Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.3. Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Văn
phòng đăng ký đất đai ở Việt Nam
1.3.3.1. Tình hình thành lập Văn phòng đăng ký đất đai ở Việt Nam
Tính đến ngày 10/10/2017 trên cả nước đã có 54/63 thành phốđã thành lập VPĐKĐĐ và đi vào hoạt động. Còn 9 thành phố, thành phố còn lại đã xây dựng Đề án, đang trình UBND cấp thành phố phê duyệt, bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Trong đó thành lập theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành có thành phố Ninh Bình, Hà Nam và Yên Báiđang trình đề án đã qua thẩm định lên UBND thành phố; thành phố Quảng Ninh đề nghị chưa thành lập; Các thành phố còn lại đang tiếp tục duy trì VPĐKQSDĐ 2 cấp.
1.3.3.2. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai
Các VPĐKQSDĐ thuộc Sởđều tổ chức thành nhiều đơn vị trực thuộc, phổ biến là các Phòng, một số nơi tổ chức thành bộ phận hoặc tổ (gọi chung là Phòng); mỗi VPĐKQSDĐ thuộc Sở trung bình có từ 3 đến 4 phòng.
Do có ít cán bộ nên đa số các VPĐKQSDĐ cấp quận được tổ chức thành các tổ, nhóm để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công việc của từng thời kỳ; nhiều VPĐKQSDĐ thực hiện việc phân công cán bộ quản lý theo địa bàn (mỗi cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, thực hiện một số xã) nên lực lượng bị phân tán.
Theo Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 17/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm kiện toàn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường”, Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã chủ động, phối hợp với các cơ quan có liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp tổ chức triển khai thực hiện thí điểm đầu tiên trên 4 thành phố là Hải Phòng, Hà Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai.
Theo báo cáo của Tổng cục quản lý đất đai cả nước đã có 54/63 thành phố, thành trên cả nước thành lập và kiện toàn xong VPĐKĐĐ “một cấp”. Trong quá trình kiện toàn hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai, các Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động, tích cực giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh do việc chuyển đổi thẩm quyền thực hiện; việc giải quyết thủ tục hành chính vềđất đai, cấp GCN tăng cả về số lượng GCN, chất lượng hồ sơ, thời gian thực hiện thủ tục rút ngắn hơn, chất lượng giải quyết thủ tục được nâng lên, tình hình biến động đất đai được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai giúp đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành quản lý đất đai, thực hiện cải cách hành chính một cách mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực đất đai liên quan đến người dân, doanh nghiệp, thời gian thực hiện thủ tục hành chính vềđất đai tại những địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai được cắt giảm xuống từ 3 đến 13 ngày.
Văn phòng đăng ký đất đai thể hiện rõ hơn tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp GCN với bộ máy tổ chức được sắp xếp theo các nhóm chuyên môn và theo từng vị trí công việc chuyên sâu; quy trình giải quyết công việc đã được thực hiện thống nhất, nhiều nơi đã được thực hiện gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng.
Tiến độ cấp GCNQSDĐ ở một số địa phương đã tăng đáng kể như: Hà Nội (sau 20 tháng thành lập) tăng 665.000 Giấy; Thành phố Hồ Chí Minh (sau 11 tháng thành lập) tăng 299.000 Giấy.
Hoạt động đăng ký đất đai đã có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất. Chất lượng thực hiện giải quyết thủ tục đăng ký, cấp GCN được nâng cao, bảo đảm sự thống nhất trong toàn thành phố, thành phố do VPĐKĐĐ đã thường xuyên kiểm
soát, phát hiện những sai sót để điều chỉnh, hướng dẫn các Chi nhánh. Thực hiện thủ tục giải quyết thủ tục hành chính vềđăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã đảm bảo được tiến độ theo quy định,tình trạng tồn đọng hồ sơ quá hạn đã cơ bản chấm dứt.
