Dạy học giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) NGHIÊN cứu NĂNG lực TRÍ TUỆ và một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực TRÍ TUỆ của học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG kỳ sơn, HUYỆN kỳ sơn, TỈNH NGHỆ AN (Trang 38 - 41)

II. Nghiên cứu thực nghiệm tác động

3.2.Dạy học giải quyết vấn đề

 Đặc trưng của phương pháp

Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề (dạy học đặt và giải quyết vấn đề) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra trước học sinh một vấn đề nhận thức, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, sau đó giáo viên phối hợp cùng học sinh (hoặc hướng dẫn, điều khiển học sinh) giải quyết vấn đề, đi đến những kết

luận cần thiết của nội dung học tập.

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học nhằm phát triển cho HS năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề. sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học.

Trong môn Sinh học, dạy học giải quyết vấn đề được sử dụng để tổ chức dạy học các nội dung cốt lõi (giải thích, chứng minh, làm rõ bản chất của tri thức sinh học) và các nội dung ứng dụng (giải quyết các vấn đề của sinh học liên quan đến thực tiễn, như bảo vệ mơi trường, chăm sóc sức khoẻ).

Qua dạy học giải quyết vấn đề, HS được tham gia đề xuất vấn đề, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề theo kế hoạch tìm hiểu các hiện tượng đa dạng của thế giới nhằm rút ra tri thức mới hoặc đề xuất biện pháp ứng dụng vào thực tiễn. Do đó, dạy học giải quyết vấn đề góp phần hình thành và phát triển cả 3 năng lực thành phần của năng lực sinh học:

Dạy học giải quyết vấn đề có thể sử dụng trong chuỗi hoạt động trong kế hoạch bài dạy một chủ đề cụ thể (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng),

Ở bước khởi động, GV có thể sử dụng dạy học giải quyết vấn đề nhằm kết nối nội dung chủ đề mới với các vấn đề đã học đồng thời tạo tiền đề, hứng thú hướng HS vào chủ đề mới. Dạy học giải quyết vấn đề được sử dụng trong bước khởi động thường được giải quyết một phần, phần còn lại sẽ được giải quyết cụ thể trong các hoạt động của kế hoạch bài dạy.

Tuỳ vào đặc điểm nhận thức của HS mà GV có thể tổ chức dạy học giải quyết vấn đề theo các mức độ khác nhau, như:

Mức 1: GV phát biểu vấn đề; GV hướng dẫn HS lập kế hoạch giải quyết;

HS tự lực thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; GV kiểm tra, đánh giá và kết luận.

Mức 2: GV hỗ trợ HS nhận biết vấn đề; GV hướng dẫn HS lập kế hoạch giải

quyết; HS tự lực thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; GV kiểm tra, đánh giá và kết luận.

Mức 3: GV gợi ý, HS độc lập nhận biết vấn đề; HS lập kế hoạch giải quyết;

HS tự lực thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; GV kiểm tra, đánh giá và kết luận.

Trình tự thực hiện:

Bƣớc 1: Phát hiện vấn đề:

- Dựa trên cơ sở sự phân tích tình huống có vấn đề (tình huống này có thể do giáo viên hoặc học sinh tạo ra), giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề.

Bƣớc2: Giải quyết vấn đề:

- Tìm phương án giải quyết: Biết thu thập, xử lí các thơng tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được một số phương án giải quyết vấn đề (các giả thuyết).

- Quyết định phương án giải quyết: Người học trên cơ sở so sánh, đối chiếu các phương án để quyết định phương án tối ưu.

- Lập kế hoạch giải quyết - Thực hiện kế hoạch

Bƣớc 3: Đánh giá phương án đã thực hiện:

- Thảo luận kết quả (khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết đã nêu) và đánh giá - Kết luận về vấn đề: tính khả thi hiệu quả của phương án/ giải pháp?

- Đề xuất vấn đề mới.

Ví dụ: Dạy học giải quyết vấn đề phần khởi động bài ’’ Tuần hoàn máu’’

A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP (5 PHÚT) 1. Mục tiêu:

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.

- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về tuần hồn ở động vật.

2. Nội dung:

- Hoạt động cá nhân: Quan sát hình ảnh cấp cứu người bị rắn độc cắn: (Kỹ thuật băng ép bất động) và trả lời câu hỏi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tại sao khi bị rắn cắn thì việc làm đầu tiên phải băng ép bất động vết thương? Tại sao không nên garo?

3. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời cho câu hỏi GV đưa ra. (Garô tức là làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể), gây đau, rất nguy hiểm và khơng thể duy trì lâu (khơng quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garơ.)

4. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu hình ảnh cấp cứu người bị rắn độc cắn và đặt câu hỏi: Tại sao khi bị rắn cắn thì việc làm đầu tiên phải băng ép bất động vết thương? Tại sao không nên garo?

- HS nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Suy nghĩ trả lời bằng sự hiểu biết của mình

Bước 3: Báo cáo - Thảo luận: HS được chỉ định trả lời câu hỏi.

Bước 4: Kết luận - Nhận định: Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào nội dung bài mới

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) NGHIÊN cứu NĂNG lực TRÍ TUỆ và một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực TRÍ TUỆ của học SINH TRƢỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG kỳ sơn, HUYỆN kỳ sơn, TỈNH NGHỆ AN (Trang 38 - 41)