Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công giáo tới đời sống tinh thần nhân dân tại giáo phận vinh trong tình hình hiện nay (Trang 53 - 59)

Cơng tác cán bộ đóng vai trị hàng đầu, tác động trực tiếp đến hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động tín đồ các tơn giáo trong cả nước. Chính vì thế, quản lý nhà nước về tôn giáo cần bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo dày dạn kinh nghiệm, có kiến thức, tư duy mới và đầy đủ bản lĩnh chính trị trong một lĩnh vực công tác đặc thù. Cán bộ nào phong trào ấy, vì vậy việc đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ sâu, được đào tạo bài bản và hệ thống về tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là một điều hết sức cần thiết và đáng được quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

Ngồi ra, trong tình hình công tác tôn giáo, quản lý nhà nước về tơn giáo nói chung và Cơng giáo nói riêng đặt ra những vấn đề mới phức tạp, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tơn giáo, dân tộc hịng can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước, công tác tơn giáo vốn đã nhạy cảm, khó khăn, nay lại càng nhạy cảm và khó khăn hơn. Thực tế này đòi hỏi cán bộ làm cơng tác tơn giáo phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, khả năng tập hợp, vận động quần chúng và có trình độ am hiểu về tơn giáo nhất định. Muốn có một đội ngũ cán bộ như vậy chúng ta cần chú trọng đến công tác tổ chức bộ máy cán bộ, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác tơn giáo.

54

Chính quyền các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cần tập trung vào cơng tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ và tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Cần tập tập trung vào mục tiêu trang bị đầy đủ kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn cán bộ, cơng chức, từng bước hồn thiện, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo từng chức danh của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội về hoạt động tôn giáo, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong nhận thức về tôn giáo và kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác tôn giáo của đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung; đặc biệt ở vùng có vấn đề tơn giáo mới phát sinh nhằm nâng cao năng lực chun mơn, bản lĩnh chính trị và khả năng xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Ngồi ra, Ban tơn giáo các tỉnh cùng các thành phố,quận, huyện, xã, phường, các cơ quan hữu quan, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn ba tỉnh cần được bố trí cử đi học những lớp bồi dưỡng ngắn ngày, cập nhật kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, những quy định mới về công tác tôn giáo và liên quan đến tôn giáo. Những cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý hoặc cán bộ mới đảm nhận nhiệm vụ chuyên trách công tác tôn giáo cần được quan tâm ưu tiên bố trí đi học những lớp đào tạo dài ngày do Ban Tơn giáo Chính phủ tổ chức. Ban Tôn giáo các tỉnh cần quan tâm đổi mới, tìm tịi và sử dụng nhiều hình thức để tập trung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ làm công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là cán bộ xã, phường. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần đa dạng, phong phú, đi sâu vào kỹ năng nhằm trang bị cho các chức danh cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các kiến thức chung về pháp luật, quản lý hành chính, trách nhiệm và đạo đức công vụ và các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với thực tế. Về phương pháp, hình

55

thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cần được cải tiến, đổi mới theo hướng sát thực với tình hình cơng tác ở địa bàn, giúp cán bộ làm công tác tôn giáo nhận thức, nắm bắt, tháo gỡ, xử lý, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cơng vụ. Bên cạnh đó, nên tập trung ưu tiên cho việc đẩy mạnh biện pháp bồi dưỡng bằng hình thức sinh hoạt chuyên đề về cơng tác vận động chức sắc, chức việc và tín đồ tơn giáo; chun đề về các hiện tượng tôn giáo mới - công tác quản lý nhà nước đối với các hiện tượng tơn giáo mới; chun đề về tình huống tơn giáo thường gặp và cơng tác xử lý tình huống và chuyên đề về kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách làm công tác tôn giáo trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Nếu làm tốt được những công việc trên, chúng ta sẽ từng bước xây dựng được đời sống tín ngưỡng, tơn giáo, và hoạt động tôn giáo của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn diễn ra sôi động trong sự ổn định, thuần túy tôn giáo, gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tuân thủ pháp luật, sự hướng dẫn, quản lý của các cấp chính quyền và thực hiện đúng phương châm hành đạo. Các vị chức sắc, tín đồ Cơng giáo an tâm, phấn khởi thể hiện đời sống đức tin một cách chính đáng, với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội, các phong trào xố đói giảm nghèo và hưởng ứng tham gia phát triển kinh tế - xã hội; đồng bào Công giáo trên địa bàn là một khối không thể tách rời trong khối đại đoàn kết toàn dân, tạo được sự đồng thuận giữa chính quyền với giáo hội, chức sắc, tín đồ Cơng giáo nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước, an ninh trật tự, an toàn xã hội được

56

giữ vững, thúc đẩy kinh tế - xã hội ba tỉnh phát triển bền vững, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong tình hình cơng tác tơn giáo nói chung, quản lý nhà nước về tơn giáo nói riêng đặt ra những vấn đề mới phức tạp, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tơn giáo, dân tộc hịng can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước, công tác tôn giáo vốn đã nhạy cảm, khó khăn, nay lại càng nhạy cảm và khó khăn hơn. Thực tế này địi hỏi cán bộ làm cơng tác tơn giáo phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, khả năng tập hợp, vận động quần chúng và có trình độ am hiểu về tôn giáo nhất định. Muốn có một đội ngũ cán bộ như vậy chúng ta cần chú trọng đến công tác tổ chức bộ máy cán bộ, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác tôn giáo.

