6. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý đối với các hoạt động của NHCSXH; Chỉnh sửa, bổ sung các chính sách dẫn đến những tồn tại phát sinh từ thực tiễn trong những năm qua. Nổi lên là: hoạch định chính sách tạo lập nguồn vốn ổn định, bền vững, cơ chế xử lý nợ rủi ro khách quan, cơ chế tài chính ngành theo hướng nâng cao tính tự chủ, giảm dần tính thụ động trong tổ chức chỉ đạo, điều hành. Nguồn vốn theo kế hoạch hàng năm phải được ghi vào danh mục chi ngân sách được Quốc hội phê chuẩn. Có qui định cụ thể về tỉ lệ đóng góp thống nhất trong toàn quốc đối với nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương để lập quỹ cho vay ưu đãi thực hiện các chương trình TDƯĐ địa phương. Đồng thời nghiên cứu
cụ thể hơn nữa chính sách đa dạng hóa các nguồn vốn để huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, nguồn đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, có cơ chế cho phép NHCSXH được trực tiếp nhận nguồn vốn ODA.
Thể chế hóa và cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm pháp lý của các bộ phận hợp thành phương thức quản lý kênh tín dụng chính sách xã hội là HĐQT và Ban đại diện HĐQT, các tổ chức nhận ủy thác, Tổ TK&VV và đặc biệt là CQĐP cấp xã, người được giao nhiệm vụ điều tra, phân loại HN và CĐTCSK và trực tiếp quản lý danh sách phân loại đó.
Thường xuyên coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, hạn chế sự chồng chéo, tiêu phí nhiều thời gian nhưng kết quả đạt được không cao. Các bộ ngành cơ quan quản lý Nhà nước được giao chủ trì trong các chương trình mục tiêu quốc gia, ngành, cơ quan quản lý nhà nước được giao chủ trì các chương trình mục tiêu quốc gia cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đánh giá tác động của tín dụng chính sách với việc thực hiện mục tiêu của chương trình.
Tham mưu cho Chính phủ ban hành lãi suất cho vay, mức cho vay, thời gian cho vay phù hợp hơn với từng đối tượng vay vốn và mục đích sử dụng vốn vay. Trong đó mức lãi suất cho vay phải vừa đảm bảo giúp HN và CĐTCSK nâng cao năng lực cạnh tranh vừa đảm bảo NHCSXH có thể tự chủ về mặt tài chính, tránh tình trạng lệ thuộc quá lớn vào NSNN.