Các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 2025 (Trang 29)

6. Kết cấu của Luận văn

1.2.3. Các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu

Đánh giá về chính sách xây dựng NTM đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách ngoài nước. Trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu tại Trung Quốc như:

+ Bo và các cộng sự, 2011. “Mô hình đảnh giá chất lượng môi trường

sinh thái của nông thôn mới ở Trùng Khánh dựa trên AHP”: Nghiên cứu xây dựng làng mới của Trùng Khánh dựa trên quy trình phân tích phân cấp (AHP) và phương pháp tư vấn của các chuyên gia, các chỉ số đánh giá phù hợp được chọn để xây dựng hệ thống chi số đánh giá toàn diện về chất lượng môi trường làng xã kiểu mới từ 6 khía cạnh (lớp tiêu chí) bao gồm phát triển kinh tế, kiểm soát ô nhiễm, sử dụng tài nguyên, môi trường sống, bảo vệ sinh thái, môi trường xã hội. Hệ thống đánh giá có thể cung cấp cơ sở cho bảo vệ môi trường sinh thái trong xây dựng nông thôn mới.

+ Xuefeng, 2014. “Xây dựng nồng thôn mới và hướng đi của Trung

Quốc”. Nghiên cứu tại Trung Quốc, đã chỉ ra 43% tổng dân số Trung Quốc là người thành thị, gần 800 triệu người sống ở nông thôn. Chiến lược xây dựng NTM Trung Quốc nhằm hạn chế tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ hiện nay có ý nghĩa lớn cả về lý thuyết và thực tiễn. Chiến lược này mở ra một con đường hoàn toàn mới để phát triển nền kinh tế Trung Quốc, cũng như cung cấp một nền tâng nông thôn vững chắc để hiện đại hóa đất nước tỷ dân này.

+ Zhao, (2017). “Thảo luận về chiến lược cho nông thôn Trung Quắc tương lai (gồm: chính sách quốc gia và phát triển nội bộ nông thôn, đa dạng

hình thức kinh tế và cái thiện môi trường sống của con người) Nhấn mạnh nông nghiệp là nền tảng trong xây dựng nông thôn mới XHCN. Nghiên cứu cho rằng Trung Quốc nên lập kế hoạch khoa học, đầu tư nhiều hơn, cải thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy nâng cấp công nghiệp nông thôn, xây dựng và phát triển nông dân mới nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng một nông thôn XHCN mới.

Một số nghiên cứu về nông thôn tại các quốc gia khác trên thế giới:

+ ‘‘Tiềm năng nông thôn của chúng ta - Kế hoạch hành động đê phát triển nông thôn Bản kế hoạch được xây dựng cho mô hình nông thôn của Ireland và là kết quả tham vấn rộng rãi các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, cơ quan tư vấn, tổ chức quốc tế... Bản kế hoạch hành động này cho thấy tiềm năng nông thôn Ireland là rất lớn, cần được xây dựng và phát triển, là một phần không thể thiếu trong bản sắc và nền kinh tế hiện đại, năng động, sáng tạo của Ireland trong thế kỷ XXI nhưng chưa được khai thác đúng mức; khẳng định sự cần thiết phải có những giải pháp cụ thể, rõ ràng, với sự giám

sát chặt chẽ, tiến độ từng hành động, từ đó sẽ bố sung các giải pháp mới đáp ứng những thách thức và cơ hội mới. Bản kế hoạch xác định hơn 270 giải pháp/hành động cụ thể và giao trách nhiệm cho chính phù, các cơ quan thuộc

chính phủ theo một khung thời gian rõ ràng. Các mục tiêu đây tham vọng được đưa vào nhằm tạo việc làm, kết nối văn hóa, du lịch và cải thiện thị trấn, làng

mạc. Với sự kết họp hài hòa các hành động cụ thể sẽ cung cấp các biện pháp thiết thực hỗ trợ sự phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn Ireland phát triển bền vừng, sẵn sàng đối phó với các thách thức trong tương lai.

1.2.4. Khoảng trong nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu trước đây, dưới nhiều góc độ khác nhau đã tập trung làm rõ những vấn đề đặt ra về quản lý nhà nước, quy hoạch xây dựng nông thôn mới; thực trạng về tham nhũng, lãng phí trong các chương trình, dự án đầu tư, những giải pháp đặt ra; vai trò của cơ quan K.TNN, thanh tra Chính phủ, thanh tra ngành... Tuy nhiên các nghiên cứu trên còn một số hạn chế:

- Các nghiên cứu chủ yếu phần lớn còn mang tính định tính, nghiên cứu dựa trên trên lý thuyết hoặc mức độ kiểm chứng trên đối tượng còn hạn chế, cỡ mẫu còn chưa đáp ứng được so với sự cần thiết cho vấn đề cần nghiên cứu.

- Một số Đề tài mới thực hiện công tác điều tra số liệu trên phạm vi hẹp, mức độ đại diện cho mẫu còn hạn chế, một số đối tượng nghiên cứu chưa thật sự phù hợp.

- Việc xác định các nhân tố tác động đến Chương trình còn chưa được đầy đủ cũng như mức độ bao quát hết các ảnh hưởng của các nhân tố này đến

Chương trình chưa cao, cách nhìn chưa đa chiều.

