Phương diện thẩm mỹ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công giáo tới đời sống tinh thần nhân dân tại giáo phận vinh trong tình hình hiện nay (Trang 38 - 42)

Công giáo du nhập vào nước ta từ thế kỷ XVI, qua quá trình lâu dài và trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử đã có số lượng cơ sở thờ tự khá nhiều và đồ sộ. Do đặc điểm lịch sử truyền giáo, kiến trúc nhà thờ Công giáo ở Việt Nam nói chung và giáo phận Vinh nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng của các phong cách kiến trúc châu Âu đã phát triển trước đó: Gothich, Roman, Phục hưng, Barocque.

Tuy là loại hình kiến trúc du nhập nhưng cũng như các loại hình kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng khác, kiến trúc nhà thờ đã có sự thích ứng, hịa hợp với văn hóa và kiến trúc cổ truyền Việt Nam từ tổ chức quy hoạch tổng thể, hình thức kiến trúc, giải pháp kết cấu, trang trí mỹ thuật và sử dụng vật liệu. Sự vận dụng sáng tạo này trong xây dựng nhà thờ Công giáo đã tạo nên những cơng trình kiến trúc thể hiện sự kết hợp Âu - Á độc đáo. Nổi bật của sự kết hợp này chính là loại hình cơng trình nhà thờ vận dụng kết cấu chính là bộ

39

khung gỗ truyền thống, mái lợp ngói với hình thức mặt đứng và trang trí theo thức châu Âu.

Kiến trúc nhà thờ khác biệt dễ nhận diện trong tổng thể kiến trúc và tương tự như đình chùa là gần gũi, gắn bó với làng xóm và người dân Việt Nam, hịa hợp với cảnh sắc chung của địa phương. Cơng trình khơng chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu tơn giáo tín ngưỡng mà cịn là những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc có giá trị, một số tiêu biểu cịn gắn liền với địa danh khu vực. Nhà thờ với nhiều phong cách kiến trúc giữa trong và ngoài nước tạo bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc, nhưng vẫn mang đặc trưng riêng biệt của kiến trúc nhà thờ Công giáo Việt Nam, và đặc biệt là thành phần đóng góp tích cực trong cơng tác tạo lập bản sắc kiến trúc dân tộc.

Ví dụ như nhà thờ Mành Sơn ở Tiến Thủy, Quỳnh Lưu, Nghệ An với lối kiến trúc độc đáo và màu chủ đạo là màu vàng, rất nổi bật. Hay, nhà thờ đá Bảo Nham ở Yên Thành, Nghệ An, nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá, với lối kiến trúc đậm phong cách Pháp. Ngồi ra khn viên nhà thờ cịn có một cơng trình độc đáo khác là Lèn đá Đức Mẹ Lộ Đức, trên tháp chuông nhà thờ cịn có tượng một con gà bằng thép trên đỉnh tháp.

Nếu nói đến các bức họa mang đậm tính thẩm mỹ Cơng giáo, chúng ta phải nói đến nhà thờ Cầu Rầm ở thành phố Vinh, Nghệ An. Nhà thờ Cầu Rầm được xây dựng khoảng năm 1888. Giáo đường nhà thờ là nơi làm lễ, tụng kinh cho gần 6.000 giáo dân, chia thành 10 giáo họ Cầu Rầm, Vĩnh Mỹ, Mỹ Hậu, Xuân Am, Yên Pháp, Vĩnh Giang, Trung Mỹ, Yên Duệ, Tân Yên và Yên Xá. Nhà thờ cầu Rầm được thiết kế có rất nhiều cửa sổ đối xứng nhau, trên mỗi cửa sổ đều có các bức tranh mơ tả các thánh hoặc các tích trong Kinh thánh Cơng giáo.

Nhà thờ Xã Đồi là một trong những nhà thờ lớn và cổ xưa của giáo phận Vinh. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1846, cung hiến lần đầu năm 1979

