Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản Tấm Cám (trực tuyến, khoảng 50 phút) a Mục tiêu: HS xác định được một số đặc điểm của truyện cổ tích, và bước đầu

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH QUA dạy đọc HIỂU các văn bản tự sự dân GIAN VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 10 THPT BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN (Trang 41 - 43)

III. Tiến trình dạy học

2. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản Tấm Cám (trực tuyến, khoảng 50 phút) a Mục tiêu: HS xác định được một số đặc điểm của truyện cổ tích, và bước đầu

a. Mục tiêu: HS xác định được một số đặc điểm của truyện cổ tích, và bước đầu

HS chỉ ra được ngôi kể, tóm tắt được truyện “Tấm Cám”; tìm được một số chi tiết giới thiệu về xuất thân, hoàn cảnh sống và phẩm chất của các nhân vật Tấm, Cám, dì ghẻ, từ đó rút ra được nhận xét của bản thân.

b. Tổ chức thực hiệnGV giao nhiệm vụ GV giao nhiệm vụ

GV giao cho HS cácnhiệm vụ sau đây:

Nội dung:

(i) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp.

(ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài.

Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. Ví dụ:

- Ngôi kể của truyện là ngôi kể thứ ba. Tuy nhiên, một số bạn khác lại xác định đó là ngôi kể thứ nhất, thứ hai.

Nguyên nhân: một số bạn có kết quả sai do chưa biết cách xác định được dấu hiệu để nhận biết ngôi kể thứ ba là người kể giấu mình, không xưng “ta”, “tôi”,..

GV tổ chức thảo luận và kết luận

– GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây:

1. Làm thế nào để các em có thể nhận biết được ngôi kể thứ 3 trong truyện cổ tích?

2. Những sự việc, chi tiết tiêu biểu và nhận xét của các bạn về hoàn cảnh sống, tính cách của các nhân vật có gì khác nhau? Những chi tiết và nhận xét nào hợp lý? Vì sao?

3. Qua các nhân vật, em có suy nghĩ gì về những triết lý làm người? – GV kết luận, nhận định:

1/ Ngôi kể của truyện “Tấm Cám” là ngôi kể thứ ba. Một số bạn xác định là ngôi kể thứ nhất hoặc thứ hai là chưa chưa chính xác. Để xác định được ngôi kể thứ ba trong truyện cổ tích, chúng ta có thể dựa vào một số dấu hiệu như: người kể chuyện không trực tiếp xưng “tôi”, “ta”, người kể chuyện giấu mình.

2/ GV kết luận: (i) như mục Sản phẩm trong hoạt động 1, (ii) Một số bạn chưa nêu được đầy đủ các chi tiết vì chưa đọc kĩ văn bản, chưa lựa chọn được những chi tiết cốt lõi,…nên chưa đưa ra được nhận xét phù hợp với các nhân vật (Tấm, Cám, Dì

ghẻ). Để có thể đưa ra nhận xét phù hợp với một nhân vật trong truyện cổ tích, chúng ta cần căn cứ vào các chi tiết thể hiện đặc điểm của nhân vật như: hình dáng, cử chỉ, lời nói, hành động.

3/ Có thể khái quát một số triết lí làm người như: Ở hiền gặp lành, Ác giả ác báo… Các em có thể đưa ra nhiều phương án trả lời khác nhau nhưng câu trả lời cần kết nối với nội dung câu chuyện và lí giải hợp lý với phương án trả lời đó.

Hoạt động 3. Luyện tập (khoảng 30 phút)

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH QUA dạy đọc HIỂU các văn bản tự sự dân GIAN VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 10 THPT BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN (Trang 41 - 43)