6. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠ
3.2.1. Giải pháp từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng
3.2.1.1. Tổ chức thực hiện đúng các quy trình, quy định về nghiệp vụ tín dụng
Đối tượng phục vụ của NHCSXH phải là những đối tượng chính sách theo đúng các quy định của Chính phủ. Cho vay mới phải có phương án sử dụng vốn khả thi, trả đủ lãi theo tháng, được bình xét công khai tại Tổ TK&VV có sự tham gia của Trưởng thôn, tổ chức HĐT.
Tập trung làm tốt việc quản lý tín dụng tại địa bàn xã. Làm tốt việc giúp cho UBND xã phân giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách từng chương trình đến cấp thôn, ấp để UBND xã ký duyệt trên cơ sở kế hoạch và chương trình giảm nghèo của xã. Đề nghị UBND xã chỉ đạo Trưởng thôn đại diện cho chính quyền cơ sở tham gia giám sát ngay từ khi bình xét cho vay tại các Tổ TK&VV. Rà soát, bổ sung đối tượng được thụ hưởng chính sách TDƯĐ vào danh sách HN và CĐTCSK, đảm bảo chính xác, kịp thời để tạo thuận lợi cho hộ nghèo các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn TDƯĐ từ NHCSXH.
Tổ chức thực hiện hiệu quả việc thu nợ đến hạn, kể cả thu nợ theo phân kỳ trả nợ; thực hiện việc xử lý nợ bị rủi ro kịp thời. Để góp phần thực hiện việc thu hồi nợ quá hạn đạt hiệu quả, CN cần chỉ đạo các Phòng giao dịch trực thuộc thường xuyên làm tốt việc phân tích, đánh giá từng khoản nợ xấu để có giải pháp xử lý phù hợp và dứt điểm.
Tiếp tục củng cố chất lượng giao dịch của Tổ giao dịch xã tại điểm giao dịch xã. Cần quán triệt đến toàn thể cán bộ về việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cán bộ khi tham gia Tổ giao dịch xã từ khâu chuẩn bị đến khâu giao dịch và kết thúc giao dịch. Vận hành tốt các cơ chế nghiệp vụ cũng như
xử lý các nghiệp vụ phát sinh nhanh nhạy, kịp thời; thường xuyên bám sát các tổ chức HĐT và tranh thủ sự phối hợp của CQĐP để thực hiện nhiệm vụ.
3.2.1.2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay
-Thứ nhất, phải thực hiện một cách đồng bộ một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, như:
+ Chú trọng công tác tự kiểm tra của Phòng giao dịch và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra để hạn chế sai sót, tồn tại trong các mặt nghiệp vụ.
+ Phải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc kiểm tra thẩm định đối tượng vay vốn, sử dụng vốn vay, thu hồi vốn, chế độ bồi thường vật chất khi xảy ra thất thoát do thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên. Việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ, NHCSXH tỉnh cần thực hiện việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra chéo... giữa các đơn vị để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các sai phạm, xử lý ngay nhằm chống thất thoát vốn.
+ Phân công cho 1 thành viên trong Phòng giao dịch thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát độc lập.
+ Nghiêm túc chỉnh sửa theo kiến nghị của các đoàn kiểm tra của Chi nhánh, NHCSXH, Kiểm toán Nhà nước và thanh tra Nhà nước.
- Thứ hai, phải tăng cường Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay: Việc kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không, là công việc khá khó khăn, phức tạp, bởi vì do đặc thù hoạt động tín dụng của NHCSXH được thực hiện trên nền tảng các Tổ TK&VV, thông qua hoạt động ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, việc triển khai cho vay được thực hiện từ thôn, ấp, bản, làng, nơi mà văn hóa dòng họ còn đậm nét, sự nể nang dễ thông cảm giữa các đối tượng vay vốn với nhau, giữa ban quản lý các tổ,
cán bộ HĐT với người vay khá cao, dẫn đến tình trạng vay hộ, vay ké, bao che nhau khi có kiểm tra đối chiếu là việc thường xảy ra…. Bên cạnh đó việc quản lý cho vay theo mô hình tổ nhóm nên hoạt động tốt hay không tốt còn tuỳ thuộc vào trình độ quản lý của Ban quản lý các tổ, trình độ của các HĐT nhận ủy thác... Do vậy:
+ Vấn đề bồi dưỡng đào tạo là một điều kiện tiên quyết quyết định thành công hay thất bại của việc cung ứng tín dụng cho người nghèo, các đối tượng chính sách. Vì vậy, cần phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ kiểm tra cho các đối tượng này để học nhận thức được tầm quan trọng của công việc mà họ đang làm.