57

Tiểu kết chƣơng 2

Trong quá trình tồn tại và phát triển, Cơng giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của người dân ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Những ảnh hưởng này của Cơng giáo chủ yếu do giáo lý, giáo luật của Cơng giáo đem lại, khi trong q trình giáo dân thực hiện các hoạt động tơn giáo, nó tạo thành nếp suy nghĩ, nếp hành vi trong mối quan hệ đối xử giữa người với người hàng ngày - cụ thể là về vấn đề đạo đức ứng xử. Các chuẩn mực đạo đức Công giáo thường dễ hiểu, quy định rõ ràng việc nào được làm, việc nào không được làm, biểu hiện đơn giản trong mười hai điều răn của Thiên chúa. Hành vi đạo đức đó thường viện dẫn đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân, phần nhiều biểu hiện tính hướng thiện, hướng tới chân, thiện, mỹ của con người. Bên cạnh đó, lối sống gia đình của giáo dân cũng bị ràng buộc bởi những quy định của Công giáo (bên cạnh những yếu tố về đảm bảo sự hòa hợp, hạnh phúc trong một gia đình Cơng giáo, chúng ta cũng có thể thấy được mục đích mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Công giáo trong đời sống hiện đại). Những biến đổi trong lối thực hành nghi lễ thờ cúng Tổ tiên của người Công giáo là một biểu hiện sinh động của mối tác động qua lại giữa Cơng giáo và văn hóa bản địa, tạo nên những đặc trưng riêng có của Cơng giáo tại Việt Nam.

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của Cơng giáo đến đời sống tinh thần nhân dân khu vực ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, một số những yếu tố lạc hậu của Công giáo cùng những hành vi lợi dụng Công giáo gây mất an ninh trật tự tại giáo phận Vinh trong thời gian vừa qua, đã, đang và sẽ là những vấn đề cần lưu tâm trong quá trình nghiên cứu, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo đến đời sống nhân dân.

58

KẾT LUẬN

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, có cả tơn giáo nội sinh và du nhập từ nước ngoài vào, việc tiếp nhận các tơn giáo trong đó có Cơng giáo gắn với hồn cảnh chính trị - xã hội, về lịch sử tiếp nhận và những một số yếu tố khác. Vấn đề Công giáo du nhập vào Việt Nam đã làm cho chính bản thân Cơng giáo cũng buộc phải có những thay đổi trong một số vấn đề trong thực hành giáo lý. Tuy nhiên, sự tác động qua lại giữa Cơng giáo và văn hóa Việt Nam, cũng khiến cho chính đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Việt Nam nói chung và giáo dân Cơng giáo nói riêng, cũng có những sự ảnh hưởng rõ nét. Đó là những sự ảnh hưởng trên các lĩnh vực lối sống đạo đức, hơn nhân gia đình, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mà trong khóa luận đã chỉ rõ và phân tích cụ thể.

Bên cạnh những ảnh hưởng có tính tích cực, Cơng giáo cũng có những ảnh hưởng mang hướng tiêu cực đến đời sống tinh thần người dân - tính độc lập tương đối của hình thái ý thức xã hội. Ngoài ra, do các hoạt động lợi dụng Công giáo của các thế lực thù địch đã khiến tình hình an ninh trật tự ở Việt Nam nói chung và địa bàn ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nói riêng trong thời gian vừa qua diễn ra vô cùng phức tạp, đặt ra những yêu cầu bức thiết trong quá trình nhìn nhận, đánh giá những ảnh hưởng của Công giáo đến địa bàn giáo phận Vinh.

Nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những ảnh hưởng tích cực, cần nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, khoa học trên tổng thể các khía cạnh và phương diện. Các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế được tập trung trên các lĩnh vực như: nâng cao đời sống vật chất cho người dân, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo… được coi là những giải pháp mang tính cấp thiết hiện thời. Tuy nhiên, trong giới hạn của khóa luận, có thể những giải pháp chưa đạt tới giải quyết triệt để các vấn đề đặt ra. Vì vậy, cần có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa trong thời gian tới.

59

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công giáo tới đời sống tinh thần nhân dân tại giáo phận vinh trong tình hình hiện nay (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)