0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN THEO LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM 2005 (Trang 48 -52 )

- Nghĩa vụ liên quan đến tàu

Người chuyên chở có nghĩa vụ cung cấp tàu theo đúng như hợp đồng quy định, cụ thể là: Cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển, trang bị và cung ứng đầy đủ cho tàu; và cung cấp đúng thời gian và địa điểm.

Khoản 1 Điều 101 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 quy định người vận chuyển có nghĩa vụ đưa tàu biển đến cảng nhận hàng trong trạng thái sẵn sàng để nhận hàng đúng thời điểm và địa điểm; lưu tàu biển tại nơi bốc hàng theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá.

Khoản 3 Điều 101 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 cũng lưu ý các bên ký kết hợp đồng rằng nếu trong hợp đồng không có thoả thuận cụ thể về nơi bốc hàng tại cảng nhận hàng thì người vận chuyển đưa tàu biển đến địa điểm được coi là nơi bốc hàng theo tập quán địa phương.

Nếu người chuyên chở đưa tàu đến trước hạn thì người thuê chở không bắt buộc phải bốc hàng lên tàu ngay. Nếu người thuê chở chậm trễ trong việc đưa tàu đến cảng bốc hàng thì người thuê chở có thể xử lý bằng cách đợi tàu đến để bốc hàng và đòi bồi thường thiệt hại phát sinh hoặc tuyên bố hủy hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại phát sinh.

Đưa tàu đến đúng cảng bốc hàng quy định nếu có từ hai cảng bốc hàng trở lên thì người chuyên chở phải đưa tàu đến các cảng này theo thứ tự địa lý. Khi trong hợp đồng có quy định tàu thay thế thì người chuyên chở có quyền thay thế tàu, nhưng không được làm phương hại đến quyền lợi của người thuê chở.

Nếu việc thay thế tàu không được quy định trong hợp đồng thì người chuyên chở không được tự động thay thế tàu, muốn thay thế phải thông báo trước cho người thuê chở và phải được sự đồng ý của người thuê chở.

- Nghĩa vụ liên quan đến hàng:

+ Bốc hàng lên tàu không phải là nghĩa vụ đương nhiên của người chuyên chở. Người chuyên chở phải thực hiện nghĩa vụ bốc hàng lên tàu và chịu chi phí nếu hợp đồng có quy định.

+ San xếp hàng trong hầm, khoang tàu là nghĩa vụ của người chuyên chở khi có quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể thì người chuyên chở không phải làm. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người chuyên chở, mà thuyền trưởng là người đại diện, phải chỉ huy, giám sát việc san xếp hàng nhằm mục đích đảm bảo thăng bằng cho tàu và tránh hư hỏng hàng Điều 106 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 quy định về việc bốc hàng và xếp hàng trên tàu biển. Theo đó, hàng hoá phải được sắp xếp trên tàu biển theo Sơ đồ hàng hoá do thuyền trưởng quyết định. Việc xếp hàng hoá trên boong phải được người thuê vận chuyển đồng ý bằng văn bản. Người vận chuyển có nghĩa vụ chăm sóc chu đáo việc bốc hàng, sắp xếp, chằng buộc và ngăn cách hàng hoá ở trên tàu biển. Các chi phí liên quan do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.

+ Bảo quản và chăm sóc hàng hóa trong hành trình là nghĩa vụ đương nhiên của người chuyên chở. Người chuyên chở phải thường xuyên theo dõi hàng, thông hơi thông gió cho hàng khi cần thiết.

+ Dỡ hàng ra khỏi tàu ở cảng đến là nghĩa vụ của người chuyên chở và người chuyên chở chịu luôn cả chi phí chỉ khi hợp đồng có quy định cụ thể.

Khoản 1 Điều 110 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 quy định việc dỡ hàng do thuyền trưởng quyết định. Người vận chuyển có nghĩa vụ chăm sóc chu đáo việc dỡ hàng.

