2.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyêt nghiên cứu yêu tô ảnh hưởng
đến hiệu quá công tác quán lý và sử dụng vốn Chương trình
Như đã đề cập và phân tích tại mục 1.2.5, tác giả đã nhận định có 07 yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới. Do đó, Đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu như sau: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quăn lý và sử dụng vốn Chương trình: (1) Các nhân tố có ảnh hưởng tích cực gồm: Lập kế hoạch và công tác quy hoạch; Xây dựng và quản lý xây dựng công trình; Quản lý sau đầu tư; Cơ chế chính sách của Chương trình; Thông tin-Giáo dục-Truyền thông; Năng lực của các cơ quan tố chức, quản lý; (2) Yeu tố ảnh hưởng tiêu cực là Quy mô, độ phức tạp của Chương trình.
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu định lưọìig các nhân tô ảnh hưởng đên
Hiệu quă công tác quăn lý, sử dụng vốn đầu tư cho Chương trình 2.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp khoa học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp giữa lý luận, thực tiễn; kết hợp các phương pháp tổng hợp với
phân tích, đánh giá, V.V.. đê làm sáng tỏ nội dung. Cụ thê:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cửu được thực hiện qua hai giai đoạn chính, gồm:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng hỏi để khảo sát ý kiến chuyên gia.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng nhàm thu thập thông tin, phân tích dữ liệu phục vụ mục đích nghiên cửu
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:
Các công trình khoa học trong nước và ngoài nước được thu thập thông qua hệ thống thư viện các Học viện, Trường: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Tài chính... (như đã trình bày ở Chương 1, mục 1, Tình hình nghiên cứu liên quan đến việc quản lý sử dụng von
CTMTQG xây dựng nông thôn mới).
Ngoài ra, tác giả tiến hành tra cứu thông tin trên các website chính thống của Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới http://nongthonmoi■ gov.vn/ (Văn phòng điều phối Chương trình) và một số website báo cáo kết quả thực hiện Chương trình tại địa phương.
Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương, Luận văn sử dụng cách tiếp cận đa ngành để đánh giá tổng thể việc ban hành và thực thi các mục tiêu của
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020, đặc biệt chú trọng đến vấn đề quản lý sử dụng vốn của Chương trình để thực hiện các mục tiêu đã đề ra; tiếp cận chính sách công đế đánh giá, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và sử dụng kêt quả cũng như cách tiếp cận của cơ quan Kiểm toán nhà nước, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, số liệu, tình hình tại báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của Chính phủ, các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách của Chương trình. Đồng thời, tác giả tiến hành làm việc trực tiếp với cán bộ phụ trách Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM.
- Phương pháp dừ liệu sơ cấp: Chủ yếu thực hiện điều tra bằng bảng hỏi. Tác giả gửi bảng hỏi tới 200 chuyên gia liên quan tới vấn đề để điều tra
khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý và sử dụng vốn của Chương trình tại địa phương và Trung ương thông qua hệ thống bảng hỏi dóng với thang đo likert 7 mức độ. Tác giả tổng hợp kết quả và các chỉ số liên quan tới số liệu thu thập được, phân tích xử lý dữ liệu: Điểm số trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm định độ tin cậy của thang đo và xác định mức độ đồng thuận bằng hệ số kendall’s w.
2.3.3. Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi dùng để điều tra gồm 2 phần chính:
- Thông tin đánh giá: Đế đánh giá sơ lược về sự hài lòng đối với kết quả thực hiện quản lý và sử dụng vốn Chương trình. Bao gồm các câu hỏi trung tâm điều tra bám sát khung lý thuyết của các nhân tố ảnh hưởng, cung
cấp thông tin để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và thu thập thông tin bổ sung cho nghiên cứu, cơ sở để thực hiện thống kê mô tả.
- Thông tin chung dùng đế thu thập dữ liệu cá nhân của chuyên gia, cơ sở để thực hiện thống kê mô tả trong mẫu.
Tác giả đã thiết kế Bàng hỏi bao gồm 7 yếu tố ảnh hưởng với 25 yếu tố quan sát (Phụ lục số 01)
Thang diêm đánh giá các nội dung trong băng hỏi: các câu hỏi được sử dụng theo thang đo likert 7 mức độ, quy ước từ 1 đến 7.
Cụ thể:
. 7 điểm tương ứng với câu trả lời: Hoàn toàn đồng ý . 6 điểm tương ứng với các câu trả lời: Đồng ý
. 5 điểm tương ứng với các câu trả lời: Đồng ý một phần
. 4 điểm tương ứng với các câu trả lời: Không đồng ý cũng không phản đối
. 3 điêm tương ứng với các câu trả lời: Phân nào không đông ý . 2 điểm tương ứng với các câu trả lời: Không đồng ý
. 1 điểm tương ứng với các câu trả lời: Hoàn toàn không đồng ý
2.3.4. Phương pháp chọn mẫu
2.3.4.1. Xác định kích cỡ mẫu
Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố bằng 4 đến 5 lần số biến quan sát để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Trong nghiên cứu này, bàng hỏi có số biến quan sát là 25 nên số lượng mẫu đảm bảo điều kiện là 125 trở lên.
