Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong hoạt động của VPĐKĐĐ từ đó đề xuất một
một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh quận Tây Hồ
Việc thành lập VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ nói riêng phải khẳng định là chủ trương, chính sách đúng đắn góp phần quan trọng vào công tác quản lý nhà nước vềđất đai và thực hiện các thủ tục hành chính đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ được kiện toàn đã thể hiện tính chuyên nghiệp cao trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, với bộ máy được sắp xếp khoa học theo bộ phận, theo nhóm, phù hợp về chuyên môn và theo từng vị trí chuyên sâu. Quy trình giải quyết các công việc cơ bản được thống nhất, chủđộng hơn về thẩm quyền, đặc biệt công tác đăng ký đất đai đã có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất, đảm bảo việc triển khai thực hiện tốt việc đăng ký, cấp GCN tại các địa phương trên địa bàn toàn thành phố theo đúng kế hoạch được giao.
Dựa trên kết quả điều tra, nghiên cứu xã hội học từ chính những người sử dụng đất đang được hưởng thụ những lợi ích do sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức của ngành quản lý đất đai mang lại. Ý kiến đánh giá của người sử dụng đất có ít nhất một lần đến giao dịch tại VPĐKĐĐ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình VPĐKĐĐ một cấp. Chính những thông tin quan trọng này đã góp phần phát hiện ra một số vấn đề có giá trị, kể cả những ưu điểm và nhược điểm trong tổ chức bộ máy của VPĐKĐĐ. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ nói chung, VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ nói riêng.
3.4.1. So sánh những ưu điểm, khó khăn tồn tại
3.4.1.1. Ưu điểm
Các chức năng, nhiệm vụ của VPĐKĐĐ được thực hiện đầy đủ và đồng bộ do vậy công tác quản lý hồ sơ ngày càng phát huy hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động từng bước được bố trí, sắp xếp công việc phù hợp, ổn định; thường xuyên được hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn từng bước nâng cao chất lượng công việc của từng cán bộ cũng như chất lượng hồ sơ ngày càng được đảm
bảo. Hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ dần dần đi vào nề nếp, có điều kiện để nâng cao chất lượng công tác đăng ký, cấp đổi, cấp lại, cấp GCN khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất; lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo đúng quy định, thuận lợi cho công tác lưu trữ và tra cứu hồ sơ khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như cung cấp thông tin địa chính theo yêu cầu.
Nhận thức pháp luật về đất đai của người sử dụng đất, của nhân dân trong quận được nâng nên thông qua các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ, hướng dẫn thủ tục hành chính về đất đai cũng như tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VPĐKĐĐ nên người sử dụng đất thấy được sự quan trọng và sự cần thiết của việc được cấp GCN từđó đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3.4.1.2. Khó khăn, tồn tại
Sự phối hợp giữa VPĐKĐĐ với các cơ quan, đơn vị trong giải quyết một số thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai chưa thực sự hiệu quả và thông suốt dẫn đến tình trạng chậm hồ sơ giải quyết cho người sử dụng đất
Đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động của tại Chi nhánh có trình độ chuyên môn, được đào tạo và tuyển dụng theo chuyên môn, nghiệp vụ, tuổi đời còn trẻ năng động trong công việc, tuy nhiên kinh nhiệm giải quyết công việc còn nhiều hạn chế, chưa linh hoạt giải quyết hồ sơ, thủ tục.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Chi nhánh còn nhiều hạn chế và thiếu thốn, không gian làm việc chưa được đảm bảo không gian làm việc cho cán bộ tương đối chật, hẹp nên rất khó khăn cho thực hiện nhiệm vụ theo chức năng.
Công tác cập nhật, chỉnh lý HSĐC gặp nhiều khó khăn do nguồn tài liệu sử dụng trước đây là các bản vẽ thủ công, không có file số; dữ liệu bị thất lạc không còn hồ sơ lưu trữ nên việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong các trường hợp này chủ yếu dựa vào việc xác minh hiện trạng, đo đạc thực địa và xin ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan củng cố hồ sơđảm bảo theo quy định mới tiến hành thực hiện nên mất rất nhiều thời gian giải quyết.
3.4.2. Phân tích, đánh giá nguyên nhân làm hạn chế hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ nhánh Tây Hồ
3.4.2.1. Nguyên nhân về chính sách pháp luật
Trên thực tế hiện nay có quá nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, hơn nữa những văn bản này luôn thay đổi, do vậy, khi người sử dụng đất có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính vềđất đai thường không nắm vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần.