Sau khi hàng được bốc lên tàu, người chuyên chở phải cấp cho người gửi hàng một bộ vận đơn đường biển. Việc ký phát vận đơn trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chuyến có một số điểm khác với hợp đồng thuê tàu chợ.

Điều 110 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 có quy định về việc Ký phát vận đơn trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Theo đó, trường hợp vận đơn được ký phát theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến và người giữ vận đơn không phải là người thuê vận chuyển thì các quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển và người giữ vận đơn sẽ được điều chỉnh bằng các điều khoản của vận đơn; nếu các điều khoản của hợp đồng vận chuyển theo chuyến đã được đưa vào vận đơn thì các điều khoản này được áp dụng.

- Nghĩa vụ liên quan đến hành trình

Người chuyên chở phải cho tàu đi theo tuyến đường thường lệ từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng trong một thời gian hợp lý để vừa bảo vệ quyền lợi về khai thác tàu, vừa bảo vệ quyền lợi cho chủ hàng. Song người chuyên chở vẫn có quyền cho tàu đi chệch đường hợp lý. Việc đi chệch đường của tàu trong hành trình có thể được quy định trong hợp đồng.

Khi hợp đồng không có quy định gì thì người chuyên chở vẫn có quyền cho tàu đi chênh lệch đường hợp lý như đi chệch đường để cứu người và tàu khác đang bị tai nạn lâm nguy, đi chệch đường để tránh bão, để sửa chữa tạm thời cho tàu.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 cũng quy định về tuyến đường và thời gian vận chuyển tại Điều 108. Theo đó người vận chuyển phải thực hiện việc vận chuyển hàng hoá trong thời gian hợp lý, theo đúng tuyến đường quy định trong hợp đồng hoặc theo tuyến đường thường lệ, nếu trong hợp đồng không có thoả thuận khác. Người vận chuyển không bị coi là vi phạm hợp đồng, nếu tàu biển phải đi chệch tuyến đường để cứu người gặp nạn trên biển hoặc vì lý do chính đáng khác. Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi

thường các tổn thất hàng hoá phát sinh do tàu biển phải đi chệch tuyến đường trong các trường hợp này.

Như vậy, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng tàu chuyến chủ yếu được điều chỉnh bởi luật quốc gia bởi hiện tại chưa có một điều ước quốc tế nào được ký kết để điều chỉnh hợp loại hợp đồng này. Ngược lại, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ được quy định trong cả luật quốc gia và công ước quốc tế về vận tải biển. Theo đó, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên, đặc biệt là trách nhiệm của người chuyên chở, được đề cập khá rõ.

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM VÀ VIỆC GIA NHẬP CÁC CÔNG

ƯỚC QUỐC TẾ VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG

ĐƯỜNG BIỂN

3.1. Pháp luật Việt Nam về việc gia nhập các điều ước quốc tế

Quan hệ quốc tế này càng phát triển theo hướng vừa đa dạng, vừa cụ thể đã làm phong phú thêm các loại hình văn bản pháp lý quốc tế. Cùng với các loại điều ước quốc tế truyền thống, các quốc gia đã ký kết các loại tuyên bố chung và các thông cáo chung. Các loại hình văn bản pháp lý quốc tế đó đã ghi nhận các kết quả đàm phán, kết quả hợp tác quốc tế về nhiều vấn đề khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng như trong lĩnh vực quốc phòng an ninh. Điều ước quốc tế thực sự đã trở nên phổ biến trong sinh hoạt quốc tế, một phương tiện không thể thiếu và được áp dụng rộng rãi trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia vì lợi ích riêng, chung và vì lợi ích cộng đồng.

Để thực thi các nhiệm vụ nói trên, nhất là phục vụ cho chức năng đối ngoại nhà nước, Việt Nam đã xây dựng riêng cho mình một hệ thống các quy phạm pháp luật về các điều ước quốc tế. Các quy phạm pháp luật đó được quy định trước hết là trong Hiến pháp và sau đó là trong các văn bản quy phạm pháp luật sau Hiến pháp.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN THEO LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM 2005 (Trang 48 -52 )

×