Phương diện phong tục, tập quán, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công giáo tới đời sống tinh thần nhân dân tại giáo phận vinh trong tình hình hiện nay (Trang 31 - 38)

32

Hôn nhân là một vấn đề quan trọng đối với giáo hội Công giáo nên đã được nâng lên thành một trong bảy Bí tích thánh. Sách giáo lý viết: “Hơn phối là nhiệm tích do Chúa Giêsu lập để kết hợp hai người tín hữu, một nam, một nữ thành vợ chồng trong tình yêu thương, đồng thời ban ơn cho họ để họ xây dựng gia đình hạnh phúc và sinh sản con cái, góp phần vào cơng cuộc tạo dựng của Thiên Chúa và xây dựng gia đình nhân loại mỗi ngày mới tốt đẹp hơn” [3, 46]. Quan niệm của Giáo hội Công giáo cho rằng hôn nhân là một ơn gọi nên mang tính chất thánh thiêng. Là ơn gọi như các ơn gọi dâng hiến, tu trì nên người Cơng giáo khơng được tránh né mà chỉ có thể đáp: Xin vâng. Theo giáo lý Cơng giáo thì người Cơng giáo khơng được phép trốn kết hơn, tránh sinh con cái và xây dựng một gia đình hạnh phúc (trừ những người được ơn gọi dâng hiến). Hôn nhân Công giáo là sự kết hợp giữa 1 người nam và 1 người nữ nên khơng chấp nhận hơn nhân đồng tính cùng giới hay đa thê hoặc đa phu. Giáo hội lên án một số quốc gia cho phép kết hơn giữa những người đồng tính, mặc dù vẫn tơn trọng họ. Một đặc tính nữa của hơn nhân Cơng giáo là sự bất khả phân ly. Về gia đình, giáo hội Cơng giáo cũng coi gia đình là tế bào của xã hội và là Hội thánh tại gia. Sách giáo lý viết: “Gia đình được định nghĩa là một cộng đồng hiệp thông các ngơi vị, là tổ ấm trong đó mọi người cùng chung với nhau mọi sự, mọi người cùng chung đóng góp, cùng chia sẻ và cùng chung trìu mến thơng cảm sâu xa. Sở dĩ gia đình Kitơ giáo được gọi là một “Hội thánh tại gia” là vì mỗi gia đình Kitơ hữu là một sự bày tỏ và thể hiện niềm hiệp thông trong Hội thánh” [17, 118].

Trên cơ sở những quy định chung về giáo lý Cơng giáo về hơn nhân và gia đình, tại giáo phận Vinh, các gia đình Cơng giáo được dạy dỗ phải yêu thương nhau nên tình trạng đạo đức ở các thành viên tương đối tốt. Khơng có tình trạng con cái ngược đãi cha mẹ hay cha mẹ ruồng bỏ con cái. Nếu có xích mích, bất hịa thì cả cộng đồng sẽ đến khun bảo và tìm cách giúp đỡ vì

33

mọi người coi đó là nhiệm vụ của mình. Các chức sắc khi thấy trong cộng đồng có nguy cơ tội phạm cũng lập tức cảnh báo, ngăn chặn.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Công giáo, nên trong tâm lý tư tưởng của những người lớn tuổi trong gia đình Cơng giáo tại giáo phận Vinh vẫn muốn con cháu mình lấy người cùng đạo để mục đích nhằm giữ đạo, khơng lo lắng việc đạo nghĩa của con cháu sau này, đấy là chưa kể thủ tục hôn phối cho người khác đạo cũng mất thời gian và phức tạp mà nếu khơng kiên trì, khó có thể đi đến kết quả. Bên cạnh đó, quan niệm của Cơng giáo đó là ràng buộc người tín hữu khơng được dùng các biện pháp tránh thai nhân tạo. Giáo hội chỉ chấp nhận phương pháp tránh thai tự nhiên theo Ogino-Knauss hay Billings, không được phá thai. Do vậy, tỉ lệ các gia đình Cơng giáo sinh con thứ ba cao hơn so với các gia đình khác, đang là những vấn đề nan giải trong q trình thực hiện kế hoạch hóa gia đình của chính quyền địa phương. Hơn nữa, theo quy định của giáo lý Công giáo, buộc giáo dân phải tuân theo là chỉ được kết hôn một vợ, một chồng, không được ly di hoặc lấy người khác khi vợ hoặc chồng của mình cịn sống. Điều này, gây ra những nặng nề cho những cặp đơi có cuộc sống gia đình khơng hạnh phúc, khơng tìm được lối đi chung trong cuộc sống gia đình.