+ Việc kiểm tra, đối chiếu, giám sát (gọi chung là kiểm tra) đối với các khoản vay phải được thực hiện đồng bộ, gồm: Kiểm tra trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay; được tiến hành đồng bộ, liên tục từ việc điều tra, khảo sát, lập hồ sơ kinh tế địa phương; thẩm định khoản vay, phê duyệt cho vay, thực hiện giải ngân, đến quá trình kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay theo mục đích khi xin vay, tình hình sử dụng và quản lý các tài sản đảm bảo tiền vay, tiến độ thực hiện các dự án, phương án, đôn đốc trả nợ và xử lý các rủi ro…
3.2.1.3. Thực hiện phương án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng
Đối với các xã có tỷ lệ nợ quá hạn trên 2% hoặc dưới 2% nhưng có xu hướng nợ xấu phát sinh tăng Phòng giao dịch NHCSXH huyện cần xây xựng phương áncủng cố, nâng cao chất lượng tín dụng cho từng xã.
Tiếp tục tham mưu, báo cáo kịp thời cho UBND, BĐD HĐQT NHCSXH huyện chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác trong việc phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH huyện thực hiện phương án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng.
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng
Thực tế cho thấy, việc đầu tư vào công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ là công việc rất cần thiết và cấp bách. Bởi vì, trong mọi lĩnh vực con người là yếu tố quyết định. Ở đây cụ thể là việc đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng, đảm bảo người vay sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả vốn vay đúng thời hạn, trước hết phải do chính những người trực tiếp làm công tác tín dụng - cán bộ tín dụng quyết định. Cán bộ tín dụng hàng ngày phải xử lý nghiệp vụ có tính biến động nhưng liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, gặp gỡ trực tiếp với nhiều loại khách hàng, đối mặt với nhiều cám dỗ, có nhiều cơ hội có thể thực hiện những hành vi vụ lợi... Vì vậy, người cán bộ tín dụng cần phải được tuyển chọn, bố trí hợp lý được quan tâm, tập huấn chuyên sâu mỗi khi có chủ trương, chính sách, văn bản mới... và phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Phân công cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và sở trưởng, đặc biệt cán bộ tín dụng, trên cơ sở quy định của Nhà nước có tính đến đặc thù của NHCSXH, đảm bảo phù hợp điều kiện và môi trường hoạt động chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ưu tiên tuyển dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số, có chế độ đãi ngộ để thu hút cán bộ làm việc tại huyện khó khăn, huyện nghèo.
- Phải có kiến thức trình độ nghiệp vụ cơ bản: Cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo kiến thức nghiệp vụ cơ bản về tín dụng Ngân hàng một cách chính quy ở trình độ đại học hoặc cao đẳng. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều loại hình đào tạo ở các hình thức, thời gian chương trình khác nhau nên tất yếu sẽ có những loại chất lượng khác nhau. Vì vậy, khi tuyển chọn cán bộ tín dụng cần có sự phân biệt sự phân biệt rõ ràng và cần chọn những người được đào tạo bài bản chính qui vì: Để học được chính quy dài hạn những người đó phải có
một chỉ số thông minh nhất định, phương pháp và chất lượng đào tạo ở cấp học chính quy dài hạn sẽ tạo cho người học một lượng kiến thức cơ bản nhiều hơn sâu hơn các loại đào tạo khác, như vậy trong quá trình làm việc, cán bộ tín dụng sẽ phù hợp và đáp ứng được sự vận động và phát triển của xã hội.