Mặt khác theo phương pháp xác định lấy mẫu theo hồi quy và nhân tố khám phá, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được phải thỏa mãn:
+ Theo tích nhân tố khám phá EFA: n=5*m (m là số câu hỏi trong bài). Ở đây, n=5*29=145 mẫu
+ Tính theo công thức là n=50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996). Ở đây, m=7 do đó công thức mẫu tối thiểu phải là 106 mẫu.
Để đảm bảo lấy số lượng mẫu tối thiểu cần có, số lượng bảng hỏi thực tế tác giả gửi điều tra là 200 bảng hỏi.
2.3.4.2. Chọn mẫu
Tác giả đã gửi 200 bảng hỏi cho 200 chuyên gia thuộc các đối tượng (50 chuyên gia kinh nghiệm quản lý tại các cơ quan Trung ương, 98 chuyên gia kinh nghiệm quản lý tại Địa phương, 17 chuyên gia có kinh nghiệm quản
lý chương trình mục tiêu khác và 15 kiểm toán viên có kinh nghiệm kiếm toán CTMT). Tuy nhiên kết quả thu về chỉ được 180 phiếu trả lời hợp lệ (đạt 90%), đảm bảo cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố.
2.3.5. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập xong dừ liệu điều tra qua bảng hỏi, tiến hành kiếm tra, loại bỏ các bảng hỏi không đạt yêu cầu. Tác giả tiến hành mã hóa, làm sạch và phân tích dữ liệu.
Việc phân tích dữ liệu được thực hiện với phần mềm SPSS 20.0, nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích sau:
- Phương pháp thống kê mô tã: Sử dụng bảng tần số để mô tã thông tin liên quan đến các yếu tố thuộc tính của nhóm khảo sát như giới tính, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp, lĩnh vực chuyên gia...).
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy, những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi tập dữ liệu. Hệ so Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1] và về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (tức là thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, nếu hệ số này quá lớn (khoảng từ 0,95 trở lên) thì cần chạy lại hệ số này, vì điều này cho thấy không có nhiều sự khác biệt giữa các thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2013, tr.355). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item - Total Correlation > 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally, 1978). Các mức đo lường hệ so cronbach’s Alpha (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tr.24) như sau:
Từ 0.8 đến gần bằng 1: Thang đo lường rất tốt
Từ 0.7 đên gân băng 0.8: Thang đo lường sử dụng tôt Từ 0.6 trở lên: Thang đo lường đủ điều kiện
- Phân tích nhân tố: Được sử dụng để thu gọn các tham số ước lượng, nhận diện các nhân tố và chuẩn bị cho các phân tích tiếp theo.
Điều kiện dùng để phân tích nhân tố:
+ KMO>=0,5; kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig <= 0,05) + Tồng phương sai trích >=50% (Gerbinh& Anderson, 1988)
+ Factor Loading lớn nhất của mồi nhân tố phải >= 0,5 (Hair&Ctg, 1998)
+ Eigenvalues >=1 (Garson 2003)
- Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố trong mô hình, sử dụng phương pháp tương quan hệ số với hệ số tương quan “pearson correlation coefficient”.
- Sử dụng hồi quy tuyến tính đế xác định mức ý nghĩa và mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình.
Kết luận Chương 2
Ớ chương 2, Tác giả đã trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phân tích phương pháp thực hiện quá trình nghiên cứu của Đe tài Luận văn mà tác giả đã sử dụng đế có những đánh giá, phân tích xuyên suốt quá trình nghiên cứu về công tác quản lý và sử dụng vốn Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 giữa thực trạng kết quả đạt được và mục tiêu đề ra, từ đó chỉ ra những hạn chế trong quá trình thực hiện như đã trình bày ở Chương 2 và đề xuất các giài pháp tương ứng giúp nâng cao hiệu quả sừ dụng vốn Chương trình ờ giai
đoạn tiếp theo.
CHƯƠNG 3
CÔNG TÁC QUẢN LÝ sử DỤNG VỐN CTMTQG
XÂY DỤNG• NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN• 2016-2020
3.1. Nguồn vốn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mói giai đoạn 2016-2020
3.1.1. Tong quan về nguồn vắn và triển khai nguồn vốn đầu tư
Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ là 804.815 tỷ đồng, trong đó NSNN hỗ trợ 24%, tương ứng khoảng 193.155,6 tỷ đồng (hồ trợ từ Ngân sách trung ương: 63.155,6 tỷ đồng; Ngân sách địa phương: 130.000 tỷ
đồng), huy động từ nguồn vốn khác 611.659,4 tỷ đồng.