Mặc dù, Giáo hoàng Francis mới đây đã cho phép mọi linh mục trong năm Thánh Lịng Thương xót Chúa 2016 đều được quyền tha vạ phá thai và cũng đang xem xét đơn giản thủ tục tuyên bố tiêu hôn và thơng thống hơn đối với người ly dị, tái hôn. Trong Tự sắc Misis Judex Duminus Jesus (Chúa Giêsu thẩm phán nhân từ) mới công bố đầu tháng 8/2015 viết:

“Vì vai trị làm mẹ, Giáo hội cần thấy có bổn phận, vì sự thiện phải thể hiện sự biện phân thận trọng. Giáo hội biết rõ tình huống người ly dị tái hơn đi ngước lại Bí tích Hơn phối của Kitơ giáo. Tuy nhiên, cái nhìn của Giáo hội nên xuất phát từ trái tim người mẹ, là trái tim, nhờ được Chúa Thánh thần

34

sinh động hóa, ln tìm kiếm điều cứu rỗi người ta…Thật vậy, những người này không hề bị vạ tuyệt thông và tuyệt đối họ không bị đối xử như thế: họ vẫn là thành phần của Giáo hội” [19], nhưng những ảnh hưởng của giáo lý vẫn in đậm trong đời sống tinh thần giáo dân giáo phận trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình.

Về tang lễ của người Cơng giáo giáo phận Vinh, tín đồ Cơng giáo cho rằng, việc chịu phép xức dầu của các bệnh nhân là công việc hết sức quan trọng đối với những người sắp chết. Họ cho rằng lo liệu cho người sắp chết lãnh nhận bí tích sau cùng là nghĩa vụ của cộng đồng mà trước hết là con cháu thân nhân của người đó, với quan niệm lãnh nhận bí tích này sẽ an tâm trước khi nhắm mắt, xuôi tay. Đây cũng là nghi thức sau cùng của người Cơng giáo trước khi qua đời bởi Bí tích chỉ thực hiện cho những người cịn sống mà thơi. Đối với người Công giáo, khi tiếng chuông sầu ngân vang từng hồi vọng khắp nơi, tin buồn được loan báo trong khu xóm, giáo xứ để mọi người trong xứ đạo dù đang làm việc gì thì cũng tạm ngưng công việc để cầu nguyện cho người anh em trong giáo xứ mới qua đời. Người công giáo ở Nghệ - Tĩnh - Bình vẫn cịn giữ tính cộng đồng rất cao, khi trong giáo xứ có người qua đời mọi người tới nhà đám chia buồn và cùng nhà đám dựng nhà rạp để cho những người trong giáo xứ, họ hàng thân nhân tới chia buồn và đọc kinh cầu nguyện cho người mới qua đời. Khi có người thân qua đời thì việc đầu tiên mà mỗi gia đình phải làm là lập ban tang lễ nhằm phụ trách, điều hành việc tang ma cho người thân của mình. Trong ban lễ tang có người hộ lễ, người thu lễ và người chấp hiệu.

Song song với việc tổ chức lễ tang tại gia đình thì người ta cũng chuẩn bị lễ tang tại nhà thờ và nơi an nghỉ cho người quá cố. Đối với người Công giáo giáo phận Vinh người ta chưa chấp nhận được việc sau khi người thân qua đời thì đem hài cốt đi thiêu mà họ chỉ an táng người thân mình xuống

35

lịng đất vì mỗi xứ đạo đều có nghĩa trang riêng nên người ta chơn cất người thân tại nghĩa trang của giáo xứ. Việc này cũng tạo cho người thân sự an tâm trong việc đưa tiễn người thân của mình về nơi an nghỉ cuối cùng. Việc chuẩn bị phần đất cho người thân của mình an nghỉ đời đời, nhà đám phải thực hiện đúng quy định của giáo xứ như: khi gia đình có người qua đời thì phải báo cho ơng trùm họ, để ông trùm họ viết giấy báo tử để báo hội đồng giáo xứ và cha xứ, sau đó cha xứ thơng báo tin buồn trong giáo xứ cho các giáo dân khác trong thánh lễ gần nhất. Kế đến, nhà đám phải đến người trong Ban hành giáo để nhận kim tĩnh (chỗ đào huyệt) và trình cha xứ để định giờ nhập quan, an táng. Việc định giờ an táng đều do cha xứ quyết định, thông thường việc chơn cất trong vịng 48 tiếng.

