Phương diện đạo đức, lối sống

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công giáo tới đời sống tinh thần nhân dân tại giáo phận vinh trong tình hình hiện nay (Trang 27 - 31)

Trong q trình tồn tại và phát triển, Cơng giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của người dân ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Cơng giáo chứa đựng những nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, đạo đức, văn hóa. Trong đó, đạo đức Cơng giáo là một trong những nét đặc trưng nhất. Có thể nói, đạo đức của một người Công giáo là một thành tố cơ bản tạo nên diện mạo văn hóa đạo đức của Công giáo. Chuẩn mực đạo đức Công giáo thường dễ hiểu, quy định rõ ràng việc nào được làm, việc nào không được làm. Hành vi đạo đức thường có nguồn gốc từ đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân, phần nhiều biểu hiện tính hướng thiện, hướng tới chân, thiện, mỹ của con người.

Những điều răn dạy của Chúa Giê-su như “Không giết người; không tà dâm; không trộm cắp; không làm chứng dối, che dấu sự giả dối; không ham muốn vợ người; không ham của trái lẽ” là những điều hướng thiện, là những quy tắc không chỉ dành cho người theo đạo mà nó cịn có ý nghĩa với tất cả mọi người. Đó là những giá trị chung nhất mà con người ở thời đại nào, không phân biệt màu da, sắc tộc, khơng phân biệt tín ngưỡng, tơn giáo đều phải hướng tới. Những giá trị ấy đã làm cho cuộc sống của người dân giáo phận Vinh tốt đẹp hơn, đời sống xã hội ngày càng văn minh hơn.

Chính vì điều này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần yêu nước của người dân giáo phận Vinh, truyền thống sống "Tốt đời đẹp đạo", "Ðồng

28

hành cùng dân tộc" của nhân dân Công giáo ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cịn được thể hiện sâu sắc qua các đường hướng hành đạo tiến bộ, tích cực: "Kính Chúa yêu nước", "Sống Phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào" của giáo hội Cơng giáo Việt Nam nói chung và giáo dân giáo phận Vinh nói riêng. Trong xu thế phát triển đi lên của dân tộc và đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của giáo hội Công giáo Việt Nam, Ðảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp tích cực của đồng bào Cơng giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời luôn quan tâm chăm lo mọi mặt đời sống của đồng bào các tôn giáo, trong đó có đồng bào Cơng giáo; thực hiện nhất qn chính sách tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo và tự do khơng tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân. Trong cơng tác tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta ln khẳng định: Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ðồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất qn chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc khơng theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Cùng với quá trình đổi mới tồn diện đất nước, sự ra đời của Luật Tín ngưỡng, tơn giáo đã đáp ứng cơ bản những nguyện vọng chính đáng của các tơn giáo; tạo được sự vui mừng, phấn khởi trong đại đa số đồng bào tín đồ, chức sắc, nhà tu hành Cơng giáo.

Nhiều mặt sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào Công giáo được tiến hành bình thường theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, chức sắc, nhà tu hành Công giáo hành đạo gắn bó với dân tộc, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Ðồng bào Công giáo ngày càng yên tâm, tin tưởng và hăng hái thực hiện các chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước, các phong trào thi đua

29

yêu nước của Mặt trận, góp phần vào cơng cuộc đổi mới, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Số lượng chức sắc, nhà tu hành và tín đồ đạo Cơng giáo trong những năm qua có sự gia tăng đáng kể; cơ sở thờ tự của đạo Công giáo được sửa sang, xây dựng mới ngày càng nhiều, trong đó có nhiều cơ sở thờ tự được xây dựng khang trang, to lớn với kinh phí hàng chục tỷ đồng và có giá trị nghệ thuật, văn hóa cao; hầu hết các cơ sở đào tạo của Công giáo đã được mở rộng, nâng cấp và giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng hàng trăm tu sĩ; hàng chục vị chức sắc Công giáo đã được gửi đi đào tạo đại học và sau đại học ở Pháp, Ý, Mỹ, đặc biệt là được tạo điều kiện đi học tại Vatican - cái nôi của giáo hội Cơng giáo tồn cầu...; các sinh hoạt tơn giáo lớn như đại hội, hội nghị và các ngày lễ trọng của Cơng giáo ln được các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc quan tâm giúp đỡ; các hoạt động xã hội từ thiện của Giáo hội Công giáo được đẩy mạnh, góp phần cùng Nhà nước, Mặt trận chăm lo cho người nghèo, người có cơng với nước, người già cơ đơn, trẻ em mồ côi, tàn tật, xây dựng Nhà đại đồn kết; chăm sóc, giúp đỡ những người bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS...

