Đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công giáo tới đời sống tinh thần nhân dân tại giáo phận vinh trong tình hình hiện nay (Trang 46 - 50)

Khi nghiên cứu về vấn đề đời sống tinh thần, Mác và Ăngghen khẳng định: "Đời sống tinh thần liên hệ biện chứng với đời sống xã hội, phản ánh những quá trình và những mâu thuẫn xã hội, nó tương ứng với những hình thức muôn màu muôn vẻ của hoạt động xã hội của con người" [6, 23-31].

47

Như vậy, thấy được rằng, đời sống tinh thần nảy sinh, phát triển và thay đổi, phụ thuộc vào đời sống vật chất của xã hội. Vì vậy, để hạn chế được những mặt ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo tới đời sống tinh thần của người dân cần phải xuất phát từ đời sống vật chất xã hội.

Như đã trình bày trong phần đặc điểm Cơng giáo trên địa bàn giáo phận Vinh, phần lớn giáo dân giáo phận Vinh lầm nghề nông, chủ yếu là trồng lúa và nghề làm muối, cuộc sống cịn nhiều khó khăn, vất vả, trình độ dân trí cịn tương đối thấp. Do đó, nhằm nâng cao được đời sống tinh thần của người dân, các cấp chính quyền và các cơ quan ban ngành hữu quan cần tập trung đề ra và thực hiện thành công các giải phát phát triển kinh tế - xã hội cho nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nói chung và đồng bào Cơng giáo tại ba tỉnh nói riêng.

Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta cùng các cấp chính quyền ba tỉnh đã ban hành một loạt các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực. Có thể kể đến như:

Đối với địa bàn tỉnh Nghệ An, đã có các nghị quyết như: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký các quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 trong đó nêu rõ mục tiêu “Tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; phấn đấu xây

48

dựng Nghệ An là trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục đào tạo, khoa học cơng nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ; quốc phòng, an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm”, hay quyết định số 2355/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 về phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát đó là “cải thiện rõ rệt và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh và bảo đảm quốc phòng, an ninh; từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống của người dân trong vùng so với mức bình quân chung của tỉnh; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ mơi trường, bảo đảm quốc phịng, an ninh và ổn định chính trị”. Trên cơ sở những văn bản quy định đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã đưa ra nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 trong đó nêu rõ các nhiệm vụ tập trung vào phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua liên kết với các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo của nước ngoài, chủ động đào tạo cung cấp lao động có tay nghề, trình độ cho các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung và các dự án đầu tư trọng điểm, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, đẩy mạnh thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và cuộc vận động tồn dân đồn kết xây dựng nơng thơn mới, đô thị văn

49

minh và thực hiện tốt các chính sách về tín ngưỡng, tơn giáo và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối với địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 153/2015/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2016 - 2020) trong đó nhấn mạnh tới việc nhiệm vụ đột phá cần đạt đó là đa dạng hố huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng sớm trở thành khu kinh tế động lực tầm cỡ quốc gia, quốc tế; phát triển nhanh các ngành cơng nghiệp nặng, cơ khí, cơng nghiệp phục vụ nơng nghiệp và công nghiệp hỗ trợ; thực hiện đồng bộ cải cách hành chính; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển tồn diện. Từ đó, Hà Tĩnh quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng nền quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hố” gắn với xây dựng nơng thôn mới và đô thị văn minh; tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.

Trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội gần đây nhất, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình trên cơ sở những quy định của Đảng và Nhà nước, cùng việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội những năm trước đã đưa ra Nghị quyết số 33/2017/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 trong đó nêu rõ các mục tiêu phát triển về kinh tế cần đạt: Tiếp tục bảo đảm ổn định và tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững, đảm bảo an sinh xã hội; bảo đảm quốc phịng, an ninh. Từ đó, đối với vấn đề tín ngưỡng tơn giáo, Quảng Bình chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo

50

của nhân dân; đồng thời có biện pháp phịng ngừa, ngăn chặn các hành vi lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng các cấp chính quyền, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân địa bàn ba tỉnh từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, do những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện, cộng với sự chống phá, lợi dụng, xuyên tạc của các thế lực thù địch, các đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo, dân tộc trong thời gian vừa qua, đã khiến cho tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình rất phức tạp. Cần có sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội để ổn định tình hình chính trị - xã hội để phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công giáo tới đời sống tinh thần nhân dân tại giáo phận vinh trong tình hình hiện nay (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)