3.4.2.2. Nguyên nhân về cơ cấu tổ chức, nhân lực
Hiện nay tình hình giải quyết hồ sơđất đai nói chung ở các địa phương đều trong tình trạng quá tải, số lượng hồ sơ tồn đọng khá nhiều gây bức xúc cho nhân dân và các tổ chức. Nguyên nhân là thời gian và thành phần hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính vềđất đai ngắn (có thủ tục đã giảm 2/3 số thời gian giải quyết so với trước đây) và thông thoáng hơn trong khi quận Tây Hồ chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu đất đai; hồ sơ, tài liệu lưu trữ rất hạn chế, không đồng bộđặc biện là hồ sơ địa chính; tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, giao đất trái thẩm quyền và do lịch sử sử dụng đất để lại rất nhiều cần phải xác minh làm rõ nên kéo dài thời gian giải quyết.
3.4.2.3. Nguyên nhân về trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở vật chất trang thiết bị cho nghiệp vụ công tác tại VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ tuy đã được đầu tư những vẫn chưa đầy đủ theo quy trình nhiệm vụđược giao và với yêu cầu của công việc đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải quyết công việc được giao.
Qua thực tiễn tại VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ cho thấy mặc dù đã được đầu tư kinh phí mua sắm mới nhiều trang thiết bị nhằm đáp ứng công việc đề ra tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết. Hiện nay, số trang thiết bị nhận bàn giao từ UBND quận vẫn đóng vai trò chủ đạo nhưng thường xuyên hỏng hóc phải sửa chữa; Hệ thống hạ tầng thông tin được UBND thành phốđầu tư theo đường “công vụ” với mục tiêu luôn chuyển hồ sơ dạng số, liên thông các cơ quan, đơn vị liên quan.
Hệ thống dữ liệu vềđất đai đặc biệt là dữ liệu thuộc tính còn chưa đầy đủ, bản đồ địa chính đã đo đạc từ lâuthực tếđã biến động rất nhiều. Trình độ tin học của các
bộ chuyên môn không đồng đều, năng lực phát triển phần mềm chưa mạnh. Công nghệ số mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng chưa được khẳng định trong hệ thống quản lý nhà nước do chưa được chuyên môn hóa, thiếu thông tin hoặc các thông tin biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên hoặc có thông tin nhưng không đầy đủ nên còn nhiều hạn chế khi thực hiện chức năng cung cấp thông tin.
3.4.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ nhánh Tây Hồ
Tổ chức quản lý đất đai đang trong quá trình hoàn thiện để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước vềđất đai. Từ thực trạng hoạt động của VPĐKĐĐ chi nhánh Tây Hồ có thể đưa ra một số giải pháp như sau:
3.4.3.1. Giải pháp về chính sách, pháp luật
UBND thành phố ban hành các chỉ thị chuyên ngành về đất đai đặc biệt là công tác cấp GCNQSDĐ; về giải quyết tình trạng lấn chiếm đất đai … và ban hành các quyết định pháp quy trong lĩnh vực đất đai để các cấp, các ngành, địa phương cùng vào cuộc xử lý dứt điểm các sự việc về đất đai, chung tay cải cách thủ tục hành chính nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng.
3.4.3.2. Giải pháp về tuyên truyền
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến việc sử dụng đất đai cũng như người sử dụng đất. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của VPĐKĐĐ nói chung và VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ nói riêng. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương cải cách hành chính trong quản lý đất đai của Đảng và Nhà nước, cũng như quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký đất đai. Đồng thời tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai đối với đội ngũ cán bộ, viên chức và lao động công tác tại VPĐKĐĐ.
3.4.3.3. Giải pháp tổ chức bộ máy
Rà soát các quy định của pháp luật để thực hiện trình tự, thủ tục về lập HSĐC, cấp GCN, cập nhật chỉnh lý biến động một cách đơn giản, hiệu quả hơn góp
phần đẩy nhanh tiến độ cấp GCN theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ . Tuy nhiên việc cấp GCN chỉ là mục tiêu bên ngoài, do vậy việc cấp GCN phải gắn liền với lập HSĐC dạng số một cách đồng bộ, tiến đến xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, để quản lý, sử dụng lâu dài.
3.4.3.4. Giải pháp về con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị
* Giải pháp về cơ sở vật chất
Tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung phân quyền để quản lý ngay từ đầu công tác cập nhật dữ liệu địa chính, tiến tới xây dựng dữ liệu điện tử cho toàn ngành để chia sẻ và cung cấp, trao đổi thông tin được kịp thời, chính xác là công cụđắc lực cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai và là bộ cơ sở dữ liệu chung cho các ngành khác có liên quan như thuế, tài chính.
* Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ, viên chức và người lao động hợp đồng của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ. Hiện tại, một số viên chức và người lao động còn một số mặt hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương pháp làm việc và tinh thần trách nhiệm còn thiếu thực tế. Vì vậy, giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động VPĐKĐĐ Chi nhánh là rất quan trọng. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải đạt được là tạo ra một đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng chủ động giải quyết công việc được giao, năng động trong xử lý tình huống. Đồng thời đội ngũ cán bộ này phải thường xuyên thực hiện công tác tổng kết, đánh giá, phát hiện vấn đề, đề xuất cái mới.
Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; việc đào tạo nâng cao nằn lực của đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã có ý nghĩa rất rất quan trọng bởi các quan hệ đất đai đều được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh trên những thửa đất cụ thể và con người cụ thể chính vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộđịa chính cấp xã.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, lấy ý kiến đánh giá của người dân về thái độ phục vụ và mức độ hướng dẫn của cán bộ, viên chức và người lao động làm tiêu trí để có thể phát hiện những sai sót, bất cập từ đó rút kinh nghiệm và có những giải pháp tháo gỡ kịp thời.
3.4.3.5. Giải pháp về tài chính
Trong thời gian tới VPĐKĐĐ cần đẩy nhanh việc xây dưng và phê duyệt bộ đơn giá đo đạc lập bản đồđịa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Hà Nội và xây dựng đơn giá cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực đất đai cũng nhưđơn giá cung cấp dịch vụ tư vấn và hoàn thiện hồ sơ theo nhu cầu của người sử dụng đất. Trên cơ sởđó VPĐKĐĐ nói chung VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ nói riêng chi trả tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm … và tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động tại đơn vị, thúc đẩy sự nhiệt huyết, hăng say lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.
3.4.3.6. Giải pháp ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong chuyên môn, nghiệp vụ
Để hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồ đạt hiệu quả và để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng đất thì trước mắt cần hiện đại hoá hệ thống thu thập và cập nhật thông tin đất đai dưới dạng số, tổ chức hệ thống mạng máy tính đồng bộ từ cấp xã đến cấp thành phố nhằm sử dụng, trao đổi, cập nhật và cung cấp thông tin đất đai giữa 3 cấp. Do đó, để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai thống nhất, trước hết cần phải có hệ thống BĐĐC được đo đạc chính quy và quy trình đo đạc đến đâu lập HSĐC, cấp GCN đến đó đểđảm bảo tính hiệu quả, pháp lý, chính xác đến đó tránh tình trạng đo đạc xong khi quay lại lập HSĐC thì có nơi đã biến động gần hết.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Trong những năm qua công tác quản lý và sử dụng đất đai đã được quận Tây Hồ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung triển khai và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ quản lý Nhà nước vềđất đai. Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất quận Tây Hồ đến 31/12/2020 có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.438,22ha, trong đó đất nông nghiệp là 376,38 ha chiếm 15,44% so với tổng diện tích đất tự nhiên; Đất phi nông nghiệp là1.948,55ha chiếm 79,92% so với tổng diện tích đất tự nhiên; Đất chưa sử dụng là: 113,29ha chiếm 4,65% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
- Trong giai đoạn 2018 - 2020 Chi nhánh VPĐKĐĐ Tây Hồđã tiếp nhận 14857 hồ sơ đăng ký biến động đất đai, đã tham mưu giải quyết 14550 hồ sơ đạt từ 97,02- 99,39% đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, còn có 307 hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ từ 0,61-2,98%).
- Về mức độ công khai thủ tục hành chính có ý kiến từ 96,0% trở lên cho rằng thủ tục tiếp nhận hồ sơ tại VPĐKĐĐ chi nhánh được giải quyết công khai, minh bạch.
- Về tiến độ giải quyết hồ sơ có 64,0–80,0% ý kiến cho rằng thời gian thực hiện đúng hẹn và nhanh.
- Về thái độ hướng dẫn của cán bộ có 76,0-95,0% trở lên có ý kiến cho rằng được hướng dẫn đầy đủ, 5,0% đến 12,0% là không đầy đủ, trong đó có 4,0-12,0% là ý kiến khác
- Từ những khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ từ khi thành lập cho đến nay, VPĐKĐĐ Chi nhánh Tây Hồđề ra các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng.
2. Kiến nghị
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai đến người sử dụng đất nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng đất khi có sự thay đổi thông tin