Đối với người Cơng giáo Việt Nam nói chung và giáo dân giáo phận Vinh nói riêng, nhà thờ chiếm một vị trí hết sức quan trọng, mọi nghi thức trọng đại trong đời người đều được tổ chức tại nhà thờ với sự chứng kiến của cộng đoàn giáo xứ, chẳng hạn khi mới sinh ra thì trẻ sơ sinh được cha mẹ đưa tới nhà thờ để chịu bí tích rửa tội, lớn lên lập gia đình thì tới nhà thờ làm lễ cưới… chính vì thế, khi chết đi người ta càng mong được cộng đoàn giáo xứ đưa đến nhà thờ và được mọi người tháp tùng quan tài đến nơi an nghỉ cuối cùng tại đất thánh (nghĩa trang) của giáo xứ.

Như vậy đám tang không chỉ là nghi thức đưa tiễn người quá cố về thế giới bên kia mà nó cịn là dịp để cho người sống gắn bó giúp đỡ nhau, đàm thoại, cùng ăn uống, an ủi lẫn nhau. Bởi sau khi an táng người chết, vào buổi tối những người thân thích, họ hàng của gia chủ cùng những người hàng xóm láng giềng sẽ tập trung ở nhà người chết đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người chết, dưới sự chủ trì của người hộ lễ.

Có thể nói, đám tang tại giáo phận Vinh thể hiện sự cố kết cộng đồng rất cao. Nét văn hóa truyền thống được thể hiện thông qua lễ nghi tôn giáo

36

một cách hài hòa, vừa tuân thủ lễ nghi tơn giáo vừa lưu giữ tập tục, văn hóa, tâm lý của người Việt truyền thống.

Như thế, chúng ta thấy người Việt Cơng giáo nói chung, tuy phải tiếp nhận một nền văn hóa khác đến từ phương Tây nhưng họ đã linh hoạt gắn kết các nghi thức đó với những phong tục tập quán văn hóa dân tộc một cách bền chặt. Chính điều này tạo ra nét riêng của tín đồ Công giáo trong việc thực hiện các nghi lễ chuyển đổi trong đời người là những nghi lễ kép. Những nghi lễ này phản ánh sự song hành hai hệ giá trị giữa tín lý Cơng giáo và truyền thơng văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhưng có vẻ như quá giản đơn khi vật thể hóa hai hệ giá trị này chồng lấn lên nhau như hai thực thể siêu hữu cơ nương vào nhau mà vận hành. Mà thật ra nghi lễ trong đời sống tinh thần của tín đồ cần phải đặt trong bối cảnh của đời sống đạo của tín đồ với cái nhìn hậu cảnh từ những nghi lễ, chính điều này thể hiện rõ nhất những ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống tinh thần người dân giáo phận Vinh.

2.1.2.2. Phương diện tín ngưỡng truyền thống: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam, tục thờ cúng tổ tiên đã thực sự ăn sâu trong đời sống xã hội và tâm thức dân tộc Việt Nam. Trong mọi gia đình người Việt Nam từ lâu tín ngưỡng này đã trở thành đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trên nền của “đạo hiếu”. Từ tổ tiên với tư cách huyết thống gia tộc đến cả dân tộc; dân cả nước thờ các vua Hùng, kính hiếu mẹ Âu Cơ, các anh hùng dân tộc… Còn ân nghĩa với cha mẹ thực bất tận, bất diệt, công cha như trời, nghĩa mẹ như biển. Tục thờ cúng tổ tiên đó của dân tộc Việt Nam đã thực sự là một nét đẹp văn hoá của những con người thiên về “trọng tình” hơn “trọng lý”. Người Cơng giáo có một quan niệm riêng về sự tồn tại của linh hồn và thể xác, về nơi mà hồn sẽ “cư ngụ” sau khi chết - đó là Thiên đàng, địa ngục hay nơi luyện ngục. Đối với người Cơng giáo thì Thiên đàng do chính Đức Chúa Trời cai quản, đó là nước Đức Chúa Trời (Luca 9:2,

