ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ - Người dân sử dụng đất.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Số liệu của quận từ năm 2018 đến năm 2020.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2019 - 2020
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Thực trạng hoạt động của VPĐKĐĐ quận Tây Hồ và tình hình quản lý nhà nước vềđất đai của quận Tây Hồ nhà nước vềđất đai của quận Tây Hồ
- Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội
- Khái quát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của quận Tây Hồ - Tình hình sử dụng đất quận Tây Hồ
- Đánh giá nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính về giao dich đất đai của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ
2.3.2. Đánh giá kết quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ giai
đoạn 2018–2020
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy; - Điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Đánh giá kết quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ.
2.3.3. Đánh giá của cán bộ VPĐKĐĐ và người sử dụng đất về hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ
- Điều kiện cơ sở vật chất;
- Mức độ và thái độ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn;
- Ý kiến đánh giá tổng thể của người sử dụng đất về hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ.
2.3.4. Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong hoạt động của VPĐKĐĐ từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ
- Đánh giá ưu điểm, khó khăn tồn tại của hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ;
- Phân tích, đánh giá nguyên nhân làm hạn chế hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu vềđiều kiện tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng các cấp thành lập bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 - 2020 của khu vực nghiên cứu.
- Phòng TNMT quận Tây Hồ, Sở TNMT Hà Nội: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất quận Tây Hồ từ năm 2018 đến năm 2020.
- Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng thống kê: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận từ năm 2018 đến năm 2020.
- Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ các cơ quan Trung ương, các cơ quan của thành phố, quận, phường và các viện nghiên cứu, trường đại học.
- Sử dụng các nguồn số liệu, thông tin từ các trang Web chuyên ngành quản lý đất đai trên Internet và các sách, báo có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian và kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó.
bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của VPĐKĐĐ; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ từ năm 2018 đến năm 2020.
2.4.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
*Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Các vùng nghiên cứu được lựa chọn có đặc điểm vềđất đai, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc trưng về số lượng người dân đến VPĐKĐĐ. Do đó, đề tài phân chia quận làm 2 khu vực nghiên cứu như sau:
- Khu vực 1 gồm các phường: Phường Bưởi, Xuân La, Thụy Khuê, Yên Phụ là các phường có lượng người đến VPĐKĐĐ cao. Khu vực 1 chọn 02 phường Bưởi, Xuân La làm điểm. (50 phiếu)
- Khu vực 2 gồm các phường: Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng An, các phường có lượng giao dịch tương đối cao. Khu vực 2 chọn 02 Phường Phú Thượng, Quảng An làm điểm. (50 phiếu)
Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng sử dụng đất (SDĐ) theo mẫu phiếu soạn sẵn. Được thực hiện với 100 đối tượng sử dụng đất tại 04 đơn vị hành chính (đã lựa chọn điểm) nội dung điều tra đặc trưng về: đối tượng SDĐ, địa điểm, nguồn gốc đất; loại đất. Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: tên đối tượng sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), phương pháp phối hợp; sự hài lòng của người sử dụng đất khi thực hiện kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận .v.v... (phụ lục 01).
Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là cán bộ VPĐKĐĐ theo mẫu phiếu soạn sẵn. Được thực hiện với 20 cán bộ trực tiếp giải quyết hồ sơ tại VPĐKĐĐ quận Tây Hồ và cán bộ trực tiếp tại các Chi nhánh.
2.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh
- Chọn lọc các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
- Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từđiều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel.
- Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từđó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.
2.4.4. Phương pháp đánh giá
Thông qua phiếu điều tra xây dựng các tiêu chí đánh giá đối với hoạt động của VPĐKĐĐ cụ thể gồm có:
- Tiêu chí về công khai thủ tục hành chính, đánh giá qua 2 mức độ: công khai và không công khai; Tiêu chí về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, đánh giá qua 3 mức độ: nhanh, bình thường và chậm.
- Tiêu chí về điều kiện cơ sở vật chất, đánh giá qua 3 mức độ: đáp ứng yêu cầu, bình thường và chưa đáp ứng yêu cầu.
- Tiêu chí về mức độ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, đánh giá qua 3 mức độ: đầy đủ, không đầy đủ và ý kiến khác.
- Tiêu chí về thái độ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, đánh giá qua 3 mức độ: tận tình chu đáo, bình thuờng và không tận tình chu đáo.
Từđó đánh giá được hoạt động của VPĐKĐĐ thông qua người sử dụng đất.
2.4.5. Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu
Sử dụng để thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từđó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho mục đích nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.