồng cũng như thực hiện chủ trương dân chủ hoá, công khai hoá công cuộc XĐGN. -Thứ tư, mạng lưới hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng, ngày càng kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động đã góp phần tăng cường sự công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân trên nguyên tắc hạn chế các khâu trung gian, tăng cường sự giám sát của CQĐP và các tổ chức chính trị-xã hội tạo sự minh bạch trong thực thi TDƯĐ. Đồng thời giúp người dân tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí trong quá trình đi lại giao dịch vay vốn, trả nợ ngân hàng.
2.3.2. Hạn chế
Hoạt động NHCSXH đã góp phần đáng kể vào công tác XĐGN tại địa phương. Tuy nhiên, cấp ủy Đảng, CQĐP một số nơi, nhất là tại các xã miền núi chưa thực sự vào cuộc, chưa quan tâm chỉ đạo quyết liệt đối với hoạt động tín dụng chính sách, chưa đánh giá hết vai trò, nhiệm vụ trong công cuộc giảm nghèo tại địa phương; chưa xem NHCSXH là công cụ để giúp địa phương giảm được tỷ lệ hộ nghèo; việc trích chuyển nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay còn thấp; công tác giảm nghèo tại một số địa phương chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số; một số chính sách giảm nghèo còn nhiều chồng chéo, khó thực hiện, nguồn lực huy động chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả sử dụng chưa cao, có nơi nhận thức tầm quan trọng về công tác giảm nghèo bền vững còn nhiều hạn chế nên chưa dành sự quan tâm đúng mức đối với hoạt động tín dụng chính sách.
Việc lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, phương pháp sản xuất làm ăn mới với các chương trình TDƯĐ chưa thực sự phát huy.
Dư nợ TDƯĐ tại các vùng chưa đồng đều. Nguyên nhân do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, cuộc sống tập quán tự cấp, tự túc, chưa thay đổi nhận thức cách sống, vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ cấp và cho không của Nhà nước, chưa biết sản xuất hàng hoá, chưa tiếp cận khoa học kỹ thuật áp dụng vào phục vụ trong chăn nuôi, sản xuất, trồng trọt,…nên từ đó không có nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách ưu đãi.
Hoạt động của các tổ chức CT-XH nhận ủy thác của một số nơi chưa đồng đều, chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV, giám sát việc sử dụng vốn của người vay dẫn đến vẫn còn hiện tượng nể nang bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, hoạt động của các TổTK và
VV có chất lượng chưa cao.
Các quy định cụ thể về các chương trình cho vay còn chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất và đời sống như: mức cho vay còn thấp, việc bình xét cho vay còn mang tính bình quân, dàn đều, lãi suất cho vay chưa hợp lý. Vốn vay mới đáp ứng yêu cầu sản xuất chăn nuôi nhỏ, chia đều xẻ mỏng, việc đầu tư theo chương trình, dự án còn ít nên hiệu quả chưa cao.
Việc triển khai một số chính sách chưa có sự đồng bộ, nhất là các chính sách được triển khai kết hợp từ nhiều nguồn vốn (nguồn vốn vay, vốn hỗ trợ từ ngân sách, vốn huy động từ cộng đồng..) như: Cho vay hộ nghèo về nhà ở, cho vay nhà ở phòng tránh bão, lụt; cho vay hỗ trợ đất sản xuất và chuyển đổi nghề, từ đó ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách.
2.3.3. Nguyên nhân
Thiên tai dịch bệnh ở gia cầm, dịch bệnh ở gia súc và cây trồng xảy ra thường xuyên trên một số địa bàn trong huyện làm ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất của bà con. Sự biến động đột biến về giá cả của hầu hết các hàng hoá, vật tư phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu dùng đã tác động không tốt đến sản xuất, đời sống và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Những điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và trả lãi hàng tháng của hộ vay, thậm chí một số trường hợp còn gây tổn thất mất vốn cho hộ vay.
Nguồn vốn cho vay phụ thuộc vào việc cấp bù chênh lệch lãi suất của Bộ Tài Chính, do đó trong những năm qua, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hộ nghèo thường được NHCSXH giao tập trung vào quý 3, làm ảnh hưởng đến việc đầu tư tín dụng chưa kịp thời vụ.
Sự phối hợp giữa Ngân hàng và các cơ quan ban ngành liên quan trong việc triển khai các chương trình TDƯĐ đôi lúc đôi nơi còn chưa đồng bộ, việc phân định trách nhiệm một số mảng việc chưa rõ ràng. Do đó, công tác phối hợp đôi lúc chưa nhịp nhàng, kịp thời.
