Khai thác kênh hình trong hoạt động hình thành kiến thức mới mơn GDCD.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP, NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI VÀ KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP THPT. (Trang 33 - 38)

mà cịn có tác dụng hình thành tri thức, phát triển tư duy cho học sinh, các hình ảnh sinh động với màu sắc tươi sáng cịn có tác dụng hình thành xúc cảm thẩm mĩ làm cho phần khởi động bài học trở nên hấp dẫn hơn, đồng thời giúp cho học sinh biết cách cảm nhận, bước đầu biết giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Phần mở đầu giới thiệu bài học sẽ rất nhẹ nhàng và thú vị đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học. Tuy nhiên, chúng ta nên khai thác hợp lí để đem lại hiệu quả thiết thực, tránh lạm dụng trình chiếu để xem.

2.3.2. Khai thác kênh hình trong hoạt động hình thành kiến thức mới mơnGDCD. GDCD.

* Mục tiêu: Tạo được sự hứng thú và cuốn hút theo dõi của học sinh bởi những

hình ảnh, đoạn video clip bảng biểu, sơ đồ...Việc kiến tạo hay minh hoạ khi sử dụng kênh hình làm cho học sinh không những dễ dàng tiếp cận, nắm chắc bản

chất kiến thức liên quan cần tìm hiểu mà cịn góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.

* Cách tiến hành:

Để kiến tạo, khắc hoạ, minh hoạ kiến thức, GV có thể lựa chọn một bài hát hoặc một đoạn phim ngắn videoclip liên quan nhằm gợi mở, khai thác và phân tích kiến thức mới.

- Đối với khai thác kênh hình nhằm kiến tạo kiến thức có thể thực hiện theo các bước:

+ GV chiếu video hoặc hình ảnh

+ Đặt câu hỏi liên quan đến tình tiết trong đoạn clip hoặc hình ảnh

+ Sử dụng tình tiết thơng tin trong đoạn clip video để phân tích hướng đến kiến thức.

+ Từ đó gợi mở, dẫn dắt cho các em hiểu kiến thức bằng các câu hỏi phù hợp. - Đối với việc khai thác kênh hình nhằm minh hoạ hoặc khắc hoạ: Sau khi đã cung cấp kiến thức cho học sinh, GV chiếu hình ảnh hoặc đoạn videoclip minh hoạ, hoặc bảng biểu sơ đồ để khắc hoạ.

- Trong dạy học trực tuyến, học sinh khai thác kênh hình để trình bày và phân tích kiến thức nội dung nhiệm vụ GV đã giao trước đó hoặc ngay trong tiết học có hoạt động nhóm.

*Ví dụ:

Ví dụ 1: Sử dụng kênh hình nhằm kiến tạo kiến thức mục a. Nhiệm vụ của giáo

dục và đào tạo trong mục 1. Chính sách giáo dục và đào tạo của bài 13. Chính sách giáo duc và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hố- GDCD 11.

GV khai thác kênh hình để kiến tạo kiến thức thơng qua tổ chức trị chơi nhìn tranh đốn chữ để tìm hiểu nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.

Luật chơi: GV chiếu hình ảnh, trong thời gian 7 giây, nếu học sinh ngay từ đầu đọc được tên nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo tương ứng với hình sẽ lấy 8 điểm (sẽ cọng thêm điểm nếu học sinh trả lời đúng đáp án câu hỏi GV nêu thêm), lần lượt như thế cho các hình tiếp theo sẽ lấy 8 điểm.

Khi học sinh đọc được nhiệm vụ phù hợp hình ảnh, chẳng hạn ở hình ảnh dưới đây sẽ hợp với nhiệm vụ: Nâng cao dân trí

GV giúp học sinh tìm hiểu kiến thức thơng qua phát vấn bằng câu hỏi: Em hãy nói qua về hình ảnh? Chuẩn dân trí nước ta hiện nay là ở mức nào? Em hiểu thế nào là nâng cao dân trí? Vì sao nước ta phải nâng cao dân trí?

Đáp án: Bình dân học vụ.

- Hiện nay nước ta đã phổ cập xong giáo dục tiểu học, đang tiến hành phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở.

- Là nâng cao trình độ cho người dân. Đất nước ngày càng đổi mới hồ nhập vào thế giới, có nâng cao trình độ dân trí thì nhân dân mới hiểu biết để xây dựng đất nước nhất là trong giai đoạn cơng nghiệp hố-hiện đại hố. Đây là nhiệm vụ có tính quyết định đến sự phát triển của đất nước.

Tương tự như vậy cho các nhiệm vụ sau:

Bồi dưỡng nhân tài

Ví dụ 2: Khai thác video, bảng biểu để kiến tạo và khắc họa kiến thức tìm hiểu

mục 1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình - Bài 6. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.

