Nội dung: GV cho HS làm nhiệm vụ về nhà, nộp bài qua hệ thống quản lí học tập, GV đánh giá, cho điểm:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH QUA dạy đọc HIỂU các văn bản tự sự dân GIAN VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 10 THPT BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN (Trang 44 - 49)

- GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung GV nhận xét và kết luận:

b. Nội dung: GV cho HS làm nhiệm vụ về nhà, nộp bài qua hệ thống quản lí học tập, GV đánh giá, cho điểm:

Đánh giá việc Tấm trả thù mẹ con Cám, có hai luồng ý kiến:

- Đồng tình với cách trả thù của Tấm, cho như thế là hợp lí, đích đáng.

- Không đồng tình, cho rằng cách trả thù như thế trái với bản chất hiền hậu của Tấm, làm giảm vẻ đẹp của nhân vật khiến Tấm trở nên hẹp hòi, tàn nhẫn .

Nêu ý kiến của em?

HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

Sản phẩm: Bài làm của HS về nhiệm vụ ở mục Nội dung. Gợi ý:

Việc trả thù quyết liệt của Tấm:

- Phù hợp với quá trình chuyển biến tính cách nhân vật: từ yếu đuối, thụ động chấp nhận đã trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, kiên cường đấu tranh đến cùng cho hạnh phúc của mình.

- Thể hiện quan niệm về thiện - ác, ước mơ công lí, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất thắng của chính nghĩa, của cái thiện đối với cái ác, cái xấu.

GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận

GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.

GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM3.1. Mục đích của thực nghiệm 3.1. Mục đích của thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi của đề tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông.

Đối với đề tài này, quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc áp dụng phương pháp tự học khi dạy các văn bản tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT bằng hình thức trực tuyến. Từ đó chứng minh tính khả thi của giả thiết khoa học đề ra.

3.2. Phương pháp thực nghiệm

Khi tiến hành thực nghiệm đề tài này phương pháp thực nghiệm là phương pháp loại suy: phương pháp tương tự theo mô hình xã hội. Các lớp tiến hành thực nghiệm được chia thành hai nhóm:

- Nhóm lớp thực nghiệm: Tổ chức các hoạt động dạy học thông qua việc sử dụng các phương pháp tự học mà sáng kiến đã đề xuất.

- Nhóm lớp đối chứng: Tổ chức các hoạt động dạy học không sử dụng các phương pháp tự học mà sáng kiến đã đề xuất.

3.3. Nội dung thực nghiệm

Nội dung thực nghiệm đó là đánh giá tính khả thi của việc vận dụng phương pháp tự học khi dạy các văn bản tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT bằng hình thức trực tuyến nhằm phát huy năng lực tự học cho HS. Từ đó chứng minh tính khả thi của giả thiết khoa học đã đề ra.

3.4. Tổ chức thực nghiệm

3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm

- Chọn bài thực nghiệm

Căn cứ vào mục tiêu cũng như nội dung chương trình Ngữ văn 10 THPT và để đáp ứng được hiệu quả của việc sử dụng phương pháp tự học môn Ngữ văn khi dạy trực tuyến các văn bản tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT nhằm phát triển năng lực tự học của HS, tôi đã chọn bài sau:

Bài: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy” (Truyền thuyết)

- Chọn đối tượng thực nghiệm

Để kết quả thực nghiệm mang tính khách quan và khoa học tôi đã chọn đối tượng thực nghiệm là sự lự chọn ngẫu nhiên, tôi chọn học sinh lớp 10A1 của trường THPT Nghi Lộc 2. Chọn 1 lớp thực nghiệm đối chứng là 10A6, các lớp này có đặc điểm chung đáp ứng được các nguyên tắc thực nghiệm là:

+ HS có ý thức học tập khá tốt.

+ Không gian và điều kiện lớp học tương đương. + Cùng giáo viên giảng dạy.

3.4.2. Tổ chức thực nghiệm

Sau khi lựa chọn được bài thực nghiệm và đối tượng thực ngiệm, GV tiến hành giảng dạy theo kế hoạch đã chuẩn bị trước.

- Tại lớp đối chứng GV giảng dạy theo phương pháp, hình thức vẫn thường hay dùng.

- Tại lớp thực nghiệm: GV soạn kế hoạch bài dạy và giảng dạy theo tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua việc sử dụng phương pháp tự học đã được đề xuất.