Nhiều ấn phẩm kinh sách của đạo Công giáo được xuất bản và phát hành trong toàn quốc phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tu hành của đồng bào giáo dân. Các hoạt động phong phú, đa dạng và những kết quả thiết thực của đồng bào Công giáo tại giáo phận trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" và các phong trào thi đua yêu nước, là sự thể hiện sinh động trên thực tế tinh thần sống "Tốt đời đẹp đạo", đồng hành cùng dân tộc của đồng bào Công giáo.

Ðồng bào Công giáo là người dân của một đất nước độc lập, có chủ quyền, có phẩm giá và truyền thống vẻ vang. Trong cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước và hội nhập quốc tế, bên cạnh những mặt thuận lợi là cơ bản, ln xuất hiện những trở lực, khó khăn cả do khách quan và chủ quan đưa lại,

30

trong đó chúng ta khơng thể khơng cảnh giác trước những âm mưu của các thế lực thù địch ln tìm cách kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ khối đoàn kết đạo - đời.

Sống "Tốt đời đẹp đạo", "Ðồng hành cùng dân tộc" là truyền thống, là mục tiêu chung của các tơn giáo ở Việt Nam, trong đó có Cơng giáo và đây cũng là cơ sở hòa nhập, củng cố và tăng cường đồn kết đồng bào Cơng giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ðúng như Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã khẳng định: "Chúng ta tự hào là công dân của nước Việt Nam anh hùng độc lập thống nhất; và trong đà phát triển chung của cả nước, chúng ta được tình đồng bào thơng cảm và giúp đỡ trong khối đại đoàn kết dân tộc, nên chúng ta hãy hân hoan chu toàn sứ mạng vinh quang của mình" [9].

Một trong những ảnh hưởng mang tính đặc sắc của Cơng giáo đến lối sống người dân không chỉ là sự cởi mở, phản ánh những ham muốn, khát vọng về tự do, hướng thiện về hạnh phúc nơi thiên đàng mà cịn thể hiện tình yêu thương đồng loại, gắn kết cộng đồng. Đức Chúa Giê-su dạy tín đồ phải yêu thương đồng loại. Do vậy, người Cơng giáo phải là người có tình thương. Con người Nghệ - Tĩnh - Bình cũng có truyền thống cao đẹp ấy. Triết lý sống của họ là triết lý tình thương. Sống có tình, có nghĩa, có đạo đức, làm điều tốt, điều thiện khơng cịn là điều xa lạ đối với người dân ba tỉnh. Nó thực sự là giá trị đạo đức truyền thống hết sức quý báu hình thành nên nhân cách và lối sống của người dân, làm giàu thêm nền văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tình u thương mà Chúa Giê-su dạy tín đồ phù hợp với truyền thống nhân nghĩa của người dân Việt Nam nói chung và người dân thuộc ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nói riêng. Đó là một đạo lý rất cao thượng, nó thể hiện đạo đức, lối sống của các thế hệ người Việt từ ngàn xưa cho đến ngày nay và ngày càng được duy trì, phát triển. Nhân nghĩa thể hiện trước hết

31

ở lòng nhân ái, sự thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Đây là tình cảm của con người giáo phận Vinh trong tình làng, nghĩa xóm, nó trở thành hành vi đạo đức ứng xử hằng ngày của họ qua các thế hệ với phương châm “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”,… Vì vậy, tình thương, lịng vị tha, bác ái mà Cơng giáo kêu gọi tín đồ của mình thực hiện cũng chính là những hạt nhân trong giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Trên ý nghĩa đó, những việc làm thể hiện tình u thương con người của đồng bào Cơng giáo như xây nhà tình nghĩa, xây dựng các trung tâm ni dưỡng, bảo trợ những người có hồn cảnh khó khăn như trung tâm Thiện Tâm Faustina ( tại xã Diễn Phúc, Diễn Châu, Nghệ An), trao xe lăn cho người tàn tật, tặng các suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại các giáo xứ, liên hệ với Caritas Tổng giáo phận Hà Nội để có nguồn kinh phí thực hiện các hoạt động bác ái, từ thiện, không những đã đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội, mà cịn góp phần giáo dục, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

Tuy nhiên, khi nói về phương diện này, chúng ta cũng cần chỉ ra việc lợi dụng các hoạt động bác ái, từ thiện của một số đối tượng phản động, chống đối chế độ, những giáo sĩ cực đoan đã thông qua các hoạt động này đã xuyên tạc con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, bơi nhọ hình ảnh lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Lợi dụng tính đặc thù của giáo lý Công giáo, một số linh mục cực đoan thông qua rao giảng giáo lý đã lồng ghép những phát ngơn sai sự thật, mang tính kích động, lợi dụng những hạn chế, thiếu sót trong q trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ba tỉnh cũng như của đất nước để làm lệch lạc những nhận thức của một bộ phận quần chúng tín đồ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công giáo tới đời sống tinh thần nhân dân tại giáo phận vinh trong tình hình hiện nay (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)