Virus gây bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm vắc xin vô hoạt nhị giá ND IB phòng bệnh newcastle và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gia cầm (Trang 29 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Giới thiệu chung về bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm

2.2.3. Virus gây bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm

2.2.3.1. Căn bệnh

IBV là một ARN virus, virion có kích thước từ 70 - 120nm, vỏ lipit nên dễ bị tiêu diệt bởi các chất làm tan mỡ (Nguyễn Bá Hiên, 2013).

Cấu trúc của virus IB bao gồm các protein đặc hiệu: Protein gai S (Spike); Protein vỏ E (Envelope); Protein màng M (Membrain); Protein nhân N (Nucleocapsid). Các protein này đóng vai trò khác nhau trong sự gắn kết của virus, quá trình sao chép và gây bệnh lâm sàng. Trong số protein cấu trúc chính, protein M là protein màng đa dạng nhất, có vai trò quan trọng trong việc lắp ráp coronavirus thông qua sự tương tác với các ribonuclecapsid và glycoprotein. Protein N liên kết với ARN gen để tạo thành phức hợp ribonucleprotein xoắn ốc (RNP) hỗ trợ sao chép, nhân bản bộ gen virus. Phần S1 của glycoprotein đóng vai trò quan trọng trong sự gắn kết và xâm nhập của virus vào tế bào thông qua các thụ thể và được coi là yếu tố quyết định sự đa dạng của virus và sự bảo vệ miễn dịch (Canavagh & cs., 1988).

2.2.3.2. Đặc tính nuôi cấy

Virus IB có thể nuôi cấy trên phôi gà, trên môi trường tế bào và trên môi trường nuôi cấy tổ chức khí quản.

- Trên phôi gà: virus IB phát triển tốt trên phôi gà 9 – 10 ngày tuổi sau khi gây nhiễm virus vào xoang niệu nang. Mật độ virus cao nhất thu được trong nước trứng sau 1- 2 ngày gây nhiễm. Ở những lần gây nhiễm đầu tiên virus không hoặc làm chết rất ít phôi với các bệnh tích không điển hình. Tỷ lệ chết phôi tăng dần với số lần tiếp đời và đến lần thứ 10 virus có thể làm chết 100% phôi. Nếu tiếp tục nuôi cấy nhiều đời trong môi trường này virus sẽ có những biến đổi sâu sắc về mặt kháng nguyên và có thể dùng để chế vắc xin.

Bệnh tích do virus IB tác động là làm phôi chậm phát triển, còi cọc, cuộn tròn, hai chân ép lên đầu cùng với chứng suy nhược các bắp cơ và lắng đọng urat trong thận, nước trứng ít làm cho thai và màng thai dính sát với nhau (Võ Thị Trà An & cs., 2012).

- Trên môi trường tế bào: Năm 1973, Gillette đã cấy chuyển thành công virus IB vào môi trường tế bào CEK. Theo tác giả phải cấy chuyển trên môi trường tế bào CEK một số lần nhất định thì virus mới tạo ra bệnh lý tế bào điển hình (CPE) cho dù những plaque được phát hiện bằng cách nhuộm màu có thể nhìn thấy ngay trong lần cấy chuyển đầu tiên và hiệu giá virus trên môi trường tế bào CEK có sự khác nhau giữa các chủng. Kích cỡ và hình thái của các plaque biến đổi theo các chủng và nhiệt độ nuôi cấy. Nếu nuôi cấy ở 400C thường các plaque sẽ lớn hơn so với nuôi cấy ở 370C.

