6. Kết cấu của Luận văn
1.3.4. Nguyên tắc quản lý sử dụng vốn Chương trình
Vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 được quản lý và sử dụng theo nguyên tắc đã được quy định thống nhất tại Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ:
- Quản lý điều hành phải phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đảm bảo đúng dự toán ngân sách nhà nước được giao cả về tổng mức, chi tiết theo từng nhiệm vụ, nội dung hoạt động và cơ chế chi tiêu tài chính phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Luật đầu tư công, Luật NSNN, Luật xây dựng, Luật đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
- Luôn chú trọng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; trách nhiệm của các bộ, ngành và các cấp ở địa phương; vai trò giám sát của cộng đồng trong quản lý và điều hành.
- Quản lý và sử dụng vốn chương trình mục tiêu phải luôn đảm bảo công khai, minh bạch; khuyến khích huy động nguồn lực xã hội đế thực hiện Chương trình.
- Đảm bảo phối họp chặt chẽ, thường xuyên giữa các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan trong quản lý, điều hành nhằm đạt được mục tiêu Chương trình cao nhất.
- Phát huy vai trò chủ thể và sự tham gia, đóng góp của cộng đồng dân cư vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện Chương trình.
1.3.5. Các yêu tô ảnh hưởng đên hiệu quả quản lý, sử dụng vôn đâu tư cho Chương trình
Sau khi thực hiện nghiên cửu về nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng vốn Chương trình từ các nguồn tài liệu:
+ Nghiên cứu và tham khảo Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 cùa Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG Giai đoạn 2016 - 2020 tại Hội nghị phục vụ Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 tổ chức ngày 19/10/2020 và một số bài phát biểu tham gia hội nghị của Ban chỉ đạo của các tỉnh: Lào cai, Hà tĩnh, Thái Bình, Nam Định...
+ Nghiên cửu kết quả kiểm toán Chuyên đề Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới Giai đoạn 2010-2015 và trực tiếp được tham gia đoàn kiểm toán Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới tại
18 tỉnh thành năm 2020.
+ Phòng vấn trực tiếp và xin ý kiến của một số chuyên gia thuộc đoàn kiếm toán, các cán bộ thuộc Ban giúp việc của Chương trình, các cán bộ tham gia quản lý và triển khai thực hiện Chương trình.
+ Tham khảo một số nguồn tài liệu từ website chính thống của Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới http://nongthonmoi.gov.vn/ (Văn phòng điều phối chương trình) và một số website thông tin thực hiện Chương trình tại địa phương, các tài liệu nghiên cứu về chương trình như Bo và các cộng sự, “Mô hình đảnh giá chất lượng môi trường sinh thái của nông thôn
mới ở Trùng Khánh dựa trên AHP ”, (2011); Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật và Nhà xuất bản Xây dựng “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới”,
(2014); Ngô Thị Vân Anh, Luận văn Thạc sỳ hành chính công, “Vai trò của
chính quyền xã trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên ”, (2015); Luận
văn thạc sỳ phát triên nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, "Nghiên cứu thực
trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại 03 xã điếm trên địa bàn huyện
Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”, (2016) và nhiều tài liệu liên quan khác.
Tác giả phân tích và tổng họp các yểu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư cho Chương trình như sau:
Hình 1.1: Mô hình các yêu tô ảnh hướng đên hiệu quă quản lý và sử dụng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới
1.3.5.1. Công tác lập kể hoạch và công tác quy hoạch
Công tác lập kế hoạch là một trong những yếu tố có tác động lớn tới việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư của Chương trình. Việc lập kế hoạch từ tống thể đến chi tiết ảnh hường trực tiếp đến tổng thể nguồn vốn đầu tư cho Chương trình.
Công tác này vừa là yêu cầu vừa là công cụ quản lý hoạt động của Chương trình. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Chương trình thì công tác lập kế hoạch trên địa bàn cấp xã, kể hoạch hàng năm và kể hoạch giai
đoạn phải xuất phát từ thực tiễn nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư trung hạn, định hướng lâu dài của Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật. Ke hoạch phải dựa trên khả năng huy động của nguồn lực trong và ngoài nước, đảm bảo tính vững chắc và có mục tiêu, nội dung rõ rệt. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và tính liên tục. Có như vậy thì hiệu quả sử dụng vốn cho Chương trình mới được nâng cao, ngược lại tính khoa học trong công tác kế hoạch không cao, không xuất phát từ nhu cầu phát triến kinh tế, không có mục đích rõ ràng, không có tính bền vững sẽ dễ gây nên sự lãng phí thất thoát vốn đầu tư cho Chương trình.