Đồng thời, các nghiên cứu tại Việt Nam về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến nay cũng còn một số tồn tại, hạn chế:

+ Việc đánh giá những ưu, nhược điểm, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân dần đến những hạn, chế bất cập trong công tác quản lý sử dụng vốn Chương trình trong các giai đoạn trước (tính đến năm 2020) còn chung chung, thiếu cụ thể, chi tiết.

+ Các phương hướng, giải pháp có tính chât định hướng cơ bản đê hoàn thiện công tác quản lý sử dụng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 chưa được đề cập rõ nét, phù hợp với thực trạng.

1.3. Lý luận chung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngnông thôn mới nông thôn mới

1.3.1. Khái niệm về Chương trình mục tiêu quắc gia xây dụng nông thôn mới

1.3.1.1. Khái niệm về Chương trình

Theo Khoản 9, Điều 4, Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ: Chương trình là một tập hợp các hoạt động, các dự án có liên quan đến nhau và có thể liên quan đến một hoặc nhiều ngành,

lĩnh vực, nhiều vùng lãnh thổ, nhiều chủ thể khác nhau nhằm đạt được một hoặc• một số • mục• tiêu xác định, có thời • / hạn• thực• hiện • tương4^2 đối dài hoặc theo• nhiều giai đoạn, nguồn lực để thực hiện có thể được huy động từ nhiều nguồn ở những thời điếm khác nhau, với nhiều phương thức khác nhau.

1.3.1.2. Khải niệm về Chương trình mục tiêu quốc gia

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Luật đầu tư công 2014: Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cà nước.

1.3.1.3. Khái niệm về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tồng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng. Với mục tiêu toàn diện: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn

phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững an ninh - trật tự; tăng cường hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ra đời từ Quyết định số 800/QĐ-TTg Ngày 04/6/2009 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ- TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Và hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang tiếp tục có tờ trình đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2021-2025.

Trải qua 05 năm đầu triển khai Chương trình (2010-2015), mặc dù gặp nhiều khó khăn về nguồn lực nhưng Chương trình đã bước đầu đạt được những kết quả rất quan trọng: Tính đến hết tháng 11/2015, cá nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuấn NTM, 11 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010. Chương trình đã làm thay đổi nhận thức

của đa số người dân, lôi cuốn họ vào xây dựng NTM. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào sôi động khắp cả nước.

Tiếp bước những thành tựu đã đạt được, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt ngày 16/8/2016 là chương trình phát triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến

các lĩnh vực kinh tê, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thông chính trị ở cơ sở và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn; nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sàn xuất họp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.

* Nội dung của Chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung thực hiện chính nhàm đạt được 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Các nội dung thực hiện bao gồm:

- Nội dung 1: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm đạt yêu cầu tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong Bộ tiêu chí quốc gia

nông thôn mới. Đốn năm 2018, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

- Nội dung 2: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đạt yêu cầu tiêu chí số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

- Nội dung 3: Phát triến sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân đáp ứng yêu cầu tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí số 13 về tổ chức săn xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã thông qua tăng cường năng lực tồ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các họp tác xã, tổ hợp tác. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về

thu nhập và tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, có 85% số xã đat tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất.

- Nội dung 4: Giảm nghèo và an sinh xã hội đạt yêu câu tiêu chí sô 11 về hộ nghèo trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2020, có 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1,0% - 1,5%/năm (riêng các huyện, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

- Nội dung 5: Phát triển giáo dục ở nông thôn để đạt yêu cầu tiêu chí số 14 về Giáo dục trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đen năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về giáo dục.

- Nội dung 6. Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn đạt yêu cầu tiêu chí số 15 về Y tế trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí

số 15 về Y tế.

- Nội dung 7: Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn đạt yêu cầu tiêu chí số 16 về văn hóa của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số

16 về Văn hóa.

- Nội dung 8: Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề nhàm đạt yêu cầu tiêu chí so 17 về môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường; 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trường học, trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý và sử dụng tốt.

- Nội dung 9: Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng NTM; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân nhằm đạt yêu cầu tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị, dịch vụ hành chính công và tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí

quôc gia vê nông thôn mới. Đên năm 2020, có 95% sô xã đạt chuân tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị, dịch vụ hành chính công và tiếp cận pháp luật.

- Nội dung 10: Giữ vừng quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn để tiến tới đạt yêuJ cầu tiêu chí số 19 về an ninh, 7 trật • tự • xã hội của • Bộ• tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đen năm 2020, có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh.

- Nội dung số 11: Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới phấn đấu có 70% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn tiêu chí số 9 về chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trong bộ tiêu chí huyện nông thôn mới; phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới các cấp, 70% cán bộ trong hệ thống chính trị tham gia chỉ đạo xây dựng nông thôn mới được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới.

* Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

Để phát triển công cuộc xây dựng NTM được đồng bộ trên cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 02 bộ tiêu chí quốc gia về huyện, thị xã, tỉnh nông thôn mới và xã nông thôn mới theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 và Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, theo đó:

- Để được công nhận là xã NTM theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM giai đoạn 2016 - 2020 thì các xã thuộc các tỉnh, thành phố phải đáp ứng 19 tiêu chí, bao gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; giao thông; thủy lợi; điện; trường học; cơ

sở vật chất văn hóa; chợ nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư; thu nhập bình quân đầu người/năm; tỷ lệ hộ nghèo; cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 2025 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)