Khi nuôi cấy IBV trên môi trường tế bào CEK và CK hiệu giá virus đạt tối đa ở 14 – 36 giờ, cao nhất ở 36 giờ sau khi gây nhiễm. Những chủng virus IB đã được cấy chuyển trên phôi gà và nhiều lần trên môi trường tế bào CK thì có thể nhân lên được trong môi trường tế bào xơ phôi gà, nhưng có hiệu giá thấp hơn vài log10 so với tế bào CK. Nếu trong môi trường nuôi cấy tế bào có trypsin thì sự hình thành các plaque sẽ rõ hơn. Trong môi trường tế bào CK, virus phát triển nhanh chóng và tách khỏi bề mặt môi trường nuôi cấy như những quả cầu phát huỳnh quang. Một số chủng của virus IB như chủng Beaudette có thể phát triển trên tế bào thận khỉ đơn dòng Vero và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu cơ bản của virus IB.

nhiễm virus Viêm phế quản truyền nhiễm vào tổ chức khí quản và một số mô khác của gà. Tác giả đã sử dụng tổ chức khí quản của phôi gà ấp 20 ngày tuổi, nuôi cấy trong các chai lăn, sau đó gây nhiễm virus IB, những biến đổi trên môi trường tổ chức dễ dàng quan sát bằng kính hiển vi sau 3 – 4 ngày. Việc nuôi cấy virus vào tổ chức khí quản đã phục vụ cho việc phân lập virus, chuẩn độ xác định hiệu giá và xác định type virus được chính xác hơn.

2.2.3.3. Sức đề kháng

Virus IB có sức đề kháng tương đối yếu, các dung dịch sát trùng thông thường như axit fenic 1%, formon 1% diệt căn bệnh nhanh. Những môi trường bị nhiễm virus thường có khả năng bảo quản căn bệnh khá lâu.

2.2.4. Truyền nhiễm học của bệnh

2.2.4.1. Lứa tuổi mắc bệnh

Gà ở mọi lứa tuổi và mọi loại giống đều dễ bị nhiễm virus IB, nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy thuộc vào tuổi gà. Tuổi gà càng nhỏ bệnh càng nặng và tỷ lệ chết càng cao, gà con dưới 6 tuần tuổi rất cảm thụ với bệnh.

Gà càng lớn sức đề kháng với bệnh cao hơn nên biểu hiện bệnh thường nhẹ, ít chết nhưng thời gian kéo dài nên giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Ngoài ra trạng thái bệnh còn phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi và tình hình sức khỏe của gà. Bệnh lây lan nhanh khi mật độ chuồng nuôi cao, điều kiện vệ sinh kém. Nếu đàn gà đang mắc một số bệnh truyền nhiễm đường hô hấp khác như mycoplasmosis, đậu... thì bệnh thường ở thể nặng, tỷ lệ chết cao.

2.2.4.2. Đường xâm nhập

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, gà bệnh hắt hơi bắn virus ra ngoài không khí gà lành hít phải sẽ mắc bệnh. Từ không khí virus còn bám vào thức ăn, nước uống, dụng cụ chăm sóc để vào cơ thể gà theo đường tiêu hóa. Bệnh còn truyền qua đời sau qua trứng, mầm bệnh còn phân lập được ở trứng của gà đẻ sau khi khỏi bệnh 1,5 tháng.

2.2.4.3. Cơ chế sinh bệnh

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus đến ký sinh và sinh sản trong các tế bào biểu mô hô hấp làm cho các tế bào này bị thoái hóa và chết. Virus phá hoại thành huyết quản làm tăng tiết dịch thẩm xuất và thâm nhiễm vào các tế bào lympho vào các xoang hô hấp làm gà trở nên khó thở. Khi triệu chứng bệnh thể hiện rõ, bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang có thể thấy virus gây bệnh trong

nguyên sinh chất và nhân tế bào thượng bì niêm mạc mũi, phế quản, phế nang, túi hơi và trong một số phủ tạng như gan, lá lách... Ở thể mạn tính bệnh còn tác động vào cơ quan sinh dục làm biến đổi tổ chức của cơ quan này (Nguyễn Bá Hiên, 2013). Ở thể thận, virus gây viêm thận cấp hoặc mạn tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm vắc xin vô hoạt nhị giá ND IB phòng bệnh newcastle và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gia cầm (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)