sửa đổi, bổ sung năm 2001
Hiến pháp năm 1992 đã quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ về điều ước quốc tế. Theo đó, Quốc hội “quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia thoe đề nghị của Chủ tịch nước (khoản 13 Điều 84 Hiến pháp năm 1992); hoặc Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn “… tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu nhà nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần Quốc hội quyết định” (Khoản 10 Điều 103 Hiến pháp năm 1992); hoặc Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn “thống nhất quản lý công tác đối ngoại của nhà nước, ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia….” (khoản 8 Điều 112 Hiến pháp năm 1992).
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992, trong đó có những điều khoản quy định nhiệm vụ và thẩm quyền cụ thể của Chính phủ trong lĩnh vực hoạt động chính trị, đối ngoại của nhà nước. Theo đó, Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn “thống nhất quản lý công tác đối ngoại của nhà nước; ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài” (Khoản 8, Điều 8).
Sau Luật Tổ chức chính phủ năm 1992, có một số nghị định ban hành, trong đó có các điều khoản quy định sự tham gia của các bộ vào quan hệ đối ngoại của nhà nước, quy định về thẩm quyền của các bộ trong việc tham gia ký kết và thi hành điều ước quốc tế, xã định mối liên hệ giữa các bộ nay với nhau cũng như trách nhiệm của các bộ trước Chính phủ và nhà nước khi thực hiện ký kết và thi hành các điều ước quốc tế.