- Phải có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cao: Người cán bộ tín dụng hơn bao giờ hết phải có đạo đức tốt, không thể bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, phải coi sự nghiệp, danh dự bản thân và lợi ích của Ngân hàng nơi mình làm việc lên trên hết. Bên cạnh đó, còn phải có trách nhiệm nghề nghiệp rất cao mới có thể xử lý tốt công việc được giao; Thể hiện có trách nhiệm cao trong việc tìm tòi, học hỏi nghiệp vụ, trách nhiệm cao trong từng công việc, dám làm dám chịu trách nhiệm với cách xử lý của mình. Thực tế đã có một số cán bộ tín dụng đã không có đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng cương vị quyền hạn để lừa đảo, tham ô, tham nhũng lấy tiền của Ngân hàng, khách hàng; Cũng có một số cán bộ tín dụng mặc dù không vụ lợi nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong xử lý nghiệp vụ, làm theo chỉ đạo của người khác hoặc về tình cảm cá nhân mà bỏ qua các qui trình, tiêu chuẩn tín dụng nên gây thất thoát làm giảm chất lượng hoạt động tín dụng, dẫn đến hiện tượng khó khăn khi thu hồi nợ đến hạn...
- Phải có bản lĩnh kinh nghiệm nghề nghiệp: Để có được kinh nghiệm và xác định được bản lĩnh nghề nghiệp của một cán bộ cần phải có thời gian. Vấn đề này đề cập đến việc cán bộ tín dụng cần phải có tinh thần trách nhiệm học hỏi, rèn luyện và cần phải có chính sách đào tạo, đào tạo lại thường xuyên trong quá trình hoạt động thực tế. Đồng thời khi phân công giao việc cho cán bộ tín dụng cần chú ý đến kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp tương xứng với tính khó khăn phức tạp của công việc, lĩnh vực mà cán bộ tín dụng phụ trách…
mối quan hệ thân thiết với những người có uy tín tại địa phương, làng xã, có tiếng nói trong cộng đồng như: Các già làng, trưởng bản; các cán bộ lão thành; những người có uy tín, ảnh hưởng lớn trong các dòng họ… để tùy từng trường hợp nhờ vào uy tín, tiếng nói của họ trong việc kiểm soát các khoản cho vay và công tác thu hồi nợ khi đến hạn.
3.2.1.5. Chú trọng công tác tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi tại địa phương
Phối hợp chính quyền các cấp, tổ chức HĐT nhận ủy thác, Tổ trưởng Tổ TK&VV trong huyện, đặc biệt là các xã miền núi: thực hiện tuyên truyền, quán triệt cho người dân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ của mình trước, trong và sau khi vay vốn, để họ không còn tư tưởng trông chờ ỷ lại, có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, thực hành tiết kiệm và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay đúng thời hạn, trả lãi theo định kỳ hàng tháng.
Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức: Tổ trưởng, HĐT tuyên truyền trong các cuộc họp sinh hoạt Tổ TK&VV, sinh hoạt HĐT; Trưởng thôn, khu phố tuyên truyền trong các cuộc họp thôn, khu phố. Phải phổ biến, quán triệt cho các đối tượng thụ hưởng hiểu được vốn NHCSXH là vốn vay, sử dụng trong một kỳ hạn nhất định đến hạn là phải trả. Trước khi xin vay vốn phải suy nghĩ, tính toán xây dựng được phương án sử dụng vốn khả thi và có khả năng quản lý, sử dụng vốn vay mới vay vốn NHCSXH.
3.2.1.6. Ứng dụng công nghệ thông tin
Phát triển phần mềm cung cấp số liệu phục vụ cho lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện trong công tác lãnh đạo điều hành, liên kết với các nhà mạng thực hiện nhắn tin đối với khách hàng có nợ đến hạn trong 3 tháng, nợ lãi trên 3 tháng. Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Ngân hàng nhằm giảm thời gian, nâng cao chất lượng công việc, đảm bảo tính khách quan, chính xác.
3.2.1.7. Kiểm soát rủi ro
Thực hiện nghiêm quy trình cho vay của NHCSXH, cần kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay theo quy định. Cán bộ tín dụng cần nắm chắc thông tin về khách hàng, nắm bắt được xu thế thị trường để định hướng người vay đầu tư vào các mục đích phù hợp.
Khi khách hàng vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan cần phối hợp với chính quyền địa phương, Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ trưởng Tổ TK&VV xác định mức đọ thiệt hại đề xuất phương án xử lý phù hợp (Gia
hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ), kịp thời để người vây vượt qua khó khăn ổn định
cuộc sống; Khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thực hiện chuyển nợ quá hạn và phối hợp với chính quyền địa phương, Hội đoàn thể nhận ủy thác và Tổ trưởng đôn đốc thu hồi nợ.