Công tác quy hoạch phát triển nông thôn trung và dài hạn cũng ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của hoạt động đầu tư Chương trình, đặc biệt đối với hoạt động ĐTXDCB. Nếu quy hoạch yếu thì tình trạng các công trình hoàn thành không đưa vào sử dụng được hoặc nhu cầu sử dụng không cao, dự án, chương trình không còn phù hợp với tiến độ phát triền của kinh tế - xã hội dẫn đến thua lồ kéo dài phải phá sản như nhà máy đường, cảng cá, chợ đầu mối... Quy hoạch dàn trải sẽ làm cho việc đầu tư XDCB manh mún, thời gian xây dựng bị kéo dài, không có hiệu quả nhưng nếu không có quy hoạch thì hậu quả lại càng nặng nề hơn. Trên cơ sở quy hoạch về đầu tư XDCB, Nhà nước cần phải đưa vào đầu tư, khuyến khích các khu vực vốn khác tham gia đầu tư để tránh tình trạng quy hoạch treo.
1.3.5.2. Công tác tô chức và quản lý vốn đầu tư
Tồ chức quản lý vốn Chương trình mục tiêu quốc gia là một lĩnh vực rộng bao gồm nhiều nội dung nhằm sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư cùa Nhà nước, chống thất thoát, lãng phí, bảo đảm đạt được những mục tiêu của nội dung thành phần như phát triển cơ sở hạ tầng kỳ thuật, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo và an sinh xã
hội.... Chât lượng của công tác tô chức và quản lý Chương trình sẽ tạo điêu kiện cho việc tiết kiệm kinh phí hay khả năng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, cũng như tạo điều kiện các kết quả đầu tư tăng hay giảm về mặt khối lượng và mang lại nhiều hay ít các lợi ích kinh tể - xã hội. Chính những thiếu sót trong công tác tổ chức và quản lý vốn có thể làm cho vốn đầu tư bị thất thoát, lãng phí. Một số đối tượng đầu tư không mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả thấp về
lợi ích kinh tế - xã hội sẽ là những nguyên nhân làm cho vốn đầu tư của Chương trình kém hiệu quả.
1.3.5.3. Công tác quản lý sau đầu tư
Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành sẽ tạo ra một khối lượng cung ứng hàng hoá dịch vụ nhất định. So sánh khối lượng hàng hoá dịch vụ này với nhu cầu hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế sẽ xác định lợi ích kinh tế của vốn đầu tư cho Chương trình.
Tồ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành có kết quả tốt hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Thứ nhất'. Do tác động của việc chọn mô hình đầu tư của từng vùng, địa phương, tác động của việc sử dụng các chính sách kinh tế và tác động của các tồ chức quản lý quá trình đầu tư xây dựng. Các nhân tố này tuỳ thuộc vào mức độ đúng đắn, phù hợp cùa chúng mà có tác động ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các đối tượng của quá trình đầu tư hoàn thành.
Thứ hai'. Các nhân tố thuộc bản thân cùa quá trình tồ chức, khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành như công tác tổ chức điều hành, công tác nghiên cứu triển khai, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, cung cấp các dịch vụ, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhóm nhân tố tổ chức khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, với vị trí riêng có vai trò quan trọng trong sự tác động độc lập và theo
môi liên hệ tác động lân nhau giữa chúng có thê tác động tông hợp đên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
1.3.5.4. Thông tin - Giáo dục - Truyền thông
Công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông là một nhân tố quan trọng trong các nội dung thực hiện Chương trình. Khi thực hiện công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông nó tác động vào các đối tượng của Chương trình như:
- Nâng cao nhận thức và hành vi của người dân, giúp người dân hiểu được về lợi ích về kinh tế, an sinh xã hội mà Chương trình mang lại, đặc biệt là người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa;
- Thúc đẩy hợp tác phát triển, tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực của các nước và hợp tác với các tổ chức quốc tế hỗ trợ tư vấn và kỳ thuật cho Chương trình; tranh thủ nguồn vốn ODA và vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế, các đối tác phát triển quốc tế để tăng nguồn lực cho Chương trình;
- Khuyến khích các tổ chức phi chính phú, các doanh nghiệp đầu tư thực hiện hoặc tham gia tổ chức các hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông sử dụng vốn đầu tư của Chương trình;
- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp trong tổ chức thực hiện Chương trình.