- GV cho HS theo dõi video“Hạt đậu của khỉ”

Links: https://www.youtube.com/watch?v=sAb3egxej_s

- GV vấn đáp gợi mở kiến thức từ những tình tiết trong video trên bằng các câu hỏi:

Câu 1: Những hạt đậu có bị phủ định khơng?

Câu 2: Cách phủ định của khỉ anh và khỉ em khác nhau chỗ nào? Đáp án:

- Cả hai hạt đậu đều bị phủ định, vì sự tồn tại của chúng đều bị xóa bỏ. - Cách phủ định đối với hai hạt đậu là khác nhau:

+ Hạt đậu của khỉ anh đã ăn, bị xóa bỏ do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngồi, đây là xóa bỏ sự tồn tại tự nhiên của hạt đậu.

+ Hạt đậu của khỉ em khi gieo xuống đất trong điều kiện bình thường có thể mọc thành cây đậu mới, do đó hạt đậu của khỉ em bị xóa bỏ do sự phát triển của chính bản thân hạt đậu đó.

Từ sự phân tích, GV hỏi: Em hiểu thế nào là phủ định siêu hình? Thế nào là phủ định biện chứng? Lấy thêm ví dụ minh hoạ?

Sau khi HS nêu khái niệm, GV dùng bảng biểu chốt và khắc hoạ kiến thức: Giống nhau

Khác nhau

Phủ định siêu hình Phủ định biện chứng

động từ bên ngồi trong bản thân sự vật và hiện tượng

Xu hướng Xoá bỏ hoàn toàn sự vật

và hiện tượng cũ

Kế thừa những yếu tố tích cực từ sự vật và hiện tượng cũ

Ví dụ -Gió bão làm đổ cây

- Hoá chất độc hại tiêu diệt sinh vật

- Cây cối ra hoa kết quả - Tre già măng mọc

Ví dụ 3: Khai thác kênh hình bằng hình ảnh cùng tổ chức trị chơi để tìm hiểu mục

c. Ý nghĩa về quyền bình đẳng giữa các dân tộc- mục 1.Bình đẳng giữa các dân tộc - Bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Mục tiêu:

- Hiểu được ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Tổ chức thực hiện: Tham gia trị chơi “ Bức ảnh bí mật”

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu luật chơi và trình chiếu lên slide. Mỗi câu hỏi trả lời được sẽ mở một phần của bức tranh. Người mở được bức tranh là người chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ, xung phong chọn thứ tự

mảnh ghép để trả lời câu hỏi, 4 câu hỏi tương ứng 4 mảnh ghép.

Mảnh ghép số 1: Đây là số có 2 chữ số, tên của một đơn vị điện cơ thuộc Bộ quốc phòng

Mảnh ghép số 2: Đây là cụm từ có 20 chữ cái. Hội phản đế đồng minh là tên gọi đầu tiên của tổ chức này.

Mảnh ghép số 3: Đây là từ có 7 chữ cái, các hoạt động như ca múa, nhạc kịch gọi chung là gì?

Mảnh ghép số 4: Đây là cụm từ có 12 chữ cái, chi tiết nào trong truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” khẳng định các dân tộc Việt Nam đều do một mẹ sinh ra. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS giải mã được bức tranh và phát biểu được mối liên hệ của các mảnh ghép.

Câu trả lời các mảnh ghép: 1. 91

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 3. Văn nghệ

4. Bọc trăm trứng

Bức tranh: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

GV hỏi HS về mối liên hệ của các dữ kiện trong các mảnh ghép với bức tranh (phụ lục 1).

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chốt vấn đề:

- Qua chi tiết Bọc trăm trứng chúng ta hiểu rằng các dân tộc Việt Nam cùng chung cội nguồn. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan đại diện cho sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngày 18/11 là ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cũng là ngày đại đoàn kết toàn dân tộc. Năm 2021 kỷ niệm 91 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Liên hoan văn nghệ là hoạt động không thể thiếu khi tổ chức kỷ niệm ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Nội dung của bức tranh đã cho chúng ta thấy bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vậy em hãy nêu ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

HS trả lời, GV kết luận

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc nhằm mục tiêu xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Khơng có bình đẳng thì khơng thể có đồn kết thực sự.

Ngoài ra, ở hoạt động hình thành kiến thức mới có thể sử dụng khai thác kênh hình ở bất kì bài nào. Ví dụ:

- Sử dụng hình ảnh, phim minh họa khi dạy - học mục 2. Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - GDCD 10; mục 1.Ơ nhiễm mơi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo

vệ môi trường - Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại -

GDCD 10. 1.b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân- Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ (tiết 1) - GDCD 12…

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP, NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI VÀ KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP THPT. (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)