Thực tế, giai đoạn 2016-2020 Chương trình đã huy động khoảng
1.567.091 tỷ đồng (tính đến tháng 9/2019) đạt 1,95 lần so với kế hoạch). Tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 tăng 1,84 lần so với giai đoạn 2010-2015, trong đó:
- Vốn ngân sách Trung ương: 37.900 tỷ đồng (2,4%), gồm: vốn đầu tư phát triển 27.960 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 9.940 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách
Trung ương mặc dù mới bố trí được khoảng 60% so với Nghị quyết của Quốc hội, nhung đã cao gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2010-2015. vốn đầu tư phát triển được các địa phương tập trung vào một số công trình hạ tầng thiết yếu như giao thông nông thôn (51,2%), trường học (13,8%), cơ sở vật chất văn
hóa (13,8%), thủy lợi (7,7%), công trình nước sạch tập trung (5,6%)...; vốn sự nghiệp ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị (26,8%), đào tạo nghề (11,5%), nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, đánh giá (10,7%),
duy tu bào dưỡng công trình sau đâu tư (8,4%), phát triên giáo dục (7,5%), vệ sinh môi trường (6,9%)...
- Vốn ngân sách đối ứng trực tiếp của địa phương: 182.724 tỷ đồng (11,7%). Nguồn vốn đổi ứng của địa phương cao gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2010-2015, bằng 4,8 lần so với nguồn vốn ngân sách tiling ương, trong đó nhiều địa phương khó khăn, không thuộc đối tượng đối ứng ngân sách nhưng đã chủ động cân đối để bố trí nguồn lực đầu tư cho Chương trình. Hơn nữa, trong giai đoạn 2, nguồn ngân sách của địa phương hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình cao hơn nhiều so với nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án. Điều này thể hiện các các địa phương đều thấy tính hiệu quả rõ rệt của Chương trình nên giảm dần việc hỗ trợ thông qua các chương trình dự án khác mà tập trung nguồn lực hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng nông thôn mới.
- Vốn tín dụng: 958.859 tỷ đồng (61,2%) cao gấp 2,2 lần so với giai đoạn 1, chủ yếu được người dân và doanh nghiệp vay đầu tư phát triển săn xuất quy mô lớn, nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng thủy, hải sân,... góp phần thúc đấy tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương.
- Vốn doanh nghiệp: 76.411 tỷ đồng (4,9%) và vốn huy động người dân và cộng đồng đóng góp: 128.488 tỷ đồng (6,2%), tăng 1,2 lần so với giai đoạn
1, chủ yếu là do người dân tự nguyện đóng góp để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
- vốn lồng ghép từ Chương trình MTQG Giám nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn nông thôn: 182.709 tỷ đồng (11,7%).
Tính chung trong gần 10 năm thực hiện Chương trình, cả nước đã huy động được 2.418.471 tỷ đồng (tương đương khoảng 110 tỷ USD). Trong đó, ngân sách nhà nước các cấp hồ trợ trực tiếp cho Chương trình là 319.289 tỷ đồng (bình quân khoảng 35,9 tỷ đồng/xã trong 9 năm), chiếm 13,2%; chủ yếu
là ngân sách địa phương các câp (264.988 tỷ, chiêm 83% tông ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp), ngân sách trung ương là 54.300 tỷ (chiếm 17% ngân sách nhà nước các cap).
3.1.2. Ket quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân
3.1.2.1. Những kết quả được
Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới với sự nồ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị các cấp, các lực lượng xã hội và hưởng ứng, chung tay góp sức của nhân dân, cả nước đã ưu tiên nguồn lực NSNN cũng như triển khai nhiều biện pháp nhằm huy động nguồn vốn tối ưu đầu tư cho Chương trình; tổ chức lồng ghép nguồn vốn của các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh nhằm sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm hiệu quả, huy động được nhiều nhất nguồn vốn cho Chương trình.
3.1.2.2. Những tồn tại, hạn chế
- Nguồn vốn đầu tư cho Chương trình còn chưa phong phú, chưa tương xứng với tiềm lực của các địa phương: vốn sử dụng cho Chương trình chủ yếu là nguồn vốn tín dụng (chiếm 60%), trong khi nguồn vốn thu hút từ doanh nghiệp và nhân dân còn chiếm tỷ lệ nhỏ (lần lượt là 4,9% và 6,2%); mặt khác, Chương trình cũng chưa thu hút được nguồn đầu tư từ nguồn viện trợ, tài trợ từ nước ngoài, kiều bào...
- Ngân sách nhà nước chưa được chủ động bố trí: Tính đến năm cuối của giai đoạn thực hiện Chương trình (tháng 9/2019), tỷ lệ giải ngân vốn Ngân sách nhà nước chỉ đạt 60% cam kết đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và
hiệu quà triển khai Chương trình, cũng như phần nào dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM tại nhiều địa phương.
- Công tác huy động vốn đầu tư trong nước, triển khai đầu tư theo hình thức đối tác công tư còn hạn chế; ít dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ phát triển nông thôn, đầu tư theo chuỗi sản xuất...
3.1.2.3. Nguyên nhân của những tôn tại, hạn chê
- Hệ thống pháp luật kinh tế của nước ta còn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ; tính pháp lý còn chưa cao và tồ chức triển khai thực hiện một số cơ chế, chính sách, pháp luật còn bất cập, chưa theo kịp diễn biến thực tiễn và yêu cầu phát triển của xã hội.
- Cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư còn chưa mềm dẻo, linh hoạt, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, vướng mắc trong thủ tục pháp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, hạn chế tư nhân đầu tư vào lĩnh vực