Sự cần thiết của việc gia nhập các Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo luật hàng hải việt nam 2005 (Trang 55 - 57)

hàng hóa bằng đường biển

Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển bởi Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực có mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động bậc nhất trên thế giới.

Việt Nam hiện có 39 cảng biển, chia thành 6 nhóm. Nhóm 1 gồm các cảng phía Bắc, từ Quảng Ninh tới Ninh Bình; nhóm 2 ở Bắc Trung Bộ, từ Thanh

Hóa đến Hà Tĩnh; nhóm 3 - Trung Trung Bộ (Quảng Bình - Quảng Ngãi); nhóm 4 - Nam Trung Bộ (Bình Định - Bình Thuận); nhóm 5 - Đông Nam Bộ và nhóm 6 - Đồng bằng sông Cửu Long. Về quy mô thiết kế chuyên dụng, các cảng biển hiện có được phân thành 3 loại: cảng tổng hợp quốc gia, cảng địa phương và cảng chuyên dùng (phục vụ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp tập trung, hàng qua cảng có tính đặc thù chuyên biệt như dầu thô, than, quặng).

Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, khối lượng hàng hóa (đặc biệt là hàng hóa container) vận chuyển bằng đường biển tăng trưởng với tốc độ rất cao, hơn 20%/năm trong giai đoạn 2001-2008.

“Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng, tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới” là một trong những mục tiêu của Quy hoạch Phát triển Vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1601/QĐ- TTg ngày 15/10/2009.

Cùng với tiềm năng để phát triển vận tải biển, như đã phân tích ở trên, Việt Nam còn xây dựng riêng cho mình một hệ thống các quy phạm pháp luật về các điều ước quốc tế tạo điều kiện để Việt Nam ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế. Và trong trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang xem xét việc gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm ước Quy tắc Hague-Visby, Quy tắc Hamburg và Quy tắc Rotterdam. Trong năm 2011, Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP) do Liên minh Châu Âu tài trợ đã tổ chức Hội thảo đánh giá tác động của việc Việt Nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Gần 150 đại biểu đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp vận tải đường biển, kinh doanh xuất nhập khẩu, bảo hiểm và các cơ quan chức năng liên quan đã tham dự hội thảo.

Theo Ths. Phạm Đình Thưởng, Trưởng phòng Xây dựng pháp luật, Vụ Pháp chế, Bộ Công thương thì “Thực tế hiện nay việc đàm phán với các hợp đồng quốc tế chúng ta thường bị vào thế yếu vì đối tác nước ngoài chọn luật nước ngoài để áp dụng, và chọn cơ quan giải quyết tranh chấp cũng là người nước ngoài, gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.”

Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, các quốc gia chỉ có thể lựa chọn để tham gia một trong ba quy tắc trên, gồm Quy tắc Hague-Visby, Quy tắc Hamburg và

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo luật hàng hải việt nam 2005 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w