Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 39 - 41)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, cụ thể như sau:

Đinh Quang Chiến (2015),” Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 -2014”, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Luận văn đề cập đến các vấn đề như Khái niệm vềđăng ký đất đai, bất động sản; Cơ sở đăng ký đất đai, bất động sản; Đăng ký pháp lý đất đai, bất động sản; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; Mối quan hệ giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất với cơ quan đăng ký đất đai và chính quyền địa phương; Mô hình tổ chức đăng ký đất đai, bất động sản ở một số nước; Tình hình hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Thông qua việc phân tích thực trạng về hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; Nghiên cứu một số một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Tác giả Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (Đinh Quang Chiến, 2015).

Tạ Thúy Ngọc (2016), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Luận văn đề cập đến các vấn đề như Đăng ký quyền sử dụng đất; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; Hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; Cơ sở pháp lý về

quyền sử dụng đất và đăng ký quyền sử dụng đất; Thực tiễn hoạt động văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một sốđịa phưong; Thực tiễn nâng cao về hiệu quả hoạt động Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở tỉnh Quảng Ninh. Thông qua việc đánh giá kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký QSD đất qua ý kiến cán bộ quản lý và người dân; Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại thành phố Cẩm Phả. Tác giảđưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại thành phố Cẩm Phả (Tạ Thúy Ngọc, 2016).

Vũ Thị Bích Thủy (2018), “ Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng Đăng ký đất đai và phát triển quỹđất thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái ”, luận văn thạc sỹ trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội. Đề tài đề cập đến các vấn đề nhưĐăng ký đất đai; Phát triển quỹđất; Văn phòng ĐKĐĐ; Vai trò, ý nghĩa của Văn phòng đăng ký đất đai; Quy định về ĐKĐĐ, PTQĐ và hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ ở nước ta giai đoạn trước Luật Đất đai 2013; Khái quát về mô hình hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹđất tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới (Vũ Thị Bích Thủy, 2018).

Tác giả Dương Thị Giang (2018) đã đưa ra một số kết luận về nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả làm việc của chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phú Bình chuyển từ hai cấp sang một cấp” là: một số điểm mà văn phòng đăng ký đất đai một cấp đạt được: Trình độ chuyên môn của cán bộ ngày một nâng cao rõ rệt, 100 % cán bộ đã và đang được đào tạo đúng chuyên ngành; Thống nhất cao về mặt chuyên môn và đúng quy định của pháp luật; Việc cập nhật biến động, quản lý cơ sở dữ liệu địa chính được quan tâm, bước đầu đi vào nề nếp. Tuy nhiên, Công tác phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai một cấp với các cơ quan liên quan chưa chặt chẽ. Trang thiết bị máy móc đã cũ, không đáp ứng được nhu cầu của công việc.Từ những yếu tố trên có thể nhận thấy việc thực hiện theo cơ chế văn phòng một cấp thuận lợi hơn và mang lại hiệu quả công việc cao (Dương Thị Giang, 2018).

Nghiên cứu “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” tác giả Phùng Thị Kiều Oanh đã nêu ra những hạn chế trong hoạt động của VPĐK: hiện nay có quá nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, hơn nữa những văn bản này luôn thay đổi, do vậy, khi người sử dụng đất có nhu cầu thực hiện các TTHC về đất đai thường không nắm vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần; cơ cấu tổ chức, nhân lực chưa hoàn thiện nên khiến cho khó khăn, vất vả vì khối lượng công việc nhiều, áp lực lớn, một số trường hợp phức tạp và nhạy cảm; Cơ sở vật chất trang thiết bị cho nghiệp vụ công tác tại VPĐKĐĐ Chi nhánh Vĩnh Yên chưa đầy đủ theo quy trình nhiệm vụđược giao và với yêu cầu của công việc đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải quyết công việc được giao. Tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp cho công tác này được tốt hơn (Phùng Thị Kiều Oanh, năm 2020).

Như vậy, cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Nhìn chung, các công trình trên đã có những cách tiếp cận khác nhau hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến vấn đề quản lý đất đai hay các lĩnh vực khác nhau của văn phòng đăng ký đất đai. Đây là nguồn tài liệu đáng quý giúp tôi có được những số liệu và thông tin cần thiết để kế thừa và phát triển trong luận văn của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)