Việc thành lập VPĐKĐĐ là cơ sở nền tảng cho việc liên thông dữ liệu với các ngành khác, tiến tới Chính phủđiện tử. Các VPĐKĐĐ đã có điều kiện hơn về lực lượng chuyên môn, chủ động hơn trong việc điều phối nguồn nhân lực trong toàn hệ thống, đã quan tâm, chăm lo nhiều hơn cho việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính của địa phương, nhất là việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; đồng thời tăng cường kiểm tra, chỉ đạo việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơđịa chính ở các cấp quận, xã để bảo đảm sự thống nhất của hồ sơđịa chính theo quy định.
Nhiều VPĐKĐĐ hiện nay hoạt động khá tốt với cơ cấu tổ chức lên đến hơn nghìn cán bộ như thành phố Hồ Chí Minh... một số Văn phòng đăng ký đất đai đã thực hiện tốt hoạt động cung cấp dịch vụ công với doanh thu lên đến hàng chục tỷ đồng một năm nhưĐồng Nai, Đăk Lắk, Vĩnh Long.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích có được, do mới thành lập nên hoạt động của Văn phòng đăng ký cũng có những khó khăn như kinh phí hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh, trụ sở hoạt động của chi nhánh, trang thiết bị, việc luân chuyển hồ sơ do còn có hạn chế về hạ tầng cơ sở dữ liệu chưa hoàn thiện, việc giải quyết khối lượng hồ sơ công việc lớn cũng tạo áp lực cho một số vị trí. Tuy nhiên các khó khăn này có thể khắc phục được trong thời gian tới nếu được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu quốc gia vềđất đai.
1.3.3.3. Tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của VPĐKĐĐ
* Văn phòng đăng ký đất đai
Văn phòng đăng ký đất đai hiện nay đều đã và đang tập trung triển khai thực hiện việc cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức; thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; thống kê và kiểm kê đất đai. Nhiều địa phương VPĐKĐĐ triển khai thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ địa chính, chỉnh lý biến động cho một số xã đã cấp Giấy chứng nhận; tiếp nhận và quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính. Tuy nhiên tình hình hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai còn một số tồn tại, hạn chế.
Đối với quận Tây Hồ,VPĐKĐĐ đã tổ chức rà soát và triển khai cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức sự nghiệp, các công ty khoảng trên 98% tính đến hết năm 2015 và đưa ra ý kiến chỉ đạo, gửi văn bản tới các phường, thành phố cấp đổi GCNQSDĐ đồng loạt cho các hộ gia đình cá nhân sau khi đo đạc lại bản đồ địa chính mới. 31/3/2015 sau khi thành lập VPĐKĐĐ quận Tây Hồ tại Quyết định số 1358/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, VPĐKĐĐ đã có văn bản đề nghị gửi các Văn phòng đăng ký chi nhánh quận Tây Hồ thực hiện tháo gỡ vướng mắc cấp đổi GCN đồng loạt cho các hộ gia đình, cá nhân. Đến nay, VPĐKĐĐ đã thực hiện cấp GCNQSDĐ thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường theo ủy quyền của Sở.
* Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Tương tự như VPĐKĐĐ các chi nhánh VPĐKĐĐ (cấp quận) đã thành lập đều mới tập trung triển khai thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân; thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; thống kê và kiểm kê đất đai.
Việc cập nhật, chỉnh lý biến động, hoàn thiện hồ sơđịa chính đang quản lý ở hầu hết các VPĐKĐĐ chi nhánh chưa được quan tâm thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ, nhiều Văn phòng đăng ký đất đai chưa thực hiện việc gửi thông báo cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định; việc kiểm tra, hướng dẫn cấp xã trong việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa được các Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh (cấp quận) quan tâm thực hiện.
Việc tổ chức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân còn bị động giải quyết riêng lẻ theo yêu cầu của một số trường hợp mà chưa chủ động tổ chức làm đồng loạt cho từng xã nên tiến độ cấp Giấy chứng nhận còn chậm so với yêu cầu phải hoàn thành.
Cho đến nay, một số Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại một số quận thực hiện đề án mô hình Văn phòng một cấp đã đổi tên từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh trên cơ sở hợp nhất từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cũ.
1.3.4. Một số kết quảđánh giá hoạt động của VPĐKĐĐở một sốđịa phương trong cả nước