Một bộ phận hộ vay chưa ý thức được hết trách nhiệm trong việc vay vốn với NHCSXH, chưa tự giác trả nợ trả lãi đúng hạn, vẫn còn tâm lý chây ì, ỷ lại. Tuy đây chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng ảnh hưởng tiêu cực của nó cũng là rất lớn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này, luận văn phân tích đánh giá thực trạng tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng qua 3 năm 2017-2019. Kết quả phân tích cho thấy 17 năm hoạt động Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng đã thực hiện cho vay 18 chương trình TDƯĐ đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của Cấp ủy, Chính quyền, Ban, Ngành, Đoàn thể các cấp và đông đảo tầng lớp nhân dân. Tuy vậy vẫn còn tồn tại như một số nơi UBND, Ban XĐGN cấp xã chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng đối với HN và CĐTCSK; Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác của một số nơi chưa đồng đều. Sự phối hợp giữa Ngân hàng và các cơ quan ban ngành liên quan trong việc triển khai các chương trình TDƯĐ đôi lúc đôi nơi còn chưa đồng bộ.
Nội dung nghiên cứu này là cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng được trình bày ở chương 3
Chương 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH
HUYỆN TRÀ BỒNG
3.1. MỤC TIÊU CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNHSÁCH XÃ HỘI HUYỆN TRÀ BỒNG ĐẾN NĂM 2025 SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TRÀ BỒNG ĐẾN NĂM 2025
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về giảm nghèo thông qua kênh TDƯĐ để đẩy mạnh và phát huy tính hiệu quả của công tác khuyến nông, lâm, ngư. Hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được các dịch vụ sản xuất, đặc biệt là các dịch vụ TDƯĐ của NHCSXH để họ có vượt qua nghèo khó, vươn lên làm giàu chính đáng, cia thiện cuộc sống. Hỗ trợ các điều kiện cần thiết để tăng thêm thu nhập, mức sống của hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập. Giảm nghèo bằng mọi biện pháp, không để tái nghèo. Thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo theo Nghi quyết của Huyện ủy. Cụ thể, đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo dưới 20%.
Tham mưu tốt cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong công tác triển khai Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và quyết định số 401/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con các chủ trương chính sách mới về tín dụng chính sách để bà con biết và thực hiện một cách sâu rộng.
Triển khai và thực hiện tốt các nhiệm vụ cấp trên giao, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi giao.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Tham mưu UBND huyện, Hội đồng nhân dân huyện chuyển nguồn vốn ngân sách huyện hằng năm từ 1,5 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng để ủy thác qua cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện thực hiện cho vay các đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện có nhu cầu vay vốn đều được vay vốn
Tiếp tục kiện toàn, thay thế các Tổ hoạt động yếu kém, các Hội đoàn thể nhận ủy thác yếu kém, không nhiệt tình, thiếu trách nhiệm để nâng cao năng lực hoạt động của Tổ và của Hội đoàn thể nhận ủy thác.
Tiếp tục các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn huyện, giảm lãi tồn đọng xuống dưới 90 triệu đồng, xử lý tốt công tác nợ đến hạn, nợ bị rủi ro, giữ mức nợ quá hạn bằng 0, tăng cường công tác huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV và đối với cá nhân, tổ chức.
Tăng cường công tác truyền thông để nhân dân trên địa bàn biết đến hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện. Đồng thời nhân rộng các mô hình làm ăn hiệu quả của các hộ sản xuất kinh doanh giỏi để bà con học tập.
Bố trí công việc cho từng cán bộ đảm bảo tính phù hợp phát huy sở trường của từng cá nhân. Từng cá nhân phát huy vai trò và trách nhiệm, lòng yêu nghề để tận tâm với nghề.
Tập huấn công tác ủy thác theo phương pháp cầm tay chỉ việc cho các đối tượng là Tổ TK&VV, HĐT nhận ủy thác, trưởng thôn, Ban giảm nghèo.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠIPHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ BỒNG PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ BỒNG
3.2.1. Giải pháp từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng3.2.1.1. Tổ chức thực hiện đúng các quy trình, quy định về nghiệp 3.2.1.1. Tổ chức thực hiện đúng các quy trình, quy định về nghiệp vụ tín dụng
Đối tượng phục vụ của NHCSXH phải là những đối tượng chính sách theo đúng các quy định của Chính phủ. Cho vay mới phải có phương án sử dụng vốn khả thi, trả đủ lãi theo tháng, được bình xét công khai tại Tổ TK&VV có sự tham gia của Trưởng thôn, tổ chức HĐT.