40

và cung hiến trọng thể vào năm 2014. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách Gothic châu Âu, chịu ảnh hưởng của cơng trình Nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp). Âm nhạc trong Công giáo chưa hẳn là Thánh nhạc của Công giáo. Âm nhạc là nghệ thuật diễn tả cảm xúc, cảm tình bằng âm thanh. Thánh nhạc, trong khi đó được coi là một nghệ thuật cao cả và tế nhị, làm tăng thêm vẻ huy hoàng cho việc thờ phượng Chúa và làm cho đời sống thiêng liêng của các tín hữu thêm tiến triển. Ðức Giáo Hồng Piơ XII trong Thơng điệp "Quy luật về Thánh nhạc" số 26, 27 đã viết: "Nhờ thánh nhạc mà giọng nói của linh mục đang dâng lễ hoặc của cộng đoàn dân Chúa đang chúc tụng đấng tối cao được hay hơn, làm cho lời kinh phụng vụ của cộng đồn Kitơ hữu linh động hơn, nhiệt tình hơn. Vinh dự mà Hội Thánh - kết hợp với Ðức Kitơ là vị thủ lãnh của mình - dâng lên Thiên Chúa sẽ lớn lao hơn, và tín hữu nhờ thánh ca lôi cuốn sẽ đạt được nhiều kết quả hơn". Nhưng không phải ở tự bản chất của âm nhạc khi dùng trong phụng vụ có thể đem lại những thành quả đó, mà vì, theo hiến chế về phụng vụ Thánh của Công Ðồng Vatican II (số 112) thì: "Chính là vì thánh nhạc đi liền với lời kinh, kết thành một phần cần thiết hoặc kiện toàn của phụng vụ trọng thể. Thánh nhạc càng liên kết chặt chẽ với phụng vụ thì càng trở nên một thứ nhạc thánh hơn, vì nó phát biểu lời cầu nguyện một cách dịu dàng hơn". Tuy giữ một địa vị quan trọng như thế, nhưng âm nhạc chỉ là phương tiện hỗ trợ cho phụng vụ. Do đó, âm nhạc nhằm phục vụ chứ không phải để làm bá chủ trong phụng vụ. Âm nhạc trong ý nghĩa của phụng vụ, phải giúp đỡ cộng đoàn dân Chúa biểu lộ và chia sẻ đức tin cùng các tín hữu, và để ni dưỡng cũng như khích lệ niềm tin. Thánh ca, bởi vậy, phải làm cho lời Chúa được thêm phần nhấn mạnh, được công bố một cách đầy đủ và hiệu quả. Do đó, cảm xúc, niềm vui do âm nhạc tạo ra trong bầu khí phụng vụ của cộng đồn khơng thể đến từ những gì khơng phải là thánh thiện.

41

Thánh ca Kitô giáo, khởi nguồn cảm hứng từ Thánh Vịnh (thi thiên) của Vua David, được dùng để chúc tụng và tôn thờ Thiên chúa. Cũng có nhiều bài Thánh ca được sáng tác để tôn vinh Giêsu. Thánh ca Kitô giáo thường được viết theo những chủ đề đặc biệt như lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh hoặc lễ các Thánh. Những bài thánh ca khác được sáng tác để chuyển tải các thông điệp của kinh Thánh hoặc theo ý nghĩa của các Thánh lễ như tiệc Thánh (bí tích Thánh thể) hoặc thanh tẩy. Trong Cơng giáo Rơma, Chính Thống giáo, và nhóm Cơng giáo Anh thuộc Anh giáo có một số Thánh ca dành cho các Thánh, nhất là Đức Mẹ Maria.

Từ thời kỳ hội Thánh sơ khai, hát Thánh ca đã thủ giữ vai trò quan trọng trong lễ thờ phượng. Những bài Thánh ca tơn vinh Chúa bởi giáo đồn hoặc ca đồn, thường có phần nhạc đệm. Thời xưa, các nhạc cụ phổ biến là đàn harp, đàn lyre và đàn lute được dùng để hỗ trợ khi hát thi thiên hoặc Thánh ca.

Nhận thấy được tầm quan trọng như vậy của Thánh ca, giáo hội Cơng giáo Việt Nam nói chung và giáo hội giáo phận Vinh nói riêng rất quan tâm, phát triển Thánh nhạc trong quá trình thực hành các nghi lễ Công giáo. Trong việc sử dụng các Thánh ca phải được sự phê duyệt của giáo hội. Do vậy, việc sử dụng Thánh ca không phải tùy tiện, mà phải được sự kiểm duyệt nghiêm ngặt của giáo hội, của đấng bản quyền giáo phận.

Khơng nằm ngồi những ảnh hưởng của Cơng giáo, các ca khúc Thánh ca cũng mang những âm hưởng của âm nhạc phương Tây. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy những ảnh hưởng cơ bản, mang tính đặc sắc của âm nhạc Cơng giáo khi vào Việt Nam. Việt Nam có văn hóa truyền thống lâu đời, với những điệu hát lý, hát văn, hát quan họ, hát xoan… mang đậm nét văn hóa nơng nghiệp lúa nước. Vì lẽ tự nhiên, khi du nhập vào Việt Nam, Thánh nhạc Cơng giáo cũng có những ảnh hưởng nhất định. Có thể kể đến bình diện rộng trên

42

Việt Nam, Thánh ca có thể được thể hiện qua các kiểu hát như hát quan họ khu vực Bắc Ninh, mang đậm nét đặc sắc. Khơng nằm ngồi như vậy, tại giáo phận Vinh, Thánh ca được thể hiện một cách phong phú, sinh động, góp phần quan trọng trong các Thánh lễ. Nhiều giáo xứ, họ đạo tại giáo phận Vinh rất quan tâm đến phát triển các ca đồn. Vì vậy, các nam thanh nữ tú ở các giáo xứ, hay các thiếu niên nhỏ tuổi hoặc các phụ lão đều được khuyến khích tham gia ca đồn, học hát các bài Thánh ca để phục vụ thực hiện trong các buổi lễ của giáo hội.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công giáo tới đời sống tinh thần nhân dân tại giáo phận vinh trong tình hình hiện nay (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)