Tổ chức thực hiện GV giao nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH QUA dạy đọc HIỂU các văn bản tự sự dân GIAN VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 10 THPT BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN (Trang 34 - 36)

III. Tiến trình dạy học

b. Tổ chức thực hiện GV giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ

GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây:

Nội dung:

(i) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp.

(ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

Một số HS trình bày bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài.

Sản phẩm: HSghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. Ví dụ: - Nhiều bạn tóm tắt quá dài dòng (hơn 10 dòng)

Nguyên nhân: Không đọc kĩ yêu cầu; chưa nắm được những sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.

- Liệt kê các hành động của Mị Châu và Trọng Thủy

Nguyên nhân: không phân biệt được tuyến câu chuyện An Dương Vương và mối tình Mị Châu – Trọng Thủy

Dương Vương do chưa nắm vững đặc trưng của truyền thuyết

GV tổ chức cho HS trả lời nhanh trên khung chát một số câu hỏi để củng cố cho HS:

Ví dụ:

- Quá trình dựng nước của vua An Dương Vương thể hiện qua những sự việc, chi tiết nào?

- Những nguyên nhân dẫn đến bi kịch mất nước của An Dương Vương? - Nhân vật Rùa Vàng đại diện cho ai?

- Tiếng thét của Rùa Vàng “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó” chính là tiếng nói của ai?

- An Dương Vương chiến thắng nhờ vào điều gì?

GV tổ chức thảo luận và kết luận

- GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây:

1. Căn cứ vào đâu để nhận diện thể loại truyền thuyết?

2. Nhận xét bài làm của các bạn khi phân tích, đánh giá về hình tượng nhân vật An Dương Vương? (Nhận xét, đánh giá của các bạn có gì khác nhau? Những ý kiến nào là hợp lý? Vì sao?

3. Chỉ ra các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”?

- GV kết luận, nhận định:

1. Căn cứ vào những đặc trưng của truyền thuyết: Phản ánh lịch qua các hình tượng nghệ thuật, qua các yếu tố tưởng tượng, kì ảo; tác phẩm được đặt trong mối quan hệ qua lại với môi trường lịch sử - văn hóa mà nó sinh thành, lưu truyền; Không chú trọng tính chính xác của lịch sử mà chủ yếu thể hiện quan niệm, thái độ của nhân dân về lịch sử (nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử).

2. Nhận xét bài làm của các bạn khi phân tích, đánh giá về hình tượng nhân vật An Dương Vương? (Nhận xét, đánh giá của các bạn có gì khác nhau? Những ý kiến nào là hợp lý? Vì sao?

- Trong buổi đầu dựng nước An Dương Vương là vị vua tài trí, anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng, có tinh thần trách nhiệm và cảnh giác cao độ với kẻ thù, được nhân dân và thần linh ủng hộ

- Tuy nhiên sau đó An Dương Vương đã liên tiếp mắc nhiều sai lầm do chủ quan, khinh địch, ỷ vào vũ khí, mất cảnh giác cao độ và không hiểu được âm mưu, dã tâm thâm độc của kẻ thù dẫn đến bi kịch nước mất nhà tan.

- Trong tâm thức của nhân dân An Dương Vương vẫn mãi là một nhà vua yêu nước, có công với đất nước được nhân dân đời đời ngợi ca, ngưỡng mộ và kính phục, do đó ông mãi mãi bất tử trong lòng người dân

- Qua nhân vật An Dương Dương, nhân dân rút ra bài học sâu sắc cho muôn đời sau: bài học dựng nước và giữ nước, về tinh thần trách nhiệm, tinh thần cảnh giác, về các ứng xử trong các mối quan hệ riêng – chung, nước – nhà, về vai trò của người đứng đầu tổ quốc…

- Nhận xét chung: Đa số các bạn làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm, có hiệu quả, có những đánh giá, kiến giải hợp lí, sâu sắc. Bên cạnh đó có một số bạn chưa nêu được đầy đủ, kết luận chưa phù hợp do chưa đọc kĩ văn bản, chưa lựa chọn được những sự việc chi tiết tiêu biểu liên quan đến nhân vật; chưa nắm vững được đặc trưng của truyền thuyết; một số do chưa biết cách lập luận, ngôn ngữ chưa phong phú, đa dạng…

3. Các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện

- Cốt truyện hấp dẫn: Câu chuyện dựng nước và giữ nước của An Dương Vương; câu chuyện An Dương Vương để mất nước lồng vào câu chuyện tình yêu của Mị Châu– Trọng Thủy.

- Sự dụng các yêu tố kì ảo: Cụ già từ phương đông tới, sứ Thanh Giang, móng Rùa Vàng làm lẫy nỏ thần, vua cầm sừng tê bảy tấc đi xuống biển khơi, sự hóa thân của nhân vật Mị Châu….

- Qua các chi tiết kì ảo cho thấy thái độ, sự đánh giá của nhân dân đối với nhân vật truyền thuyết; truyền thống bao dung độ lượng của nhân dân về các nhân vật và sự kiện lịch sử.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG lực tự học CHO học SINH QUA dạy đọc HIỂU các văn bản tự sự dân GIAN VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 10 THPT BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN (Trang 34 - 36)