Thể loại truyền thuyết Đặc trưng truyền

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH QUA dạy đọc HIỂU các văn bản tự sự dân GIAN VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 10 THPT BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN (Trang 30 - 34)

III. Tiến trình dạy học

a. Thể loại truyền thuyết Đặc trưng truyền

Đặc trưng truyền

thuyết

Giá trị và ý nghĩa của truyền thuyết

Môi trường sinh thành và phát triển - Văn xuôi tự sự - Phản ánh lịch sử (nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử) - Có yếu tố thần kì, hư cấu, tưởng tượng

- Thể hiện thái độ, quan

- Hình tượng nghệ thuật đặc sắc - Nhuốm màu thần kì lẫn cảm xúc đời thường - Là những bài học lịch sử

- Minh giải cho các lễ hội

Gắn với lễ hội, tín ngưỡng dân gian

điểm của nhân dân

b. Đọc văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” và trảlời các câu hỏi sau: lời các câu hỏi sau:

- Môi trường hình thành và phát triển của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”: Khu di tích Cổ Loa, những đoạn vòng thành cổ liên quan đến lịch sử dựng nước và giữ nước Âu Lạc; lễ hội đền Cổ Loa.

- Xuất xứ của truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”: Trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái”; Trong hệ thống truyền thuyết về vua An Dương Vương và nước Âu Lạc

- Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Theo trật tự nào? Gồm những nhân vật chính nào?

+ Truyện được kể theo ngôi thứ ba; theo trật tự thời gian

+ Các nhân vật chính: An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy

- Có thể chia truyện thành mấy chặng chính? Hãy đặt tên cho mỗi chặng? - Có thể chia truyện thành hai chặng chính:

+ Chặng thứ nhất gắn với chuyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ, chiến thắng quân xâm lược Triệu Đà.

+ Chặng thứ hai bi kịch nước mất nhà tan gắn với mối tình Mị Châu – Trọng Thủy - Truyện gợi nhớ đến những yếu tố lịch sử nào?

+ An Dương Vương xây dựng nhà nước Âu Lạc + Xây thành, chế ra được vũ khí chiến đấu lợi hại

+ Vua An Dương chống quân xâm lược Triệu Đà và sự thất bại của nhà vua - Truyện có những yếu tố tượng tưởng, kì ảo nào?

+ Cụ già từ Phương Đông tới

+ Rùa Vàng giúp đỡ nhà vua xây thành, cho vuốt làm nỏ thần + Rùa Vàng kết tội Mị Châu là giặc

+ Vua cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển khơi + Sự hóa thân của Mị Châu

+ Ngọc trai rửa nước giếng nơi Trọng Thủy trẫm mình thì trong sáng hơn 3. Đọc văn bản và tóm tắt ngắn gọn truyện theo các sự việc chính

Vua An Dương Vương xây thành nhưng hễ đắp tới đâu lở tới đó, nhờ có sứ Thanh Giang giúp đỡ thành xây nửa tháng thì xong. Vua băn khoăn về kế chống giặc, Rùa Vàng tặng vua móng vuốt làm lẫy nỏ nhờ đó mà An Dương Vương

nhanh chóng chiến thắng Triệu Đà. Vua vô tình gả con gái cho Trọng Thủy, còn cho Trọng Thủy ở rể trong Loa Thành, nhờ đó Trọng Thủy lừa Mị Châu đánh cắp được nỏ thần. Triệu Đà tiến đánh lần hai, vua thua lớn phải mang con gái Mị Châu chạy về phương Nam. Trên đường chạy trốn, Mị Châu rắc lông ngỗng dẫn đường cho Trọng Thủy. Rùa Vàng kết tội Mị Châu là giặc, vua tuốt kiếm chém đầu Mị Châu. Mị Châu khấn nguyện chết đi xin được hóa thành châu ngọc để rửa mối nhục thù. Trọng Thủy tìm được xác Mị Châu đem về táng ở Loa Thành, sau đó ân hận nên nên lao mình xuống giếng mà chết. Người đời tương truyền lấy nước giếng mà rửa thì ngọc trai càng trong sáng hơn.