Tập trung làm tốt việc quản lý tín dụng tại địa bàn xã. Làm tốt việc giúp cho UBND xã phân giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách từng chương trình đến cấp thôn, ấp để UBND xã ký duyệt trên cơ sở kế hoạch và chương trình giảm nghèo của xã. Đề nghị UBND xã chỉ đạo Trưởng thôn đại diện cho chính quyền cơ sở tham gia giám sát ngay từ khi bình xét cho vay tại các Tổ TK&VV. Rà soát, bổ sung đối tượng được thụ hưởng chính sách TDƯĐ vào danh sách HN và CĐTCSK, đảm bảo chính xác, kịp thời để tạo thuận lợi cho hộ nghèo các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn TDƯĐ từ NHCSXH.
Tổ chức thực hiện hiệu quả việc thu nợ đến hạn, kể cả thu nợ theo phân kỳ trả nợ; thực hiện việc xử lý nợ bị rủi ro kịp thời. Để góp phần thực hiện việc thu hồi nợ quá hạn đạt hiệu quả, CN cần chỉ đạo các Phòng giao dịch trực thuộc thường xuyên làm tốt việc phân tích, đánh giá từng khoản nợ xấu để có giải pháp xử lý phù hợp và dứt điểm.
Tiếp tục củng cố chất lượng giao dịch của Tổ giao dịch xã tại điểm giao dịch xã. Cần quán triệt đến toàn thể cán bộ về việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cán bộ khi tham gia Tổ giao dịch xã từ khâu chuẩn bị đến khâu giao dịch và kết thúc giao dịch. Vận hành tốt các cơ chế nghiệp vụ cũng như
xử lý các nghiệp vụ phát sinh nhanh nhạy, kịp thời; thường xuyên bám sát các tổ chức HĐT và tranh thủ sự phối hợp của CQĐP để thực hiện nhiệm vụ.
3.2.1.2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay
-Thứ nhất, phải thực hiện một cách đồng bộ một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, như:
+ Chú trọng công tác tự kiểm tra của Phòng giao dịch và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra để hạn chế sai sót, tồn tại trong các mặt nghiệp vụ.
+ Phải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc kiểm tra thẩm định đối tượng vay vốn, sử dụng vốn vay, thu hồi vốn, chế độ bồi thường vật chất khi xảy ra thất thoát do thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên. Việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ, NHCSXH tỉnh cần thực hiện việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra chéo... giữa các đơn vị để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các sai phạm, xử lý ngay nhằm chống thất thoát vốn.
+ Phân công cho 1 thành viên trong Phòng giao dịch thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát độc lập.
+ Nghiêm túc chỉnh sửa theo kiến nghị của các đoàn kiểm tra của Chi nhánh, NHCSXH, Kiểm toán Nhà nước và thanh tra Nhà nước.
- Thứ hai, phải tăng cường Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay: Việc kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không, là công việc khá khó khăn, phức tạp, bởi vì do đặc thù hoạt động tín dụng của NHCSXH được thực hiện trên nền tảng các Tổ TK&VV, thông qua hoạt động ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, việc triển khai cho vay được thực hiện từ thôn, ấp, bản, làng, nơi mà văn hóa dòng họ còn đậm nét, sự nể nang dễ thông cảm giữa các đối tượng vay vốn với nhau, giữa ban quản lý các tổ,
cán bộ HĐT với người vay khá cao, dẫn đến tình trạng vay hộ, vay ké, bao che nhau khi có kiểm tra đối chiếu là việc thường xảy ra…. Bên cạnh đó việc quản lý cho vay theo mô hình tổ nhóm nên hoạt động tốt hay không tốt còn tuỳ thuộc vào trình độ quản lý của Ban quản lý các tổ, trình độ của các HĐT nhận ủy thác... Do vậy:
+ Vấn đề bồi dưỡng đào tạo là một điều kiện tiên quyết quyết định thành công hay thất bại của việc cung ứng tín dụng cho người nghèo, các đối tượng chính sách. Vì vậy, cần phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ kiểm tra cho các đối tượng này để học nhận thức được tầm quan trọng của công việc mà họ đang làm.
+ Việc kiểm tra, đối chiếu, giám sát (gọi chung là kiểm tra) đối với các khoản vay phải được thực hiện đồng bộ, gồm: Kiểm tra trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay; được tiến hành đồng bộ, liên tục từ việc