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.5.1. Kết quả thực nghiệm

Sau mỗi bài học tôi tiến hành kiểm tra chất lượng học tập của hoc sinh bằng các phiếu kiểm tra. Nội dung mỗi phiếu kiểm tra bao gồm kiểm tra cả kiến thức và kĩ năng của học sinh.

- Về mặt kiến thức: Bài kiểm tra nhằm mục đích kiểm tra, củng cố kiến thức cơ bản của bài học, đánh giá hiệu quả và mức độ đạt được của mục tiêu bài học đề ra.

- Về kĩ năng: Qua bài kiểm tra sẽ đánh giá được các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề, kĩ năng đọc hiểu, nhận xét đánh giá.

3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

- Xử lí kết quả thực nghiệm:

+ Chấm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo thang điểm 10 (làm tròn đến 0,5).

+ Thống kê kết quả thực nghiệm sau khi chấm điểm.

+ Tính điểm trung bình các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

+ Xử lí thang điểm theo thang bậc từ yếu đến giỏi để so sánh đối chiếu và rút ra kết luận cần thiết.

- Nhận xét, đánh giá về kết qủa thực nghiệm + Nhận xét, đánh giá về mặt định lượng. + Nhận xét, đánh giá về mặt định tính.

3.6. Kết quả thực nghiệm Bài : Tấm Cám (Truyện cổ tích) Bài : Tấm Cám (Truyện cổ tích)

Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra sau bài thực nghiệm

Lớp Đối tượng

số(HS có mặt)

Điểm kiểm tra

> 5 5 đến 6 6,5 đến 7,5

10A1 Thực nghiệm

43 1 11 14 17 7,4

10A6 Đối chứng 44 4 17 11 12 6,6

Bảng 3.2. Kết quả xếp lọai bài kiểm tra sau bài thực nghiệm (%)

Lớp Đối tượng Sĩ số Xếp loại

Yếu TB Khá Giỏi

10A1 Thực nghiệm 43 2,3 25,6 32,6 39,5 10A6 Đối chứng 44 9,1 38,6 27,3 27,3

* Nhận xét :

Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm, tôi đưa ra một số nhận xét như sau: - Số điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm đạt điểm trung bình loại khá (7.4), còn lớp đối chứng tuy cũng đạt loại khá nhưng ở cận thấp (6.6).

- Tỉ lệ khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng thực nghiệm trong khi đó tỉ lệ điểm trung bình của lớp đố chứng cao hơn. Lớp thực nghiệm có tỉ lệ điểm yếu không đáng kể.

- Từ hai chỉ số trên có thể rút ra kết luận rằng việc vận dụng các phương pháp nhằm phát triển năng lực tự học cho HS khi dạy học các văn bản tự sự dân gian đã mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả mang lại cả về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập.

Yếu Trung bình Khá Giỏi

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

PHẦN III: KẾT LUẬN 3.1. Kết luận 3.1. Kết luận

3.1.1. Qúa trình nghiên cứu đề tài

Là một giáo viên giảng dạy trực tiếp bộ môn Ngữ Văn trong suốt 17 năm qua, quá trình thực tiễn nghiên cứu đề tài tôi đã tìm hiểu lí luận dạy học, phương pháp dạy học, vận dụng phương pháp tự học, tiến hành khảo sát thực tiễn, tiến hành trên các kế hoạch bài dạy các văn bản tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong vận dụng các phương pháp tự học để giảng dạy, hướng dẫn học sinh nắm vững qui trình của phương pháp tự học nhằm nâng cao hiệu quả bài học ngay cả khi dạy trực tuyến các văn bản tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 10.

Qua thời gian nghiên cứu tôi đã áp dụng các phương pháp tự học nhằm phát triển năng lực tự học cho HS khi dạy các văn bản tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT bằng hình thức trực tuyến trong năm học 2021- 2022. Trong quá trình thực hiện đề tài đã nhận được sự đồng tình ủng hộ từ Ban giám hiệu, tổ bộ môn, các đồng nghiệp giáo viên trường THPT Nghi Lộc 2.

Qúa trình nghiên cứu đề tài này được thực hiện cụ thể như sau:

TT Thời gian Nội dung thực hiện

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH QUA dạy đọc HIỂU các văn bản tự sự dân GIAN VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 10 THPT BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN (Trang 44 - 49)