4. Tìm hiểu nhân vật An Dương Vương trong truyện theo gợi dẫn sau: a. Liệt kê các hành động của An Dương Vương theo phiếu học tập sau:

Phần văn bản Hành động của An Dương Vương

(1) Từ đầu văn bản đến “…xin hòa”

- Vua An Dương xây thành, thành đắp tới đâu lở tới đó, vua lập đàn trai giới cầu đảo bách thần.

- Đươc sứ Thanh Giang đến giúp xây thành, cho móng vuốt làm nỏ thần

- Nhờ có thành cao, hào sâu, có nỏ thần, An Dương Vương chiến thắng Triệu Đà

(2) Từ “Không bao lâu” đến

“…chạy về phương Nam”

- Vua gả con gái cho trọng Thủy, còn cho Trọng Thủy ở rể trong Loa Thành

- Triệu Đà tiến đánh, vua vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, nói “Đà không sợ nỏ thần sao?” - Vua lấy nỏ thần, thấy lẫy thần đã mất bèn cùng Mị Châu chạy về phương Nam

Phần còn lại - Nhà vua tuốt kiếm chém đầu Mị Châu - Cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng đi xuống biển.

b. Hoàn thành phiếu bài tập sau để làm rõ nhân vật An Dương Vương

- Các hành động ở mục (a) đã tìm ở trên cho thấy An Dương Vương là vị vua như thế nào?

+ Là vị vua có tinh thần trách nhiệm, kiên trì, không sợ khó khăn + Có tinh thần cảnh giác cao độ, có tầm nhìn xa, trông rộng + Là vị vua anh minh, sáng suốt, yêu nước…

(mục (a) ) có ý nghĩa gì? + Lí tưởng hóa việc xây thành

+ Khẳng định sự nghiệp dựng nước của An Dương Vương là chính nghĩa phù hợp với ý trời, lòng người nên được thần linh giúp đỡ

+ Thái độ ngưỡng mộ, ca ngợi công lao dựng nước của vua An Dương Vương - Bài học nhân dân muốn gửi đến qua những hành động trên của An Dương Vương: Bài học dựng nước và giữ nước; bài học về việc phải luôn có tinh thần trách nhiệm; tinh thần cảnh giác….

- Các hành động được liệt kê ở mục (a) ở trên của vua An Dương Vương có phải là nguyên nhân dẫn đến bi kịch mất nước không? Vì sao?

+ Việc An Dương Vương nhận lời cầu hòa, gả con gái cho Trọng Thủy; cho Trọng Thủy ở rể trong Loa Thành; vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ… là nguyên nhân dẫn đến bi kịch mất nước của An Dương Vương.

+ Vì những hành động đó cho thấy An Dương Vương đã chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác, còn ỷ vào vũ khí lợi hại; không hiểu được dã tâm của kẻ thù… - Khi nghe Rùa Vàng thét lớn: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”, An Dương Vương đã tuốt kiếm chém Mị Châu. Hành động này thể hiện điều gì?

+ Hành động tuốt gươm chém Mị Châu cho thấy lúc này nhà vua đã tỉnh ngộ, nhận ra được sai lầm của mình và con gái

+ Nhà vua đã hi sinh tình riêng, đứng trên công lí, quyền lợi dân tộc để xử tội Mị Châu

+ Nhà vua trừng phạt Mị Châu nhưng cũng chính là hình thức tự trừng phạt chính mình

=> Hành động dũng cảm, sáng suốt, hợp lòng dân. Nhà vua đã biết cách ứng xử đúng đắn khi đặt nghĩa nước trên tình nhà

- Ý nghĩa của chi tiết kì ảo

Chi tiết kì ảo Thái độ của nhân dân Bài học lịch sử

Vua cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng đi xuống biển

- Ngưỡng mộ, biết ơn nhà vua

- Sự bao dung của nhân dân

- Bất tử hóa nhân vật

- Tỉnh táo, sáng suốt trước kẻ thù

- Không chủ quan khinh địch

- Vai trò trách nhiệm của người đứng đầu đất nước

HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.

GV kết luận, nhận định

GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp (trong hoạt động 2).

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH QUA dạy đọc HIỂU các văn bản tự sự dân GIAN VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 10 THPT BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN (Trang 30 - 34)