1.3.5.5. Cơ chế chính sách của Chương trình
Từ thực tiễn kinh nghiệm cho thấy, hiệu quà quản lý Chương trình xuất phát từ chính sách minh bạch cũng như chủ trương thống nhất của Nhà nước. Nước ta là một nước kinh tế đang phát triển, chưa có nhiều nguồn lực NSNN dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn đầu tư cho Chương trình, đặc biệt về phát triển cơ sở hạ tầng, kỳ thuật, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề... Từ đó, bộ máy chính trị, cơ cấu tố chức cũng như các chính sách ảnh hưởng rất lớn đến việc
thu hút nguôn vôn đâu tư từ những nguôn vôn khác như viện trợ nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, đóng góp của nhân dân ...
Chính sách kinh tế góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp.
Nếu các cơ chế chính sách được xác định phù hợp với hệ thống đồng bộ và nhất quán thì hiệu quả của Chương trình sẽ có nhiều thắng lợi to lớn. Ngược lại, nếu các chính sách xác định không phù hợp, thiếu tính hệ thống, thiếu sự đồng bộ và nhất quán thì việc thu hút nguồn vốn sẽ gặp trở ngại, quản lý sử dụng vốn gặp khó khăn từ đó làm cho hiệu quả Chương trình thấp.
ỉ.3.5.6. Quy mô, độ phức tạp của Chương trình
Xuất phát từ đặc điểm của Chương trình là thực hiện 11 nội dung thành phần với những mục tiêu tương ứng rộng khắp trên cả nước, chủ thể thực hiện
là 16 cơ quan Bộ, ngành, cơ quan trung ương cùng tham gia chủ trì những nội dung thành phần, 02 cơ quan phối hợp quản lý về tài chính và kế hoạch, và là sự liên kết giữa 22 Bộ, ngành, cơ quan trung ương tham gia và 63 tỉnh thành cùng tham gia thực hiện các nội dung, mục tiêu của Chương trình, mồi mục tiêu, nội dung lại do một hoặc nhiều đơn vị đảm nhiệm do đó mang lại phức tạp, khó khăn trong quản lý, thống nhất về hướng dần, cơ chế chính sách.
Ngoài ra, Chương trình được đầu tư, huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, mỗi nguồn vốn lại có cơ chế quản lý khác nhau, chịu sự tác động của các quy định khác nhau như quy định của nhà nước, chính sách của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong khi chỉ có một bộ máy giúp việc thực hiện dẫn đến việc quản lý sử dụng vốn của Chương trình cũng bị ảnh hưởng.
1.3.5.7. Năng lực của các cơ quan quản lý, tô chức thực hiện Chương trình
Các cơ quan quản lý, tố chức của Chương trình đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của Chương trinh. Neu các cơ quan quản lý đầu tư,
giám sát việc thực hiện Chương trình không tốt có thể dẫn đến việc đầu tư không đúng định hướng phát triến của nhà nước, đầu tư dàn trải, hoặc việc đầu tư không phù hợp vói nhu cầu của địa phương, triển khai thực hiện các
nội dung Chương trình chậm, không đúng kế hoạch, mục tiêu đã đề ra, gây thất thoát lãng phí nguồn vốn của Chương trình.
Vì vậy, cần phải chọn ra những cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo am hiểu sâu rộng về địa bàn, có kiến thức tổng quát về tình hình kinh tế, xã hội của địa phương cũng như am hiểu sâu về tình trạng ngành nghề, đặc trưng của địa phương để tham mưu cho chính phủ về những vấn đề đầu tư nhằm đạt mục tiêu cao nhất.
Kết luận Chương 1
Tại Chương 1, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, nguyên tắc, cơ chế quàn lý điều hành và các yểu tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư cho Chương trình. Đây là cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu định lượng và các vấn đề
liên quan đến thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 ở Chương 3 và đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý và sử dụng vốn Chương trình ở giai đoạn mới (giai đoạn 2021-2025) được trình bày ở Chương 4 nhằm đạt được
những mục tiêu nghiên cứu của Luận văn.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Quy trình nghiên cứu
Trong Đe tài này, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu thực chứng (sử dụng bằng chứng thực nghiệm). Thu nhận tri thức bằng các quan sát/kinh nghiệm trực tiếp và gián tiếp. Bằng chứng thực nghiệm có thể được phân tích định lượng hoặc chất lượng. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp theo kiểu “tuần tự khám phá”, bao gồm ba bước:
Thực hiện nghiên cứu định tính khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư cho Chương trình. Cách thức thực hiện: Dựa trên nghiên cứu các tài liệu có liên quan và thực hiện phỏng vấn đối với các chuyên gia.
,--- V---,