37

11, 60, 62; I Cơ-rinh-tơ 6:9, 10; 15: 50). Địa ngục thì khơng phải là nơi để hành tội kẻ ác sau khi chết, mà là nơi nghỉ có hy vọng dành cho người chết, kẻ thiện ác đến đó để chờ sự sống lại với họ. Địa ngục hiểu theo nghĩa Kinh thánh là Mồ mả (Thi Thiên: 139:8), đó là mồ mả chung của nhân loại. Còn luyện ngục là nơi dành cho những người chưa sạch tội, chưa được lên Thiên đàng, phải chờ ngày phán xét.

Người Cơng giáo nói chung, giáo dân giáo phận Vinh nói riêng quan niệm chết không phải là hết. Họ tin rằng: những người sống đẹp lịng Thiên Chúa, khơng mắc tội sẽ được lên Thiên đàng và được gọi là các Thánh. Những người còn mang tội thì tuỳ thuộc vào tội nặng hay nhẹ mà phải xuống luyện ngục hay hoả ngục để đền bù tội lỗi mình đã làm khi cịn sống và được gọi là các linh hồn. Người Công giáo cho rằng: các linh hồn là giống thiêng liêng chẳng hề chết được, và đến ngày tận thế, xác loài người ta sẽ sống lại mà chịu phán xét, kẻ lành lên Thiên đàng, hưởng hạnh phúc đời đời, kẻ dữ sa hoả ngục chịu phạt vô cùng. Như vậy, quan niệm về sự chết, về sự sống, về phần hồn, phần xác là những tín điều mà mọi giáo dân đều phải tin theo mặc dù việc giải thích những điều này chưa có những luận cứ rõ ràng. Điều chính yếu là ở đức tin của người giáo dân. Họ khơng cho rằng ơng bà tổ tiên có thể hưởng dùng những đồ cúng mà chỉ trông mong con cháu lập công phúc bằng việc xin lễ, đọc kinh, làm việc bác ái nhằm giúp cho họ có thể đền trả được những lầm lỗi đã phạm khi cịn sống để mau chóng được hạnh phúc. Cho nên, người cơng giáo giáo phận Vinh rất hay làm việc phúc đức và đây cũng là công việc đầu tiên phải thực hiện khi tổ chức cúng giỗ ông bà cha mẹ hằng năm.

Với quan niệm tổ tiên chỉ hưởng dùng những công phúc, nên trong Công giáo, giỗ chạp thường chú trọng đến việc xin lễ, đọc kinh chung và làm những việc lành để hướng về ơng bà tổ tiên, họ ít quan tâm đến việc sửa soạn

38

đồ cúng, tuyệt đối không đốt vàng mã. Trên bàn thờ tổ tiên chỉ có cắm hương trước di ảnh tưởng nhớ ông bà cha mẹ, một đĩa trái cây, một bình hoa với mục đích tơn kính ơng bà cha mẹ chứ không hàm ý mời ông bà cha mẹ dùng. Chính vì thế mà giỗ chạp trong Công giáo là dịp những người sống lập công phúc thay cho người chết để họ mau đền hết tội lỗi của mình, sớm được hưởng nhan Chúa nơi Thiên đàng, và trong gia đình người Cơng giáo thường có hai ban thờ, một ban thờ Chúa, một ban thờ (thường là thấp hơn) thờ ông bà tổ tiên.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân tại giáo phận Vinh cịn có tư tưởng trọng danh, vì vậy trong quá trình thờ cúng, thực hiện các nghi lễ tơn kính tổ tiên cịn có hiện tượng mua bán nơi chôn cất để được chỗ đất đẹp, hay hiện tượng tổ chức đám tang kéo dài gây tốn kém và mất vệ sinh vẫn còn diễn ra.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công giáo tới đời sống tinh thần nhân dân tại giáo phận vinh trong tình hình hiện nay (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)